Video Vì sao bạn sảy thai liên tiếp
Bài viết này chỉ ra một số nguyên nhân gây sảy thai phổ biến
Bất thường nhiễm sắc thể
Hơn một nửa trường hợp sảy thai trong 12 tuần đầu tiên là do bất thường nhiễm sắc thể. Nhiễm sắc thể nằm trong nhân chứa gen mã hóa thông tin di truyền của quy định các tính trạng khác nhau như tóc hay màu mắt. Bất thường nhiễm sắc thể khiến thai ngừng phát triển.
Sự bất thường trong nhiễm sắc thể của thai nhi có thể gây ra một trong số các vấn đề:
- Trứng trống là hiện tượng thai không có phôi
- Chửa trứng toàn phần. Sai sót của yếu tố di truyền trong quá trình thụ tinh đã dẫn đến những bất thường ở bộ nhiễm sắc thể. Khoảng 90% trường hợp thai trứng bắt nguồn từ người cha và 10% từ người mẹ. Không có tổ chức thai nhi. Các gai rau phình to, mạch máu lông rau biến mất, lớp tế bào nuôi tăng sinh mạnh.
- Chửa trứng bán phần. Kết quả của sự thụ tinh giữa một trứng và hai tinh trùng. Phôi có thể phát triển trong giai đoạn đầu nhưng sẽ sớm dừng lại.
Một số bất thường số lượng nhiễm sắc thể gây sảy thai chẳng hạn như hội chứng Down, Edwards, Patau, hội chứng Turner và các bất thường khác liên quan nhiễm sắc thể giới tính.
Dưới đây là một số điều cần lưu ý về bất thường nhiễm sắc thể:
- Nguyên nhân bất thường nhiễm sắc thể trong quá trình phát triển của phôi là ngẫu nhiên không thể kiểm soát và ngăn chặn.
- Tuổi cha mẹ càng cao thì tỷ lệ sai sót nhiễm sắc thể càng nhiều.
Sảy thai do nguyên nhân bất thường nhiễm sắc thể mới phát sinh thường không tái phát trong những lần mang thai tiếp theo.
Tình trạng sức khỏe người mẹ
Sảy thai do các vấn đề sức khỏe của người mẹ bao gồm:
- Nhiễm trùng chẳng hạn như nhiễm cytomegalovirus hoặc rubella khi mang thai.
- Bệnh mạn tính không được kiểm soát như đái tháo đường hoặc tăng huyết áp
- Bệnh tuyến giáp, lupus và các rối loạn tự miễn
- Bất thường cấu trúc tử cung hoặc cổ tử cung chẳng hạn như u xơ, hở eo cổ tử cung
- Các bệnh lây qua đường tình dục STD như chlamydia, lậu, giang mai hoặc HIV
- Rối loạn đông máu hình thành cục máu đông làm tắc nghẽn các mạch máu nuôi dưỡng thai.
Ảnh hưởng của lối sống
Những thói quen làm tăng nguy cơ sảy thai bao gồm:
- Hút thuốc lá. Một số nghiên cứu cho thấy nguy cơ sảy thai tăng lên ngay cả khi người cha hút thuốc.
- Nghiện rượu
- Sử dụng chất kích thích
Ảnh hưởng của môi trường
Ngoài khói thuốc thụ động, một số chất trong môi trường làm tăng nguy cơ sảy thai bao gồm:
- Chì trong đường ống nước cũ hoặc sơn tường trong những ngôi nhà xây trước năm 1978
- Thủy ngân nguồn gốc từ nhiệt kế hoặc bóng đèn huỳnh quang bị hỏng
- Các dung môi như chất pha loãng sơn, chất tẩy dầu mỡ, chất tẩy vết bẩn, vecni
- Thuốc trừ sâu
- Asen trong nước giếng hoặc nguồn nước gần bãi rác
Hãy trao đổi với bác sĩ nếu bạn có một trong những yếu tố nguy cơ kể trên.
Ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc
Một số thuốc kê đơn và không kê đơn làm tăng nguy cơ sảy thai bao gồm:
- Misoprostol. Được sử dụng điều trị các tình trạng như loét dạ dày tá tràng và viêm khớp dạng thấp
- Methotrexate, một loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp
- Retinoids. Được sử dụng cho các vấn đề về da như chàm và mụn trứng cá
- Thuốc chống viêm không steroid ( NSAID )
Ngộ độc thực phẩm
Một số loại ngộ độc thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc gây sảy thai như:
- Bệnh Listeriosis. Thường gặp khi sử dụng các loại pho mát mềm chưa tiệt trùng như pho mát xanh, Brie hoặc queso, và hải sản sống hoặc nấu chưa chín
- Salmonella. Thường gặp khi sử dụng trứng sống hoặc chưa nấu chín
- Bệnh nhiễm độc tố ký sinh trùng. Thường gây ra bởi ăn thịt sống bị nhiễm bệnh
Một số trường hợp, bao gồm bệnh listeriosis và bệnh toxoplasmosis, có thể lây nhiễm sang thai nhi ngay cả khi bạn không biểu hiện triệu chứng.
Thực hiện an toàn thực phẩm và tránh xa các tác nhân độc hại cho thai nhi trong quá trình mang thai.
Các nguyên nhân không gây sảy thai
Bạn có thể lo lắng rằng một số hoạt động hoặc cảm xúc có thể làm tăng nguy cơ mang thai. Nếu thai kỳ của bạn hoàn toàn khỏe mạnh, không có yếu tố nguy cơ thì những điều sau đây thường an toàn:
- Duy trì công việc đang làm
- Ngồi hoặc đứng trong khoảng thời gian hợp lý
- Tập thể dục nhẹ nhàng điều độ và đều đặn
- Quan hệ tình dục
- Du lịch bằng máy bay
- Ăn đồ cay
- Có cảm xúc mạnh như sốc hoặc sợ hãi
- Căng thẳng hoặc trầm cảm
Phòng ngừa sảy thai
Mặc dù không có biện pháp chắc chắn để ngăn ngừa sảy thai, nhưng có thể thực hiện các bước sau để có một thai kỳ khỏe mạnh:
- Kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai
- Khám thai định kỳ, ưu tiên chăm sóc các vấn đề sức khỏe hiện tại.
- Hạn chế các thói quen lối sống ảnh hưởng đến thai nhi. Nếu bạn không thể tự kiểm soát hãy trao đổi với bác sĩ để được hỗ trợ.
- Hỏi bác sĩ về nguy cơ có thể có từ môi trường và cách bảo vệ bản thân khỏi những yếu tố bất lợi.
- Tìm kiếm sự hỗ trợ của nhân viên y tế nếu bạn đã từng sảy thai trước đó
- Bổ sung vitamin tổng hợp hàng ngày.
- Hạn chế caffein.
- Xây dựng và tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng.
- Tránh các loại thực phẩm có thể mang vi khuẩn.
- Duy trì cân nặng hợp lý.
Cần biết rằng kể cả khi bạn làm “đúng” mọi thứ, sảy thai vẫn có thể xảy ra. Cố gắng không tạo thêm cảm giác tội lỗi hoặc tự trách bản thân làm tổn thương tinh thần của bạn. Thăm khám định kỳ và thay đổi lối sống lành mạnh là những việc bạn có thể làm để có một thai kỳ khỏe mạnh.
Xem thêm: