Lý thuyết Địa lí 10 Bài 5: Hệ quả địa lí các chuyển động của trái đất (Chân trời sáng tạo)

Mua tài liệu
1900.edu.vn xin giới thiệu Trọn bộ lý thuyết Địa lí 10 Bài 5: Hệ quả địa lí các chuyển động của trái đất Chân trời sáng tạo hay nhất, có đáp án chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa lí 10 Bài 5. Mời bạn đọc đón xem:

Chỉ 100k mua trọn bộ Lý thuyết Địa lí 10 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt (Chỉ 10k cho 1 bài bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 5: Hệ quả địa lí các chuyển động của trái đất

A. Lý Thuyết

I. HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT

1. Sự luân phiên ngày, đêm

- Trái Đất có dạng hình cầu nên trong cùng một thời điểm chỉ được Mặt Trời chiếu sáng một nửa. Nửa được chiếu sáng là ngày, nửa không được chiếu sáng là đêm.

- Trái Đất không đứng yên mà tự quay quanh trục tưởng tượng của nó nên đã tạo ra sự luân phiên ngày và đêm trên Trái Đất.

Lý thuyết Bài 5: Hệ quả địa lí các chuyển động của trái đất - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

2. Giờ trên Trái Đất

- Trái Đất có dạng hình cầu và tự quay quanh trục từ tây sang đông, nên cùng một thời điểm, ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở độ cao khác nhau..

- Trái Đất được chia làm 24 múi giờ (khu vực giờ), mỗi múi giờ rộng 15 độ kinh tuyến.

-  Giờ ở múi số 0 được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT (Greenwich Mean Time). Số thứ tự các múi giờ được đánh từ kinh tuyến gốc sang phía đông.

- Việt Nam thuộc múi giờ số 7.

- Trong thực tế, ranh giới các múi giờ không hoàn toàn chạy dọc theo kinh tuyến mà thường được quy định theo đường biên giới quốc gia.

- Quy định lấy kinh tuyến 180o qua giữa múi giờ số 12 ở Thái Bình Dương làm đường chuyển ngày quốc tế. Nếu đi từ tây sang đông, qua kinh tuyến 180o thì lùi 1 ngày lịch; đi từ đông sang tây, qua kinh tuyến 180o thì tăng 1 ngày lịch.

II. HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG QUANH MẶT TRỜI CỦA TRÁI ĐẤT

1. Các mùa trong năm

- Mùa là một phần thời gian của năm, mỗi mùa có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu.

- Nguyên nhân sinh ra các mùa: trục Trái Đất nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất và không đổi phương khi chuyển động quanh Mặt Trời. Nên có thời kì bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời và có thời kì bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời. Điều này làm cho thời gian chiếu sáng và lượng bức xạ mặt trời nhận được ở mỗi bán cầu đều thay đổi quanh năm.

- Chia một năm thành bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông (chỉ mang tính chất tương đối và có sự khác nhau ở các khu vực, các quốc gia)

Lý thuyết Bài 5: Hệ quả địa lí các chuyển động của trái đất - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

2. Ngày, đêm dài ngắn theo vĩ độ

- Trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương trong khi chuyển động quanh Mặt Trời nên tuỳ vào vị trí của Trái Đất trên quỹ đạo mà độ dài ngày, đêm thay đổi theo mùa và theo vĩ độ.

- Xích đạo, quanh năm có ngày, đêm bằng nhau. Càng xa Xích đạo về hai cực, độ dài ngày và đêm càng chênh lệch.

+ Vào ngày 22–6, bán cầu Bắc có ngày dài hơn đêm, càng đi về phía cực Bắc thì ngày càng dài, đêm càng ngắn (Vòng cực Bắc đến cực Bắc ngày kéo dài 24 giờ - ngày địa cực). Ở bán cầu Nam là ngược lại.

+ Vào ngày 22–12, bán cầu Bắc có ngày ngắn hơn đêm, càng đi về phía cực Bắc thì ngày càng ngắn, đêm càng dài (Vòng cực Bắc đến cực Bắc có đêm dài 24 giờ - đêm địa cực). Ở bán cầu Nam là ngược lại.

+ Tại hai cực có 6 tháng ngày và 6 tháng đêm.

+ Riêng hai ngày 21–3 và 23–9 ngày dài bằng đêm trên toàn Trái Đất.

Lý thuyết Bài 5: Hệ quả địa lí các chuyển động của trái đất - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

B. Trắc Nghiệm

Câu 1. Những nơi nào sau đây trong năm không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh?

A. Xích đạo và vòng cực.

B. Vòng cực và chí tuyến.

C. Xích đạo và hai cực.

D. Vòng cực và hai cực.

Đáp án đúng là: D

Mặt Trời lên thiên đỉnh là hiện tượng Mặt Trời ở đúng đỉnh đầu lúc 12 giờ trưa. Ở vùng nội chí tuyến có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh 2 lần/năm, chí tuyến Bắc và Nam có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh 1 lần/năm, vùng ngoại chí tuyến (từ vòng cực về hai cực Bắc/Nam) không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh.

Câu 2. Mặt Trời lên thiên đỉnh là hiện tượng

A. Mặt Trời ở đúng đỉnh đầu lúc 12 giờ trưa.

B. Mặt Trời lên cao nhất ở đường chân trời.

C. tia mặt trời đến Trái Đất lúc 12 giờ trưa.

D. tia sáng mặt trời vuông góc với Trái Đất.

Đáp án đúng là: A

Mặt Trời lên thiên đỉnh là hiện tượng Mặt Trời ở đúng đỉnh đầu lúc 12 giờ trưa. Ở vùng nội chí tuyến có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh 2 lần/năm, chí tuyến Bắc và Nam có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh 1 lần/năm, vùng ngoại chí tuyến không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh.

Câu 3. Những nơi nào sau đây trong năm có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh?

A. Vòng cực và chí tuyến.

B. Chí tuyến và Xích đạo.

C. Chí tuyến và hai cực.

D. Xích đạo và vòng cực.

Đáp án đúng là: B

Mặt Trời lên thiên đỉnh là hiện tượng Mặt Trời ở đúng đỉnh đầu lúc 12 giờ trưa. Ở vùng nội chí tuyến có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh 2 lần/năm, chí tuyến Bắc và Nam có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh 1 lần/năm, vùng ngoại chí tuyến không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh.

Câu 4. Nơi nào sau đây trong một năm có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh?

A. Xích đạo.

B. Chí tuyến Nam.

C. Ngoại chí tuyến.

D. Chí tuyến Bắc.

Đáp án đúng là: A

Mặt Trời lên thiên đỉnh là hiện tượng Mặt Trời ở đúng đỉnh đầu lúc 12 giờ trưa. Ở vùng nội chí tuyến có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh 2 lần/năm. Ở xích đạo rơi vào ngày 21/3 và 23/9 có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh.

Câu 5. Tại cùng một thời điểm, nếu ở phía tây đường chuyển ngày quốc tế là ngày 28/02/2022 thì ở phía đông sẽ là ngày

A. 27/02/2022.

B. 28/02/2022.

C. 29/02/2022.

D. 01/03/2022.

Đáp án đúng là: A

Nếu đi từ phía tây sang phía đông (theo chiều tự quay của Trái Đất) qua kinh tuyến 180° thì lùi lại một ngày lịch, còn nếu đi từ phía đông sang phía tây qua kinh tuyến 180° thì phải tăng thêm một ngày lịch -> Tại cùng một thời điểm, nếu ở phía tây đường chuyển ngày quốc tế là ngày 28/02/2022 thì ở phía đông sẽ là ngày 27/02/2022.

Câu 6. Khu vực chuyển động với vận tốc lớn nhất khi Trái Đất tự quay là

A. vòng cực.

B. cực Bắc.

C. xích đạo.

D. chí tuyến.

Đáp án đúng là: C

Khu vực chuyển động với vận tốc lớn nhất khi Trái Đất tự quay là ở xích đạo và nhỏ nhất ở vùng cực, đặc biệt là hai cực.

Câu 7. Nguyên nhân nào sau đây không sinh ra lực Côriôlit?

A. Hướng chuyển động từ tây sang đông.

B. Chuyển động biểu kiến của Mặt Trời.

C. Trái Đất tự quay quanh trục.

D. Vận tốc dài ở các vĩ tuyến khác nhau.

Đáp án đúng là: B

Nguyên nhân chủ yếu sinh ra lực Côriôlit là do Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng chuyển động từ tây sang đông và vận tốc dài ở các vĩ tuyến khác nhau.

Câu 8. Nguyên nhân tạo nên hiện tượng chuyển động biểu kiến hàng năm của mặt Trời là do

A. Trái Đất chuyển động tịnh tiến quanh Mặt Trời.

B. Mặt Trời đứng yên khi Trái Đất quay quanh trục.

C. Mặt Trời đứng yên khi Trái Đất chuyển động.

D. Trái Đất tự chuyển động quanh trục của mình.

Đáp án đúng là: A

Nguyên nhân tạo nên hiện tượng chuyển động biểu kiến hàng năm của mặt Trời là do Trái Đất chuyển động tịnh tiến quanh Mặt Trời.

