Lecithin - Rối loạn cholesterol và chức năng nội tạng - Cách dùng

Lecithin thường được sử dụng cho các vấn đề về rối loạn cholesterol và chức năng nội tạng. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng khi thật sự cần thiết. Lecithin có thể được bổ sung bằng cách sử dụng thông qua chế độ ăn. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những hiểu biết cơ bản về Lecithin.

Tổng quan Lecithin

Video Lecithin Có Lợi Ích Gì Đối Với Sức Khỏe?

Lecithin là một nhóm các chất béo được tìm thấy trong các mô thực vật và động vật, cần thiết cho chức năng sinh học.

Dạng thương mại của lecithin thường được sử dụng trong chế biến thực phẩm, mỹ phẩm và thuốc vì có thể kéo dài thời hạn sử dụng đồng thời hoạt động như một chất nhũ hóa.

Chất bổ sung lecithin cũng có thể được sử dụng để điều trị cholesterol cao và các vấn đề tiêu hóa, đồng thời ngăn ngừa tắc nghẽn ống dẫn sữa trong thời kỳ cho con bú.

Một trong những thành phần chính của lecithin, phosphatidylcholine (PC) được chứng minh có nhiều lợi ích về sức khỏe.

Thông tin nhanh về lecithin:

  • Hầu hết các chất bổ sung lecithin có nguồn gốc từ đậu nành.
  • Chất bổ sung lecithin được sử dụng để điều trị một số tình trạng y tế và các vấn đề sức khỏe, nhưng nghiên cứu về hiệu quả của chúng vẫn còn hạn chế.
  • Không có tương tác nào được ghi nhận đầy đủ giữa lecithin và bất kỳ loại thuốc hay phương pháp y tế nào.
  • Những người bị dị ứng với trứng hoặc đậu nành nên kiểm tra nguồn lecithin có trong chất bổ sung và thực phẩm trước khi tiêu thụ.

Phân loại Lecithin

Lecithin gel pills capsule with soy background Lecithin gel pills capsule with soy background . Soy lecithin benefits for skin, digestion, lower cholesterol. Vitamin And Dietary Supplements. lecithin stock pictures, royalty-free photos & imagesLecithin có mặt trong nhiều loại thực phẩm, như đậu nành.  Nguồn: iStock

Lecithin có mặt trong nhiều loại thực phẩm, như đậu nành.

Nguồn: iStock 

Mặc dù lecithin xuất hiện tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm, nhưng chất bổ sung lecithin thường có nguồn gốc từ trứng, đậu nành hoặc hạt hướng dương. Bên cạnh đó, Lecithin cũng có trong hạt cải dầu, hạt bông hoặc mỡ động vật.

Đậu nành là một trong những loại cây được trồng rộng rãi nhất ở Hoa Kỳ và 94% trong số đó là cây biến đổi gen. Đậu nành rất giàu lecithin. Hóa chất bao gồm axeton và hexan, được sử dụng để chiết xuất lecithin từ dầu đậu nành.

Tuy nhiên, lecithin có nguồn gốc từ dầu hướng dương đang ngày càng trở nên phổ biến. Một phần là do yêu cầu phải công bố các chất có thể gây dị ứng có trong thực phẩm và số đông ngày càng muốn tránh cây trồng biến đổi gen nên đã chọn lecithin hướng dương. Quá trình chiết xuất nhẹ nhàng hơn và được thực hiện bằng cách ép lạnh chứ không dùng dung môi hóa học.

Lợi ích Lecithin

Các lợi ích của lecithin phổ biến nhất bao gồm:

Giảm cholesterol

Nghiên cứu chỉ ra rằng chế độ ăn giàu lecithin có thể làm tăng cholesterol HDL tốt và giảm cholesterol LDL xấu.

Chất bổ sung lecithin cũng đã cho thấy sự khả quan trong việc giúp giảm cholesterol. Trong một nghiên cứu năm 2008, những người tham gia đã uống 500 miligam (mg) lecithin đậu nành mỗi ngày. Sau 2 tháng, tổng lượng cholesterol trung bình giảm 42 phần trăm và cholesterol LDL giảm 56,15 phần trăm.

