Màu nước tiểu: Điều gì nói lên sức khỏe của bạn?

Từ những ngày đầu tiên của nền y học, nước tiểu đã là một công cụ chẩn đoán hữu ích, cho biết nhiều điều từ mức độ nước trong cơ thể đến nhiễm trùng đường tiết niệu.

Nước tiểu thường có màu gì?

Video Màu sắc và mùi nước tiểu, số lần đi tiểu có thể cho biết sức khỏe của quý vị

Nước tiểu là hỗn hợp nước, chất điện giải và chất thải mà thận lọc ra khỏi máu.

Khi bạn khỏe mạnh và đủ nước, nước tiểu sẽ dao động từ không màu đến màu vàng rơm nhạt và mật ong. Khi bạn không hấp thu đủ nước, nước tiểu sẽ đặc hơn và chuyển sang màu vàng đậm hoặc màu hổ phách.

Theo tiến sĩ Bajic: “Màu nước tiểu hàng ngày có một chút thay đổi là điều hoàn toàn bình thường. Nhưng vẫn phải trong một dải màu vàng nhất định."

Nếu màu sắc thay đổi sang dải màu khác thì sao? Trước hết đừng lo, một số loại thực phẩm, kháng sinh, thuốc nhuận tràng và màu thực phẩm có thể tạm thời khiến nước tiểu có màu khác.

Tất nhiên, sự đổi màu bất thường cũng có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.

Vì vậy, hãy đọc các thông tin dưới đây để biết rõ hơn khi nào bạn cần đi khám bác sĩ nhé.

Không màu (trong suốt)

Các màu nước tiểu. Nguồn Dreamtine.comCác màu nước tiểu. Nguồn Dreamtine.com

Nước tiểu trong là dấu hiệu rõ ràng cho thấy có thể bạn đang uống quá nhiều nước.

Đúng là cơ thể cần đủ nước để hoạt động bình thường. Nguyên tắc cơ bản là cố gắng uống đủ 2 lít chất lỏng mỗi ngày để giữ cho cơ thể hoạt động trơn tru nhất. Vượt quá 2 lít có thể làm cho nước tiểu trở nên trong hơn, giống như nước bạn uống vào. (Ngoài ra, bạn sẽ phải đi tiểu rất nhiều lần để cơ thể thải hết chất lỏng thừa ra ngoài.)

Thường thì nước tiểu trong suốt không phải là vấn đề lớn, nhưng đôi khi điều đó báo hiệu lượng muối và chất điện giải đang thấp hơn mức cho phép.

Có vấn đề gì nếu nước tiểu trong tuy không uống nhiều nước? Đó có thể triệu chứng của bệnh thận hoặc tiểu đường. Trong trường hợp này, tốt nhất bạn nên đến khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Màu rơm nhạt cho đến màu vàng đậm

Đó là tin tốt! Đây là màu phổ biến của nước tiểu.

Theo tiến sĩ Bajic, nước tiểu màu vàng nhạt cho thấy bạn đang khỏe mạnh và đủ nước. Màu vàng nhạt đó là do sắc tố urochrome mà cơ thể tạo ra. 

Màu hổ phách hay màu mật ong

Nước tiểu sẫm màu hơn cho thấy cơ thể bạn cần bổ sung thêm nước. Đó là dấu hiệu của tình trạng mất nước nhẹ. Về cơ bản, nước tiểu đặc hơn do lượng chất lỏng trong cơ thể thấp hơn mức cần thiết. Điều này có thể do đổ nhiều mồ hôi vì nóng hoặc vừa tập luyện xong.

Uống đủ nước thì màu nước tiểu sẽ trở lại bình thường.

Màu nâu sẫm hay màu bia nâu

Sự mất nước của cơ thể đã chạm đến mức đáng lo ngại, hãy bổ sung nước càng sớm càng tốt.

Màu nâu sẫm cũng có thể do mật đi vào nước tiểu, một dấu hiệu của bệnh gan. Đái máu hoặc nước tiểu có màu nâu cũng là một triệu chứng của rối loạn chuyển hóa porphyrin, một chứng rối loạn hiếm gặp ảnh hưởng đến da và hệ thần kinh.

Nếu việc bù nước không làm màu nước tiểu nhạt đi, hãy đến gặp bác sĩ.

Màu hồng đến hơi đỏ

Sự đổi màu này có thể do thực phẩm bạn đã ăn: củ cải đường, quả việt quất hoặc cây đại hoàng.

Tuy nhiên, nếu bạn chưa ăn những thực phẩm trên thì đó có thể là dấu hiệu của:

Đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt nếu nước tiểu không trở lại màu vàng.

Màu cam

Màu nước tiểu này cũng có thể do mất nước nhẹ hoặc triệu chứng của bệnh gan, mật. Đôi khi đó chỉ do màu thực phẩm hoặc do sử dụng một vài thuốc nhất định.

Trước tiên, hãy bù nước và liên hệ bác sĩ nếu màu da cam không biến mất.

Màu xanh hoặc xanh lục

Rất có thể đó là kết quả của một thứ bạn đã ăn (có thể là đồ ăn có nhiều màu thực phẩm) hoặc một loại thuốc nào đó. Tuy nhiên, có một căn bệnh di truyền hiếm gặp liên quan đến tăng canxi huyết có thể khiến nước tiểu màu xanh hoặc xanh lục. Ngoài ra có thể do nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Hãy đi khám bác sĩ ngày nếu bạn tiếp tục đi tiểu có màu này.

Nước tiểu đục

Nhiễm trùng đường tiết niệu và sỏi thận có thể khiến nước tiểu đục. Thêm nữa mất nước cũng có thể là thủ phạm.

Uống nhiều nước và gọi cho bác sĩ nếu các triệu chứng vẫn tiếp tục.

Sủi bọt hoặc nước tiểu có bọt

Nước tiểu sủi bọt. Nguồn Ukidney.comNước tiểu sủi bọt. Nguồn Ukidney.com

Đây là hiện tượng bình thường khi đi tiểu, một lượng lớn nước được đẩy ra khỏi bàng quang và tạo thành dòng áp lực lớn nên tạo thành bọt.

Tuy nhiên, sủi bọt hoặc nước tiểu có bọt cũng có thể là triệu chứng thừa protein hoặc bệnh lý về thận. Đi khám bác sĩ nếu điều này xảy ra liên tục.

Tổng kết

Bạn có thể biết rất nhiều điều thông qua nước tiểu của mình. Nhưng hãy nhớ đi khám sức khỏe thường xuyên vì các bác sĩ có chuyên môn cũng như có thể chỉ định các xét nghiệm nước tiểu để đưa ra chẩn đoán chính xác tình trạng của bạn.

Xem thêm:

Câu hỏi liên quan

Nếu sáng ngủ dậy thấy nước tiểu vàng đậm thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể của bạn đang bị thiếu nước.
Xem thêm
Nhiễm trùng đường tiết niệu Viêm niệu đạo do lậu, Chlamydia Do bệnh gan ...v...
Xem thêm
Mẹ bầu có nước tiểu màu vàng, sáng có thể đang mang thai con trai. Ngược lại, mẹ bầu có màu nước tiểu đục thì đó là dấu hiệu của mang thai con gái.
Xem thêm
Một số nguyên nhân gây ra tình trạng nước tiểu đục bao gồm: Uống không đủ nước; Do thực phẩm...
Xem thêm
Việc khắc phục điều trị tình trạng nước tiểu có màu vàng đậm phụ thuộc vào nguyên nhân, nếu do thiếu nước hoặc thực phẩm thì điều trị khá dễ dàng.
Xem thêm
Viêm nhiễm đường tiết niệu, Bệnh vàng da tan máu, Các bệnh lý gan mật...
Xem thêm
Sử dụng một số thuốc gây đỏ nước tiểu như kháng sinh Rifampicin, Metronidazol....
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Nước tiểu vàng
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!