Câu 9. Nhận định nào sau đây thể hiện chính xác tác động của lực Côriôlit đến các hiện tượng địa lí trên bề mặt Trái Đất?

A. Bờ phải của các dòng sông bị xói mòn mạnh hơn bờ trái.

B. Các dòng biển chảy theo hướng ngược chiều kim đồng hồ.

C. Gió Tín phong bán cầu Bắc lệch thành hướng đông bắc.

D. Đường ray bên trái bị mòn nhiều hơn đường ray bên phải.

Đáp án đúng là: C

Nhận định thể hiện chính xác tác động của lực Côriôlit đến các hiện tượng địa lí trên bề mặt Trái Đất là gió Tín phong bán cầu Bắc lệch thành hướng đông bắc. Còn các nhận định còn lại đúng nhưng chưa đủ.

Câu 10. Vận tốc tự quay quanh trục của Trái Đất có đặc điểm nào sau đây?

A. Tăng dần từ xích đạo về hai cực.

B. Giống nhau ở tất cả các vĩ tuyến.

C. Lớn nhất ở chí tuyến, giảm dần về hai cực.

D. Lớn nhất ở xích đạo, giảm dần về hai cực.

Đáp án đúng là: D

Khu vực chuyển động với vận tốc lớn nhất khi Trái Đất tự quay là ở xích đạo và nhỏ nhất ở vùng cực, đặc biệt là hai cực (giảm dần từ xích đạo về cực).

Câu 11. Mặt Trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến Bắc vào ngày

A. 22/6.

B. 22/12.

C. 23/9.

D. 21/3

Đáp án đúng là: A

Mặt Trời lên thiên đỉnh là hiện tượng Mặt Trời ở đúng đỉnh đầu lúc 12 giờ trưa. Ở chí tuyến Bắc (ngày 22/6) và Nam (ngày 22/12) có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh.

Câu 12. Nơi nào sau đây trong năm không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh?

A. Nội chí tuyến.

B. Chí tuyến.

C. Ngoại chí tuyến.

D. Xích đạo.

Đáp án đúng là: C

Mặt Trời lên thiên đỉnh là hiện tượng Mặt Trời ở đúng đỉnh đầu lúc 12 giờ trưa. Ở vùng nội chí tuyến có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh 2 lần/năm, chí tuyến Bắc và Nam có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh 1 lần/năm, vùng ngoại chí tuyến không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh.

Câu 13. Mặt Trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến Nam vào ngày

A. 22/6.

B. 22/12.

C. 23/9.

D. 21/3.

Đáp án đúng là: B

Mặt Trời lên thiên đỉnh là hiện tượng Mặt Trời ở đúng đỉnh đầu lúc 12 giờ trưa. Ở chí tuyến Bắc (ngày 22/6) và Nam (ngày 22/12) có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh.

Câu 14. Những ngày nào sau đây trong năm có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Xích đạo?

A. 23/9 và 22/6.

B. 22/12 và 21/3.

C. 21/3 và 23/9.

D. 22/6 và 22/12.

Đáp án đúng là: C

Mặt Trời lên thiên đỉnh là hiện tượng Mặt Trời ở đúng đỉnh đầu lúc 12 giờ trưa. Ở vùng nội chí tuyến có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh 2 lần/năm. Ở xích đạo rơi vào ngày 21/3 và 23/9 có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh.

Câu 15. Quốc gia nào sau đây có nhiều múi giờ đi qua lãnh thổ nhất?

A. Liên bang Nga.

B. Trung Quốc.

C. Ca-na-đa.

D. Hoa Kì.

Đáp án đúng là: A

Liên bang Nga là quốc gia rộng lớn nhất trên thế giới, trải dài trên 11 múi giờ và nằm ở cả hai châu lục Á, Âu.

Xem thêm các bài Lý thuyết Địa lí 10 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 3: Một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống

Lý thuyết Bài 4: Trái đất, thuyết kiến tạo mảng

Lý thuyết Bài 6: Thạch quyển, nội lực

Lý thuyết Bài 7: Ngoại lực

Lý thuyết Bài 8: Khí quyển, sự phân bố nhiệt độ không khí trên trái đất

Mua tài liệu
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!