Cải thiện chức năng miễn dịch

3d illustration proteins with lymphocytes , t cells or cancer cells 3d illustration proteins with lymphocytes , t cells or cancer cells immune system stock pictures, royalty-free photos & imagesLecithin có tác dụng cải thiện hệ miễn dịch  Nguồn: iStock

Lecithin có tác dụng cải thiện hệ miễn dịch

Nguồn: iStock 

Bổ sung lecithin đậu nành có thể làm tăng chức năng miễn dịch, đặc biệt ở những người mắc bệnh đái tháo đường.

Một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu người Brazil trên chuột cho thấy rằng việc bổ sung lecithin hàng ngày làm tăng hoạt động của đại thực bào lên 29%. Đại thực bào là các tế bào bạch cầu có chức năng tiêu hóa mảnh vụn, vi khuẩn, tế bào ung thư và các vật chất lạ khác trong cơ thể.

Ngoài ra, số lượng tế bào tiêu diệt tự nhiên được gọi là tế bào lympho, rất quan trọng đối với hệ thống miễn dịch, tăng 92% ở chuột không mắc bệnh tiểu đường. Hiện nay cần có những nghiên cứu sâu hơn trên con người để xác nhận những phát hiện này.

Tiêu hóa tốt hơn

Viêm loét đại tràng là một dạng của bệnh viêm ruột (IBD - inflammatory bowel disease) ảnh hưởng đến 907.000 người ở Hoa Kỳ. Lecithin có thể giúp giảm thiểu chứng đau khi tiêu hóa thức ăn ở những người mắc bệnh này.

Woman touching stomach painful suffering from stomachache causes of menstruation period, gastric ulcer, appendicitis or gastrointestinal system disease. Healthcare and health insurance concept Woman touching stomach painful suffering from stomachache causes of menstruation period, gastric ulcer, appendicitis or gastrointestinal system disease. Healthcare and health insurance concept stomach stock pictures, royalty-free photos & imagesLecithin giúp cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa  Nguồn: iStock

Lecithin giúp cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa

Nguồn: iStock

Có nghiên cứu còn cho rằng hoạt động nhũ hóa của lecithin có thể giúp cải thiện chất nhầy trong ruột, bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa, do lecithin chứa phosphatidylcholine (PC) đồng thời cũng là một thành phần của chất nhầy.

Những người bị viêm loét đại tràng có ít PC hơn 70% so với những người mắc các dạng IBD khác và những người không mắc bệnh.

Mặc dù còn thiếu nghiên cứu, nhưng nhiều bằng chứng đã cho thấy những người bị rối loạn tiêu hóa do các vấn đề khác ngoài viêm loét đại tràng gây ra cũng có thể được cải thiện khi sử dụng lecithin.

Cải thiện trí nhớ

Choline, một thành phần của phosphatidylcholine có đóng vai trò trong sự phát triển của não và cải thiện trí nhớ.

Chuột sơ sinh được bổ sung choline có thể tăng cường trí nhớ suốt đời do có những thay đổi nhất định trong trung tâm trí nhớ của não bộ.

Những thay đổi về não đáng chú ý đến mức các nhà nghiên cứu có thể xác định được những con vật đã bổ sung choline, ngay cả khi chúng đã già.

Do tác dụng của chlorine đối với não bộ, các nhà khoa học đã đề xuất rằng lecithin có thể có lợi cho những người bị rối loạn thần kinh, mắc bệnh Alzheimer và các dạng sa sút trí tuệ khác.

Hỗ trợ cho con bú

Lecithin có thể được khuyên dùng như một biện pháp phòng ngừa cho những phụ nữ đã từng bị tắc ống dẫn sữa.

Cute young mother with baby boy at home Young mother holding her newborn child. Mom nursing baby. Woman and new born boy in white bedroom with rocking chair and blue crib. Nursery interior. Mother playing with laughing kid. Family at home breatfeeding stock pictures, royalty-free photos & imagesLecithin giúp hỗ trợ giảm tình trạng tắc ống dẫn sữa  Nguồn: iStock

Lecithin giúp hỗ trợ giảm tình trạng tắc ống dẫn sữa

Nguồn: iStock 

Một số phụ nữ cho con bú có thể bị tắc ống dẫn sữa, khi đó sữa mẹ không chảy qua ống dẫn một cách chính xác. Tình trạng này sẽ gây đau đớn và khiến việc cho con bú trở nên khó khăn hơn.

Tình trạng trên cũng có thể dẫn đến sự phát triển của viêm vú, một bệnh nhiễm trùng mô vú ảnh hưởng đến khoảng 10 phần trăm phụ nữ Mỹ đang cho con bú.

Để giúp ngăn ngừa viêm vú và tình trạng khó cho con bú, Tổ chức Nuôi con bằng sữa mẹ Canada khuyến nghị những người bị tắc nghẽn ống dẫn sữa tái phát nên dùng 1.200 mg lecithin bốn lần một ngày như một biện pháp để phòng ngừa.

Tuy nhiên, Lecithin không hoạt động như một phương pháp điều trị cho những người đã bị tắc nghẽn ống dẫn sữa.

Các mục đích sử dụng khác

Lecithin đã được quảng cáo như một phương pháp có thể điều trị:

Cần lưu ý rằng nghiên cứu về hiệu quả của lecithin trong việc điều trị những tình trạng trên vẫn rất hạn chế hoặc không có.

Rủi ro Lecithin

Các chất bổ sung lecithin nên được nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi sử dụng, vì chúng không được FDA giám sát.

Young woman sitting on the bed with hard stomach pain Young woman sitting on the bed with hard stomach pain nausea stock pictures, royalty-free photos & imagesMột số tác dụng không mong muốn của lecithin như buồn nôn, tiêu chảy  Nguồn: iStock

Một số tác dụng không mong muốn của lecithin như buồn nôn, tiêu chảy

Nguồn: iStock 

Lecithin được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA “công nhận là an toàn” . Khi dùng với lượng hợp lý, không có khả năng gây phản ứng phụ.

Nguồn bổ sung lecithin tốt nhất là qua chế độ ăn. Vì các chất bổ sung không được FDA giám sát về độ an toàn hay độ tinh khiết nên mọi người cần nghiên cứu kĩ về thương hiệu trước khi lựa chọn sản phẩm. Với trường hợp có nồng độ cholesterol cao hay tiền sử bệnh tim, nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc dùng chất bổ sung.

Nếu các phản ứng phụ xảy ra, chúng có thể bao gồm:

Vì Tổ chức Nuôi con bằng sữa mẹ của Canada (Canadian Breastfeeding Foundation) khuyến nghị dùng lecithin cho phụ nữ đang cho con bú, nên rất cần có nhiều nghiên cứu hơn về việc bổ sung lecithin trong thời kỳ mang thai và cho con bú.

Liều lượng

Không có liều lượng khuyến cáo cho lecithin. Theo nguyên tắc chung, liều lượng không được vượt quá 5.000 mg mỗi ngày.

Nguồn cung cấp Lecithin

A carafe of homemade fresh squeezed tangerine orange juice served with a big plate of breakfast A carafe of homemade fresh squeezed tangerine orange juice served with a big plate of breakfast lecithin stock pictures, royalty-free photos & imagesLecithin có mặt trong nhiều loại thực phẩm  Nguồn: iStock

Lecithin có mặt trong nhiều loại thực phẩm

Nguồn: iStock 

Nên chọn lecithin từ các nguồn thực phẩm trước khi xem xét việc bổ sung các loại thực phẩm chức năng. Lecithin được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, bao gồm:

  • Thịt nội tạng
  • Thịt đỏ
  • Hải sản
  • Trứng
  • Rau xanh nấu chín, chẳng hạn như cải Brussels và bông cải xanh
  • Các loại đậu, chẳng hạn như đậu nành, đậu đỏ và đậu đen

Lecithin tự nhiên từ nguồn thực phẩm không gây ra bất kỳ nguy cơ nào đến sức khỏe.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!