6 phương pháp điều trị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là một bệnh lý tiêu hoá, xảy ra khi sử dụng các loại thực phẩm chứa vi khuẩn, vi rút hoặc kí sinh trùng.

Video Hướng dẫn xử trí ngộ độc thực phẩm tại nhà 

Các triệu chứng có thể xuất hiện sau khi tiếp xúc với mầm bệnh từ vài giờ, vài ngày hoặc vài tuần, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Các triệu chứng này bao gồm: 

  • Nôn 
  • Buồn nôn
  • Tiêu chảy
  • Đau bụng
  • Sốt

Dưới đây là một số loại vi sinh vật gây ngộ độc thực phẩm:

Escherichia coli (E. Coli). Nguồn ảnh: Micropia.com

  • Campylobacter có trong thức ăn sống hoặc ôi thiu 
  • Escherichia coli (E. Coli) thường được tìm thấy trong rau và thịt sống
  • Listeria có trong thịt nguội và phô mai mềm
  • Norovirus có trong hải sản sống
  • Salmonella thường được tìm thấy trong thịt gia cầm và trứng sống
  • Tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) gây nhiễm khuẩn đường tiêu hoá. 

Người lớn tuổi, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, thai nhi và bệnh nhân suy giảm miễn dịch là những đối tượng có nguy cơ bị ngộ độ thực phẩm.

Nguyên nhân chính gây ra bệnh lý này là quy trình chế biến thực phẩm không hợp vệ sinh. Để giảm thiểu nguy cơ đó, hãy thực hiện các biện pháp sau đây: 

  • Thường xuyên rửa tay, bát đĩa với nước ấm và xà phòng.
  • Rửa sạch rau sống hoặc trái cây.
  • Xử lý thực phẩm sống, đặc biệt là thịt một cách an toàn.
  • Bảo quản lạnh các loại thực phẩm dễ hỏng.
  • Nấu chín thịt ở nhiệt độ thích hợp.
  • Rã đông thực phẩm đúng cách và nấu ngay lập tức.
  • Vứt bỏ các loại thực phẩm có dấu hiệu ôi thiu. 

Các phương pháp điều trị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Một số biện pháp sau có thể hỗ trợ làm điều trị các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm.

Nghỉ ngơi

Nghỉ ngơi cho đến khi bạn cảm thấy các triệu chứng được cải thiện, đó là cách đơn giản nhất để cơ thể nhanh chóng hồi phục.

Tránh ăn uống trong vài giờ đầu sau khi khởi phát các triệu chứng của bệnh. Sau đó, bạn có thể sử dụng những món ăn nhẹ như bánh quy và đồ uống thể thao hay ngậm đá bào để bù nước cho cơ thể. 

Bù nước và các chất điện giải

Bạn có thể tự điều trị tình trạng mất nước tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ bằng cách bổ sung các loại nước có chứa chất điện giải. Nguồn ảnh: Asia.nikkei.comBiến chứng thường gặp nhất của ngộ độc thực phẩm là mất nước, đặc biệt với trẻ nhỏ và người lớn tuổi. Tình trạng này có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Các triệu chứng thông thường của ngộ độc thực phẩm như nôn và tiêu chảy khiến cơ thể mất nhiều nước trong một thời gian ngắn. Vì vậy, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, suy nhược hoặc nhịp tim không đều.

Nếu tình trạng mất nước không quá nghiêm trọng, bạn có thể tự điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ bằng cách bổ sung các loại nước có chứa chất điện giải. Trong những trường hợp nặng, bệnh nhân cần được nhập viện để được truyền dịch ngay lập tức. 

Thực hiện chế độ ăn BRAT

Chế độ ăn BRAT sử dụng các loại thực phẩm dễ tiêu hóa như chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Do đó, nó rất phù hợp với những bệnh nhân rối loạn đường tiêu hóa.

Những loại thực phẩm này có thể cải thiện tình trạng tiêu chảy và bổ sung các chất dinh dưỡng trong thời gian bị bệnh. 

Nếu bạn không muốn thực hiện theo chế độ này, hãy chia nhỏ các bữa ăn và sử dụng các loại thực phẩm ít chất béo. 

Bổ sung men vi sinh

Men vi sinh chứa các lợi khuẩn có thể cân bằng lại hệ vi khuẩn, cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa và bảo vệ bạn khỏi các bệnh lây truyền qua thực phẩm. Nguồn ảnh: Foodbussiness.com Men vi sinh chứa các lợi khuẩn có thể cân bằng lại hệ vi khuẩn, cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa và bảo vệ bạn khỏi các bệnh lây truyền qua thực phẩm. Nguồn ảnh: Foodbussiness.com 

 Hệ tiêu hóa của chúng ta có rất nhiều vi sinh vật bao gồm cả vi khuẩn “có lợi” và vi khuẩn “có hại”.

Men vi sinh chứa các lợi khuẩn có thể cân bằng lại hệ vi khuẩn, cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa và bảo vệ bạn khỏi các bệnh lây truyền qua thực phẩm.  

Dùng thuốc không kê đơn

Thuốc không kê đơn có thể làm giảm nhẹ các triệu chứng ngộ độc thực phẩm:

  • Bismuth subsalicylate (Pepto-Bismol) cải thiện tình trạng nôn và tiêu chảy.
  • Loperamide (Imodium) cũng có tác dụng điều trị tiêu chảy. 

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng những sản phẩm này thường không sử dụng được cho trẻ em. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kì (FDA - The Food and Drug Administration) khuyến cáo rằng trẻ nhỏ bị tiêu chảy nên uống đủ nước và thực hiện chế độ ăn uống như bình thường. Nếu các triệu chứng không thuyên giảm, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị.

Hiện nay, chưa có đủ bằng chứng chứng minh hiệu quả của thuốc không kê đơn với điều trị ngộ độc thực phẩm. Do đó, bạn cần cân nhắc trước khi sử dụng.

Uống trà gừng hoặc trà bạc hà

Uống trà cũng là một phương pháp bù nước nước hiệu quả. Nguồn ảnh: Timesofindia.comGừng là một nguyên liệu thường được sử dụng trong y học cổ truyền ở nhiều quốc gia. Các nghiên cứu cũng cho thấy nó có tác dụng giảm buồn nôn trong nhiều trường hợp.

Bạc hà là một loại thảo mộc có thể làm giảm đau trong các bệnh lý liên quan đến dạ dày và đường ruột. 

Uống trà cũng là một phương pháp bù nước nước hiệu quả.

Khi nào cần đi khám bác sĩ

Hầu hết các trường hợp ngộ độc thực phẩm có thể tự điều trị tại nhà.

Tuy nhiên, bạn cần đi khám bác sĩ khi:

  • Sốt cao trên 38 độ.
  • Nôn hoặc đại tiện ra máu
  • Tiêu chảy trên 3 ngày
  • Đau bụng dữ dội.
  • Xuất hiện các triệu chứng thần kinh: ngứa ran chân tay hoặc giảm thị lực.
  • Mất nước nghiêm trọng

Khi đó, các bác sĩ có thể điều trị bằng cách kê đơn thuốc kháng sinh hoặc bù nước bằng truyền dịch đường tĩnh mạch.

Xem thêm: 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!