Lý thuyết Địa lí 10 Bài 3: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống, một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống (Kết nối tri thức)

Mua tài liệu
1900.edu.vn xin giới thiệu Trọn bộ lý thuyết Địa lí 10 Bài 3: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống, một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống Kết nối tri thức hay nhất, có đáp án chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa lí 10 Bài 3. Mời bạn đọc đón xem

Chỉ 100k mua trọn bộ Lý thuyết Địa lí 10 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt (Chỉ 10k cho 1 bài bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 3: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống, một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống

A. Lý Thuyết

1. Sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và đời sống

Để sử dụng, khai thác bản đồ hiệu quả, cần lưu ý những điểm sau

- Xác định rõ nội dung, yêu cầu của việc đọc bản đồ

- Chọn bản đồ phù hợp với nội dung cần tìm hiểu

- Hiểu các yêu tố cơ bản của bản đồ: tỉ lệ bản đồ, kí hiệu bản đồ, phương pháp thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

- Tìm hiểu kĩ bảng chú giải

- Xác định được mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí trên bản đồ

- Đọc các bản đồ có nội dung liên quan để phân tích, so sánh và rút ra nhận định cần thiết. Ví dụ: Khi tìm hiểu về sự phân bố sông ngòi Việt Nam cần tìm hiểu thêm bản đồ gió và bão để hiểu thêm về chế độ nước sông.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 3: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống, một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

2. Một số ứng dụng của GPS và bản đồ trong đời sống

a. Khái niệm GPS và bản đồ số

- GPS (Global Positioning System) – Hệ thống định vị toàn cầu là hệ thống xác định vị trí của bất kì đối tượng nào trên bề mặt trái đất thông qua hệ thống vệ tinh.

- Nguyên lí hoạt động:

Các vệ tinh nhân tạo bay quanh Trái Đất theo quỹ đạo chính xác và phát tín hiệu có thông tin xuống Trái Đất. Các trạm thu GPS nhận thông tin và tính chính xác về vị trí của đối tượng. Khi vị trí đối tượng được xác định, trạm thu GPS có thể tính các thông tin như: tốc độ, hướng chuyển động, thời gian tới điểm đích.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 3: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống, một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Nguyên lí hoạt động của GPS

- Bản đồ số: là tập hợp có tổ chức, lưu trữ các dữ liệu bản đồ trên thiết bị có khả năng đọc như máy tính, điện thoại thông minh, thể hiện dưới dạng hình ảnh bản đồ.

b. Ứng dụng của GPS và bản đồ số

- GPS và bản đồ số được sử dụng phổ biến trong cuộc sống hiện đại với nhiều ứng dụng hữu ích

- Ứng dụng: Định vị, xác định vị trí, dẫn đường, quản lí điều hành sự di chuyển của các đối tượng có gắn các thiết bị định vị, tìm người, thiết bị đã mất…

- GPS và bản đồ số được ứng dụng rộng rãi trong giao thông vận tải, đo đạc khảo sát và thi công công trình, quân sự, khí tượng, giám sát trái đất

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 3: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống, một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Ứng dụng GPS trên điện thoại thông minh để tìm đường đi

B. Trắc Nghiệm

Câu 1. Kí hiệu của bản đồ dùng để thể hiện

A. các đối tượng địa lí trên bản đồ.

B. bản chú giải cuả một bản đồ.

C. hệ thống đường kinh, vĩ tuyến.

D. tỉ lệ của bản đồ so với thực tế.

Đáp án đúng là: A

Kí hiệu của bản đồ dùng để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.

Câu 2. Để xác định phương hướng chính xác trên bản đồ, cần phải dựa vào

A. chú giải và kí hiệu.

B. kinh tuyến và chú giải.

C. các đường kinh, vĩ tuyến.

D. kí hiệu và vĩ tuyến.

Đáp án đúng là: C

Để xác định phương hướng chính xác trên bản đồ, cần phải dựa vào mạng lưới các đường kinh, vĩ tuyến. Nếu bản đồ nào không có hệ thống đường kinh, vĩ tuyến thì dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc hoặc quy định phía trên tờ bản đồ là hướng Bắc.

Câu 3. Muốn tìm hiểu được nội dung của bản đồ, trước hết cần phải nghiên cứu kĩ phần

A. kí hiệu và vĩ tuyến.

B. vĩ tuyến và kinh tuyến.

C. kinh tuyến và chú giải.

D. chú giải và kí hiệu.

Đáp án đúng là: D

Muốn tìm hiểu được nội dung của bản đồ, trước hết cần phải nghiên cứu kĩ phần các đối tượng địa lí được thể hiện ở chú giải và hiểu về các kí hiệu thể hiện trên bản đồ -> Tìm hiểu được bản đồ thể hiện nội dung thế nào và mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí.

Câu 4. Thiết bị nào sau đây bay quanh Trái Đất và phát tín hiệu có thông tin xuống Trái Đất?

A. Vệ tinh nhân tạo.

B. Các loại ngôi sao.

C. Vệ tinh tự nhiên.

D. Trạm hàng không.

Đáp án đúng là: A

GPS là một hệ thống các vệ tinh bay xung quanh Trái Đất theo một quỹ đạo chính xác và phát tín hiệu có thông tin xuống Trái Đất. Các máy thu GPS nhận thông tin này để xác định vị trí của đối tượng trên mặt đất, được hiển thị thông qua hệ toạ độ địa lí và độ cao tuyệt đối.

Câu 5. Hệ thống định vị toàn cầu viết tắt là

A. GPS.

B. GPRS.

C. GSO.

D. VPS.

Đáp án đúng là: A

GPS (viết tắt của Global Positioning System) hay hệ thống định vị toàn cầu là hệ thống xác định vị trí của bất kì đối tượng nào trên bề mặt Trái Đất thông qua hệ thống vệ tinh.

Câu 6. Nhận định nào sau đây không đúng với GPS và bản đồ số?

A. Được sử dụng phổ biến trong đời sống.

B. Xác định vị trí của đối tượng địa lí bất kì.

C. Chỉ được sử dụng trong ngành quân sự.

D. Quản lí sự di chuyển của đối tượng địa lí.

Đáp án đúng là: C

Ngày nay, GPS và bản đồ số được ứng dụng rất phổ biến trong đời sống. Ví dụ: xác định vị trí người dùng hoặc các đối tượng địa lí trên bề mặt Trái Đất, tìm kiếm đường đi, giám sát lộ trình, tốc độ di chuyển các phương tiện giao thông trên bản đồ trực tuyến,...

Câu 7. Ưu điểm lớn nhất của GPS là

A. GPS hoạt động trong mọi địa hình, nhiều ở nước phát triển, mất rất ít phí sử dụng

B. GPS hoạt động trong mọi thời tiết, mạnh nhất trên đất liền, không mất phí sử dụng.

C. GPS hoạt động trong mọi địa hình, mọi nơi trên Trái Đất, mất nhiều phí sử dụng.

D. GPS hoạt động trong mọi thời tiết, mọi nơi trên Trái Đất, không mất phí sử dụng.

Đáp án đúng là: D

GPS hoạt động trong mọi thời tiết, mọi nơi trên Trái Đất, không mất phí sử dụng, chỉ cần có thiết bị thu tín hiệu và phần mềm hỗ trợ. Ngoài GPS, một số hệ thống khác cũng có chức năng tương tự như: GALILEO, GLONASS, BEIDOU,...

Câu 8. Nhận định nào sau đây không đúng với bản đồ số?

A. Là một tập hợp có tổ chức.

B. Lưu trữ các dữ liệu bản đồ.

C. Rất thuận lợi trong sử dụng.

D. Mất nhiều chi phí lưu trữ.

Đáp án đúng là: D

- Bản đồ số là một tập hợp có tổ chức, lưu trữ các dữ liệu bản đồ trên thiết bị có khả năng đọc như máy tính, điện thoại thông minh và được thể hiện dưới dạng hình ảnh bản đồ.

- Bản đồ số rất thuận lợi trong sử dụng, lưu trữ và chỉnh sửa, vì vậy ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong đời sống.

Câu 9. Mũi tên chỉ phương hướng trên bản đồ thường hướng về phía

A. Tây.

B. Đông.

C. Bắc.

D. Nam.

Đáp án đúng là: C

Mũi tên chỉ phương hướng trên bản đồ thường hướng về phía Bắc. Dựa vào mũi tên chỉ phương hướng trên bản đồ, chúng ta có thể xác định được các hướng còn lại (Tây, Đông, Nam và các hướng phụ) trên bản đồ.

Câu 10. Hệ thống GPS thường được kết nối với bản đồ nào sau đây để tạo thành hệ thống bản đồ trực tuyến?

A. Bản đồ kinh tế.

B. Bản đồ số.

C. Bản đồ tự nhiên.

D. Bản đồ quân sự.

Đáp án đúng là: B

Hệ thống GPS thường được kết nối với bản đồ số và phát triển trên môi trường internet, tạo thành hệ thống bản đồ trực tuyến, được tích hợp sẵn trên máy tính hoặc các thiết bị điện tử thông minh.

Câu 11. GPS là một hệ thống các vệ tinh bay xung quanh

A. Trái Đất.

B. Sao Thủy.

C. Mặt Trăng.

D. Mặt Trời.

Đáp án đúng là: A

GPS là một hệ thống các vệ tinh bay xung quanh Trái Đất theo một quỹ đạo chính xác và phát tín hiệu có thông tin xuống Trái Đất. Các máy thu GPS nhận thông tin này để xác định vị trí của đối tượng trên mặt đất, được hiển thị thông qua hệ toạ độ địa lí và độ cao tuyệt đối.

Câu 12. Thiết bị thông minh nào sau đây được gắn định vị GPS?

A. Điện thoại thông minh.

B. Tủ lạnh samsung lớn.

C. Nồi chiêm không dầu.

D. Máy lọc không khí.

Đáp án đúng là: A

Trên tất cả các thiết bị điện thoại thông minh đều có gắn định nvij GPS và bản đồ số -> Giúp người sử dụng dễ dàng tìm đường đi, định vị vị trí và sử dụng các ứng dụng đi kèm (gọi đồ ăn, xe công nghệ,…).

Câu 13. GPS do quốc gia nào sau đây xây dựng, vận hành và quản lí?

A. Liên bang Nga.

B. Nhật Bản.

C. Trung Quốc.

D. Hoa Kì.

Đáp án đúng là: D

GPS do Bộ Quốc phòng Hoa Kì thiết kế, xây dựng, vận hành và quản lí. Ban đầu GPS phục vụ cho mục đích quân sự, nhưng từ năm 1980, Chính phủ Hoa Kì cho phép sử dụng trong dân sự.

Câu 14. GPS và bản đồ số dùng để điều hành sự di chuyển của các đối tượng có gắn thiết bị định vị với không có chức năng nào sau đây?

A. Các cung đường có thể sử dụng, lưu trữ lộ trình.

B. Tìm thiết bị đã mất, biết danh tính người trộm đồ.

C. Chống trộm cho các phương tiện, tính cước phí.

D. Xác định điểm cần đến, quãng đường di chuyển.

Đáp án đúng là: B

- GPS và bản đồ số dùng để dