Ngải cứu: Lợi ích, rủi ro sức khỏe và cách sử dụng

Ngải cứu là một chất nhuộm màu vàng, chất chống côn trùng, nguyên liệu nấu ăn và có thể điều trị các tình trạng từ đầy hơi đến vô sinh. Ở Mỹ, nhiều người coi ngải cứu là một loại cỏ có hại và cố gắng loại bỏ khi có thể, do chúng có thể gây các tình trạng dị ứng tương tự như loài cỏ phấn hương. Nhưng ngải cứu lại được coi trọng ở một số nơi khác trên thế giới, đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ qua.

Video Công dụng của cây ngải cứu | Sống khoẻ mỗi ngày.

Là một cây thuộc họ Cúc, ngải cứu, hay Artemisia vulgaris, có nguồn gốc từ Châu Á và Châu Âu. Nó có thể cao đến 1.83m và có hoa màu vàng hoặc nâu đỏ vào mùa hè. Lá của nó có một lớp lông tơ màu bạc ở mặt dưới và có mùi giống cây Xô thơm và vị hơi đắng. 

Từ thời xa xưa, ngải cứu đã rất được xem trọng. Binh lính La Mã đặt ngải cứu vào trong dép trước khi hành quân để tránh mệt mỏi. Nó cũng được cho là để bảo vệ con người khỏi động vật hoang dã và ác quỷ. Nhiều người đặt chúng dưới gối ngủ để có những giấc mơ sống động và trồng chúng xung quanh nhà và vườn để xua đuổi lũ bướm đêm.

Ngải cứu dùng để làm gì?

Cứu ngải

Nguồn ảnh: https://www.mattbeigle.comNgải cứu dùng trong y học.

Trong y học cổ truyền Châu Á, ngải cứu hoặc ngải đắng được sử dụng trong một phương pháp gọi là cứu ngải. Lá ngải cứu hoặc ngải đắng được dùng để tạo thành hình que hoặc hình nón tương tự như điếu xì gà, sau đó được đốt hoặc hơ lên các huyệt để điều khí, khai thông huyệt đạo.

Cứu ngải đã được sử dụng cách đây hơn 3000 năm tại Trung Quốc, và nhiều người ủng hộ đã khẳng định rằng nó có thể củng cố , làm ấm máu và tăng cường sinh lực cho người sử dụng, đồng thời điều trị triệu chứng viêm và ung thư. Nghiên cứu này cho thấy khói của cứu ngải góp phần cải thiện hệ thống thần kinh tự chủ và giúp cơ thể thư thái.

Cứu ngải cũng được sử dụng để điều trị triệu chứng đau bụng kinh và giúp thai nhi ngôi mông quay đầu. Theo nghiên cứu, hành động này dường như làm tăng cử động của thai nhi, giúp thai nhi xoay trở thành ngôi chỏm hoặc ngôi đầu. Tuy nhiên, các tác giả cũng kết luận rằng cần thực hiện thêm nhiều nghiên cứu hơn để xác định hiệu quả thực sự của phương pháp này. 

Một số mục đích sử dụng khác:

Ngải cứu cũng có thể sử dụng để kích thích chu kỳ kinh nguyệt. Nó có thể làm chậm kinh và được sử dụng để phá thai trong quá khứ. Phụ nữ có thai và cho con bú nên tránh sử dụng loại thảo mộc này vì những nguy cơ trên.

Trong thực hành thảo dược Âu Mỹ, ngải cứu được sử dụng để điều trị một số vấn đề về tiêu hoá như sau:

Ngoài ra, giúp giảm bớt một số triệu chứng:

  • Đau đầu
  • Chảy máu cam
  • Ớn lạnh
  • Sốt
  • Vấn đề thần kinh
  • Mất ngủ

Một số người sử dụng  cho rằng chúng có tính kháng khuẩn và kháng nấm,  nhưng khả năng này vẫn chưa được kiểm chứng.

Ngải cứu có những tác dụng phụ gì?

Ngải cứu có thể dẫn đến các phản ứng dị ứng như hắt hơi, viêm xoang, và có thể gây viêm da tiếp xúc hoặc phát ban ở một số người.

Tại Hoa Kỳ, ngải cứu được bán dưới dạng thực phẩm chức năng hoặc dạng vi lượng đồng căn (Homeopathic) và được coi là an toàn với hầu hết mọi người. Tuy nhiên, những người bị dị ứng với những thứ sau cần thận trọng khi sử dụng như: 

  • Quả đào
  • Quả táo
  • Rau cần tây
  • Cà rốt
  • Hoa hướng dương
  • Một vài loại cây khác

Ngải cứu được sử dụng như thế nào?

Ngải cứu có sẵn:

  • Lá khô
  • Chiết xuất
  • Rượu thuốc
  • Trà
  • Thuốc

Ngải cứu cũng có thể ở dạng đắp hoặc dán. Chúng cũng có sẵn ở dạng hương thảo mộc, nhưng ở nhiều thành phố và tiểu bang của Hoa Kỳ chúng không được cấp phép.

Không có liều lượng ngải cứu nào được chứng minh là an toàn hoặc có hiệu quả. Khuyến cáo cho rằng trẻ em không nên sử dụng chúng.

Một số bài thuốc ngải cứu:

Bài 1: Điều hòa kinh nguyệt: Một tuần trước ngày kinh dự kiến, mỗi ngày lấy 6 - 12g (tối đa 20g) sắc với nước hoặc hãm với nước sôi như trà, chia làm 3 lần uống trong ngày. Có thể uống dưới dạng bột (5 - 10g) hay dạng cao đặc (1 - 4g).

Bài 2: Điều trị suy nhược cơ thể, kém ăn: Lấy 250g ngải cứu, 2 quả lê, 20g câu kỷ tử, 10g đương quy, 1 con gà ác 350g, hầm trong 0,5 lít nước còn 250ml. Chia làm 5 phần, ăn cả ngày. Liên tục 1 - 2 tuần.

Bài 3: Điều trị cảm cúm, ho do lạnh: Lấy 300g ngải cứu, 100g lá khuynh diệp, 100g lá bưởi (hoặc quýt, chanh). Nấu trong 2 lít nước. Đun sôi 20 phút nhấc xuống, xông 15 phút. Làm liên tục 2 - 3 ngày bệnh sẽ đỡ.

Bài 4: Trị mụn trứng cá: Lá ngải cứu tươi giã nát, đắp lên mặt, để khoảng 20 phút, rồi rửa lại mặt, làm liên tục sẽ cho làn da mịn màng và trắng hồng.

Lưu ý: Tuy ngải cứu có nhiều tác dụng trong điều trị bệnh nhưng không nên dùng nhiều vì có thành phần độc tố. Khi dùng lá ngải cứu sắc uống thay trà, chỉ nên sử dụng khoảng 3 - 5g khô (9 - 15g tươi) và dùng theo từng đợt, khỏi bệnh thì ngừng. Đối với những chị em cần dùng các món có ngải cứu để tẩm bổ hoặc để an thai… chỉ nên dùng 3 - 5 ngọn nhỏ (9 - 15g tươi), tránh dùng quá liều.

Ngải cứu trong chế biến thức ăn

Tại Châu Âu, ngải cứu được dùng để tạo hương vị cho bia trước khi hoa bia được trồng. Nó cũng là gia vị cho các món cá, thịt và ngỗng dùng trong lễ Giáng sinh của Đức.

Ngải cứu được sử dụng rộng rãi trong chế biến các món ăn Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Ở Nhật Bản, nó là nguyên liệu chế biến một số món tráng miệng và bánh gạo, và ở Hàn Quốc, nó cũng là thành phần trong bánh kếp, súp và salad.

Ở Việt Nam, ngải cứu được sử dụng rộng rãi trong các món ăn. Một số món ăn với ngải cứu:

Canh ngải cứu nấu thịt nạc: Thịt nạc băm nhỏ, ướp gia vị, xào qua, nêm nước, đun sôi rồi cho rau ngải cứu vào. Canh sôi đều, nêm gia vị vừa miệng, ăn nóng. Dùng chữa các bệnh của phụ nữ (kinh nguyệt không đều, khí hư, đau bụng do lạnh...).

Trứng gà tráng ngải cứu: Lấy một nắm lá ngải cứu, thái nhỏ, đánh tan đều với 1 quả trứng gà, nêm gia vị vừa miệng, đổ vào chảo rán chín. Món ăn này giúp lưu thông máu lên não trị bệnh đau đầu.

Cháo ngải cứu: Lá ngải cứu tươi 50g, gạo tẻ 100g, đường đỏ vừa đủ (có thể cho thêm lá lốt). Lá ngải cứu thái nhỏ, nấu lấy nước rồi cho gạo tẻ vào nhinh nhừ thành cháo. Khi ăn cho đường vừa phải, ăn nóng. Chia 2 lần ăn sáng, trưa. Ăn liên tục 3 - 5 ngày giúp hỗ trợ điều trị động thai hoặc giảm đau thấp khớp. 

Tổng kết

Ngải cứu được sử dụng như một vị thuốc và làm thực phẩm trong hàng ngàn năm qua. Mặc dù cần  thực hiện thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa, nhưng những nghiên cứu trên đã cho thấy cứu ngải giúp điều trị các của hệ thần kinh và tạo thuận lợi trong quá trình mang thai ngôi mông. Ngoài ra, nó cũng giúp ích trong giảm đau bụng kinh, kích thích chu kỳ kinh nguyệt, cũng như điều trị các vấn đề về hệ tiêu hóa.

Trước tiên, hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc những người có chuyên môn về thuốc thảo dược nếu bạn muốn thử dùng ngải cứu như một phương pháp tăng cường sức khỏe. Hãy thông báo cho họ biết về bất kỳ trường hợp dị ứng nào của bạn, vì một số người có thể bị dị ứng với ngải cứu. 

Câu hỏi liên quan

Ngải cứu có rất nhiều công dụng tuyệt vời, vậy thì với phụ nữ sau hút thai có nên ăn ngải cứu không? theo các chuyên gia y tế câu trả lời là CÓ. Bởi trong lá ngải cứu, có hàm lượng lớn Thujone có thể kích thích gây co bóp tử cung mạnh. Nên đối với phụ nữ mang thai nên tránh ăn ngải cứu, dễ gây sảy thai, sinh non. Tuy nhiên, với phụ nữ sau hút thai nên nên ăn loại lá này
Xem thêm
Khi bị viêm loét miệng, viêm tai giữa, sưng họng… đều do nóng trong người gây ra. Vì vậy, đun sôi lá ngải cứu với nước, ngâm chân trong nước ấm, đợi một lúc toàn thân ra mồ hôi nhẹ là được Ngâm chân với ngải cứu với nước nóng mỗi ngày có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, đẩy lùi ẩm ướt, lạnh lẽo trong cơ thể. Hơn nữa, ngải cứu có thể đả thông 12 kinh mạch, điều hòa âm dương. Ngải cứu ngâm chân trị nấm da chân, nấm da đầu. Giải độc: Một giờ sau khi ngâm chân, một lượng lớn các chất chuyển hóa trong cơ thể, chẳng hạn như tinh thể axit lactic, axit creatinin, axit uric… có thể được bài tiết qua nước tiểu. Ngải cứu được ví như một chất giải độc, sau khi ngâm chân bạn sẽ cảm thấy thoải mái, nét mặt vui vẻ. Có tác dụng rõ rệt đối với lưu lượng kinh nguyệt của phụ nữ, làm ấm tay chân, chữa viêm nhiễm phụ khoa, tê nhức vùng thắt lưng và chân. Ngải cứu có thể cải thiện đáng kể và tăng cường chức năng tình dục của nam giới. Khử gốc tự do, chống lão hóa, làm đẹp. Người trung niên và người già nếu ngâm chân với ngải cứu sẽ giúp đôi chân của họ trở nên thoải mái, dễ chịu và khoẻ mạnh hơn. Tăng cường cung cấp máu và oxy cung cấp cho não một cách tỉ mỉ và dồi dào, có lợi cho học tập và trí nhớ. Tăng cường khả năng miễn dịch, ngăn ngừa và điều trị cảm lạnh. Có tác dụng điều hòa chức năng tiêu hóa và điều trị táo bón. Khử phong thấp, lợi khớp.
Xem thêm
Trị ho, cảm cúm, đau đầu Trị mụn, mẩn ngứa và làm trắng da Giúp lưu thông máu lên não Điều trị đau nhức xương khớp Làm giảm mỡ bụng Giảm đau bụng kinh, điều hòa kinh nguyệt
Xem thêm
Ở người bình thường, nếu sử dụng ngải cứu quá mức có thể gây nên những tác dụng phụ trầm trọng. Vì vậy, ở những đối tượng đặc biệt như phụ nữ mang thai và cho con bú, những loại thảo dược như ngải cứu nên tránh sử dụng. Một phần lý do này là vì hiện tại vẫn chưa có đủ bằng chứng chứng minh sử dụng ngải cứu an toàn trên thai phụ. Thujone có trong ngải cứu có thể kích thích gây co bóp tử cung gây sảy thai hoặc sinh non và có thể là nguyên nhân gây suy thận hoặc làm nặng nề tình trạng suy thận nếu có ở thai phụ.
Xem thêm
Bên cạnh các ứng dụng trong y học, ngải cứu còn được ứng dụng trong làm đẹp. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong ngải cứu có chứa thành phần flavonoid - một chất kháng viêm, sát khuẩn hiệu quả. Thành phần tanin có trong ngải cứu có tác dụng ngăn ngừa các vết chàm, mụn nước nhỏ và một số chứng viêm da khác. Ngoài ra, ngải cứu còn chứa các thành phần như tinh dầu, các axit amin như adenin, cholin có tác dụng thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu; kháng khuẩn, giúp cho da được nuôi dưỡng tốt; vết thương mau lành và loại bỏ các chất bẩn và bụi bẩn trên da. Đồng thời, ngải cứu còn có khả năng làm mềm và dưỡng ẩm rất tốt cho da khô.
Xem thêm
Cho ngải cứu và muối vào chảo hoặc nồi, sao nóng. Sau đó cho hỗn hợp ngải muối vào túi chườm hoặc túi vải. Để nguội đến khoảng 40 - 50 độ C. Bộc lộ vùng trị liệu. Đặt túi chườm hoặc túi vải lên vùng trị liệu, sau đó có thể dùng khăn bông quấn kín hoặc không, giữ trong 10 - 20 phút. Kết thúc chườm: lấy ngải cứu ra, lau sạch vùng trị liệu
Xem thêm
Trị mụn cóc, mụn cơm: Rau ngải cứu giã nhỏ ra rồi đắp lên mụn cóc hoặc mụn cơm hằng ngày, thực hiện liên tục từ 3-10 ngày sẽ có hiệu quả; Trị mụn trứng cá: Giã rau ngải cứu rồi đắp lên mặt tại vị trí bị mụn trứng cá, chờ 20 phút rồi rửa sạch với nước. Kiên trì thực hiện cho đến khi hết mụn; Trị mẩn ngứa, ghẻ lở, rôm sảy: Ngải cứu sau khi giã nát, vắt lấy nước rồi hòa chung với nước tắm hằng ngày. Sau khi thực hiện liên tục trong vài ngày sẽ thấy được hiệu quả; Trị bong gân: Lá ngải cứu tươi giã dập hoặc lá ngải cứu khô tẩm rượu sau đó bó vào vị trí bong gân, thực hiện một lần trong ngày, nếu chỗ bong gân có hiện tượng đau và sưng tấy thì có thể bó hai lần trong ngày. Có thể thay thế rượu bằng giấm, hiệu quả đạt được tương tự nhau; Dưỡng da: Ngải cứu rửa sạch và trần qua, sau đó thái nhỏ và đun sôi với 500ml nước trong khoảng 20 phút. Sau đó lọc bỏ bã, để nguội và sử dụng như nước hoa hồng; Trị cảm cúm: Sử dụng ngải cứu, lá khuynh diệp, vỏ bưởi đun với 2 lít nước sau đó dùng để xông trong vòng 15 phút. Làm liên tục từ 2-3 ngày bệnh sẽ thuyên giảm.
Xem thêm
Chắc hẳn đây là câu hỏi mà rất nhiều bà mẹ bỉm sữa thắc mắc. Câu trả lời cho câu hỏi này là CÓ nhé. Theo nghiên cứu Y học, lá ngải cứu chứa các thành phần lành tính, có tác dụng chữa trị các bệnh ngoài da cho bé rất tốt, chống ghẻ lở, hăm hay hạn chế các nốt đỏ xuất hiện trên da bé. Ngoài ra, tắm bằng lá ngải cứu còn chữa được bệnh cảm cúm của bé trong mùa đông lạnh giá, giúp bé có cảm giác ấm áp hơn khi tắm.
Xem thêm
Làm mềm và giữ ẩm cho da khô rất tốt. Với những chị em da nhờn, ngải cứu có tác dụng phân giải chất béo, loại trừ những cặn bã bám trên da, cho da sạch sẽ tối đa. Bên cạnh đó, có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong ngải cứu có chứa hàm lượng Flavonoid có tác dụng diệt khuẩn, giảm viêm. Từ đó ngăn ngừa được quá trình hình thành mụn, đồng thời gom nhanh cồi mụn rất tốt. Trong ngải cứu có chứa tanin, hợp chất có tác dụng ngăn ngừa các vết chàm, mụn nước nhỏ và một số chứng bệnh viêm da khác. Ngoài ra, trong ngải cứu còn chứa tinh dầu, cùng một số axit amin như cholin, adenin có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu toàn thân và hỗ trợ quá trao đổi chất trong cơ thể, từ đó giúp nuôi dưỡng da tốt, mau lành vết thương và giúp da trở nên mềm mịn hơn. Lá ngải cứu còn có khả năng đẩy lùi sắc tố đen trên da giúp trị thâm quầng mắt, làm mờ thâm sẹo và dưỡng trắng da hiệu quả. Ngoài ra “thần dược” cho làn da và sức khỏe này có chứa chất chống oxy hóa. Bảo vệ da khỏi nguy cơ bị lão hóa, phá vỡ các mô sẹo.
Xem thêm
Chữa bệnh về xương khớp Hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt Tác dụng an thai Giúp cầm máu Chữa chứng suy nhược cơ thể Chữa mẩn ngứa, nổi mề đay Giúp máu lưu thông Chữa bệnh đường hô hấp trên Ngoài ra, ngải cứu còn có rất nhiều tác dụng khác như: chữa tụt huyết áp, chữa bệnh giun sán, cải thiện lưu thông máu,… Đây còn được coi là một loại thực phẩm bổ dưỡng, ngon miệng, có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, tốt cho sức khỏe, được nhiều người yêu thích.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Ngải cứu
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!