Lý thuyết Toán 11 Bài 4: Hàm số lượng giác và đồ thị
I. Lý thuyết
1. Hàm số lượng giác
- Hàm số sin là quy tắc đặt tương ứng mỗi số thực x với số thực sin x, kí hiệu y = sin x.
- Hàm số côsin là quy tắc đặt tương ứng mỗi số thực x với số thực cos x, kí hiệu y = cos x.
- Hàm số tang là hàm số được xác định bởi công thức
với kí hiệu y = tan x.
- Hàm số côtang là hàm số được xác định bởi công thức
với x ≠ kπ (k ∈ ℤ), kí hiệu y = cot x.
Chú ý:
• Tập xác định của hàm số y = sin x và y = cos x là ℝ.
2. Hàm số chẵn, hàm số lẻ, hàm số tuần hoàn
2.1. Hàm số chẵn, hàm số lẻ
- Hàm số y = f(x) với tập xác định D được gọi là hàm số chẵn nếu với mọi x ∈ D ta có – x ∈ D và f(−x) = f(x).
- Hàm số y = f(x) với tập xác định D được gọi là hàm số lẻ nếu với mọi x ∈ D ta có – x ∈ D và f(−x) = −f(x).
Chú ý:
• Đồ thị của hàm số chẵn nhận trục tung làm trục đối xứng.
• Đồ thị của hàm số lẻ nhận gốc tọa độ làm tâm đối xứng.
Ví dụ: Xét tính chẵn lẻ của hàm số y = f(x) = sin(2x + 1).
Ta có hàm số y = f(x) = sin(2x + 1) có tập xác định là ℝ. Với mọi x ∈ ℝ ta có –x ∈ ℝ và f(–x) = sin[2(–x) + 1] = sin(–2x + 1) = –sin(2x – 1).
Nhận thấy f(–x) ≠ f(x) và f(–x) ≠ –f(x).
Vậy hàm số y = sin(2x + 1) không phải hàm số chẵn, không phải hàm số lẻ.
2.2. Hàm số tuần hoàn
- Hàm số y = f(x) với tập xác định D được gọi là hàm số tuần hoàn nếu tồn tại một số T khác 0 sao cho với mọi x ∈ D ta có x ± T ∈ D và f(x + T) = f(x).
- Số T dương nhỏ nhất thỏa mãn các điều kiện trên (nếu có) được gọi là chu kì của hàm số tuần hoàn y = f(x).
Chú ý:
• Đồ thị của hàm số tuần hoàn chu kì T được lặp lại trên từng đoạn giá trị của x có độ dài T.
• Các hàm số y = sin x và y = cos x là các hàm số tuần hoàn với chu kì 2π.
• Các hàm số y = tan x và y = cot x là các hàm số tuần hoàn với chu kì π.
3. Đồ thị của các hàm số lượng giác
3.1. Hàm số y = sin x
Hàm số y = sin x có tập xác định là ℝ, tập giá trị là [−1; 1] và có các tính chất sau:
- Hàm số tuần hoàn với chu kì 2π.
- Hàm số lẻ, có đồ thị đối xứng qua gốc tọa độ O.
- Hàm số đồng biến trên các khoảng () và nghịch biến trên các khoảng ()
Đồ thị của hàm số y = sin x trên ℝ như sau:
Chú ý:
• Vì y = sin x là hàm số lẻ nên để vẽ đồ thị của nó trên đoạn [−π; π], ta có thể vẽ trên đoạn [0; π], sau đó lấy đối xứng qua gốc tọa độ.
3.2. Hàm số y = cos x
Hàm số y = cos x có tập xác định là ℝ, tập giá trị là [−1; 1] và có các tính chất sau:
- Hàm số tuần hoàn với chu kì 2π.
- Hàm số chẵn, có đồ thị đối xứng qua trục Oy.
- Hàm số đồng biến trên các khoảng () và nghịch biến trên các khoảng ()
Đồ thị của hàm số y = cos x trên ℝ như sau:
Chú ý:
• Vì y = cos x là hàm số chẵn nên để vẽ đồ thị của nó trên đoạn [−π; π], ta có thể vẽ trên đoạn [0; π], sau đó lấy đối xứng qua trục tung.
3.3. Hàm số y = tan x
Hàm số y = tan x có tập xác định là và có các tính chất sau:
- Hàm số tuần hoàn với chu kì π.
- Hàm số lẻn, có đồ thị đối xứng qua gốc tọa độ O.
- Hàm số đồng biến trên các khoảng ()
Đồ thị của hàm số y = tan x trên như sau:
Chú ý:
• Vì y = tan x là hàm số lẻ nên để vẽ đồ thị của nó trên khoảng () ta có thể vẽ trên nửa khoảng [) sau đó lấy đối xứng qua gốc tọa độ.
3.4. Hàm số y = cot x
Hàm số y = cot x có tập xác định là và có các tính chất sau:
- Hàm số tuần hoàn với chu kì π.
- Hàm số lẻn, có đồ thị đối xứng qua gốc tọa độ O.
- Hàm số nghịch biến trên các khoảng ()
Đồ thị của hàm số y = cot x trên như sau:
II. Bài tập Hàm số lượng giác và đồ thị
Bài 1. Xét tính chẵn lẻ của các hàm số sau:
a)
b) f(x) = |x|.sin x.
Hướng dẫn giải
⇔ sin 2x ≠ 0 ⇔ 2x ≠ kπ ⇔ , k ∈ ℤ.
Vậy hàm số f(x) xác định trên là tập đối xứng.
Ta có:
Vậy hàm số là hàm số lẻ.
b) Hàm số f(x) xác định trên D = ℝ là tập đối xứng
Ta có: f(−x) = |−x|.sin (−x) = |x|.sin x = −f(x).
Vậy hàm số f(x) = |x|.sin x là hàm số lẻ.
Bài 2. Tìm tập xác định của hàm số:
Hướng dẫn giải
Hàm số xác định ⇔
Vì nên
⇒
Do đó y xác định khi và chỉ khi ⇔ cos x ≠ 1 ⇔ x ≠ k2π.
Vậy tập xác định của hàm số là D = ℝ \ {k2π, k ∈ ℤ}.
Bài 3. Dựa vào đồ thị của hàm số y = sin x, vẽ đồ thị của hàm số y = |sin x|.
Hướng dẫn giải
Ta biết đồ thị hàm số y = sin x có dạng như sau:
Với hàm số y = |sin x| ta có:
Từ dồ thị hàm số y = sin x ta có thể suy ra đồ thị hàm số y = |sin x| bằng cách:
- Giữ nguyên phần đồ thị nằm phía trên trục Ox (sin x > 0).
- Lấy đối xứng phần đồ thị nằm phía dưới Ox qua Ox.
Như vậy, ta được đồ thị hàm số y = |sin x| có dạng như sau (nét liền).
Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Toán 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 2: Giá trị lượng giác của một góc lượng giác
Lý thuyết Bài 3: Các công thức lượng giác
Lý thuyết Bài 5: Phương trình lượng giác cơ bản
Tổng hợp lý thuyết Toán 11 Chương 1