Melatonin là gì?
Video Thuốc Melatonin có tác dụng bao nhiêu?
Melatonin là một loại hormone trong cơ thể có tác động lên giấc ngủ của bạn. Việc sản xuất và giải phóng melatonin trong não được kết nối với các khoảng thời gian trong ngày. Thông thường, cơ thể bạn tạo ra nhiều Melatonin vào ban đêm, thường bắt đầu tăng vào buổi tối khi mặt trời lặn và giảm dần vào buổi sáng khi mặt trời mọc. Trong cơ thể con người, loại hormone này giảm dần theo độ tuổi. Tuổi càng cao thì hormone này tiết ra càng ít đi.
Melatonin cũng có sẵn dưới dạng thực phẩm bổ sung, thường ở dạng viên uống hoặc viên nang. Hầu hết các chất bổ sung melatonin được sản xuất trong phòng thí nghiệm.
Mọi người thường sử dụng melatonin để điều trị chứng rối loạn giấc ngủ, chẳng hạn như mất ngủ , hội chứng Jet lag.
Công dụng của Melatonin
Nghiên cứu về tác dụng melatonin đối với các trường hợp cụ thể cho thấy:
- Rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học (Circadian): Melatonin có thể giúp cải thiện những rối loạn này ở người lớn và trẻ em.
- Hội chứng giai đoạn ngủ muộn ( rối loạn giai đoạn ngủ - thức muộn): Trong chứng rối loạn này, giấc ngủ của bạn bị trễ hơn giấc ngủ thông thường từ hai giờ trở lên, khiến bạn đi vào giấc ngủ muộn hơn và thức dậy muộn hơn. Nghiên cứu cho thấy melatonin làm giảm thời gian để đi vào giấc ngủ và thúc đẩy giấc ngủ bắt đầu ở người lớn và trẻ em mắc chứng này. Trao đổi với bác sĩ của con bạn trước khi cho trẻ uống melatonin.
- Chứng mất ngủ: Nghiên cứu cho thấy melatonin có thể làm giảm một chút thời gian đi vào giấc ngủ, nhưng ảnh hưởng của nó đến chất lượng giấc ngủ và tổng thời gian ngủ không rõ ràng. Melatonin có thể có lợi hơn cho người lớn tuổi thiếu melatonin.
- Hội chứng Jet lag: Bằng chứng cho thấy melatonin có thể cải thiện các triệu chứng này, chẳng hạn như tỉnh táo và ngủ ngày.
- Rối loạn giấc ngủ do làm việc theo ca: Chưa rõ rằng việc melatonin có thể cải thiện chất lượng và thời lượng giấc ngủ ở những người có công việc yêu cầu họ làm việc theo ca hay không.
- Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em. Các nghiên cứu nhỏ đã gợi ý melatonin có thể giúp điều trị chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ em bị một số khuyết tật. Tuy nhiên, thói quen tốt trước khi đi ngủ thường được khuyến khích như một phương pháp điều trị ban đầu. Trao đổi với bác sĩ của con bạn trước khi cho trẻ uống melatonin.
- Đối với bệnh nhân mắc hội chứng Alzheimer: Nghiên cứu cho thấy melatonin có thể làm giảm sự nhầm lẫn và bồn chồn vào buổi tối ở những người mắc bệnh Alzheimer, nhưng nó dường như không cải thiện nhận thức người bệnh.
Tác dụng phụ khi dùng Melatonin
Cơ thể có thể sản xuất đủ lượng melatonin. Tuy nhiên, bằng chứng cho thấy chất bổ sung melatonin thúc đẩy giấc ngủ và an toàn khi sử dụng trong thời gian ngắn. Melatonin có thể được sử dụng để điều trị hội chứng giai đoạn ngủ muộn, chứng rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học (Circadian) và giúp giảm chứng mất ngủ. Sử dụng melatonin như bất kỳ loại thuốc ngủ nào và hãy sử dụng nó dưới sự giám sát của bác sĩ.
Melatonin dùng đường uống với lượng thích hợp thường an toàn. Tuy nhiên Melatonin có thể gây ra một số tác dụng phụ:
Tác dụng phụ ít phổ biến hơn bao gồm: cảm giác trầm cảm kéo dài trong thời gian ngắn, run nhẹ, lo lắng nhẹ, chuột rút ở bụng, khó chịu, giảm tỉnh táo, lú lẫn hoặc mất phương hướng.
Vì melatonin có thể gây buồn ngủ ban ngày, không lái xe hoặc sử dụng máy móc trong vòng 5 giờ sau khi dùng melatonin.
Không sử dụng melatonin nếu bạn mắc bệnh tự miễn dịch.
Melatonin có thể tương tác với những loại thuốc nào?
Các tương tác thuốc có thể xảy ra bao gồm:
- Thuốc chống đông máu và thuốc chống tiểu cầu, thảo dược và thực phẩm chức năng. Những loại thuốc này kết hợp sử dụng với melatonin có thể làm giảm khả năng đông máu dẫn tới tăng nguy cơ chảy máu.
- Thuốc chống co giật. Melatonin có thể ức chế tác dụng của thuốc chống co giật và làm tăng tần suất co giật, đặc biệt là ở trẻ em bị khiếm khuyết về thần kinh.
- Thuốc huyết áp. Melatonin có thể làm tăng huyết áp ở những người đang sử dụng thuốc huyết áp.
- Thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương (CNS). Sử dụng melatonin với những loại thuốc này có thể gây ra tác dụng an thần bổ sung.
- Thuốc điều trị bệnh tiểu đường. Melatonin có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Nếu bạn dùng thuốc tiểu đường, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi sử dụng melatonin.
- Thuốc tránh thai. Sử dụng thuốc tránh thai với Melatonin có thể làm tăng tác dụng và tác dụng phụ của melatonin.
- Chất nền cytochrome P450 1A2 (CYP1A2) và cytochrome P450 2C19 (CPY2C19). Sử dụng melatonin một cách thận trọng nếu bạn dùng các loại thuốc như diazepam và những loại khác bị ảnh hưởng bởi các enzym này.
- Fluvoxamine (Luvox). Thuốc này được sử dụng để điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế có thể làm tăng nồng độ melatonin, gây buồn ngủ quá mức không mong muốn.
- Thuốc ức chế miễn dịch. Melatonin có thể kích thích chức năng miễn dịch và can thiệp vào liệu pháp ức chế miễn dịch.
- Thuốc làm giảm ngưỡng co giật(seizure threshold). Dùng Melatonin với những loại thuốc này có thể làm tăng nguy cơ co giật.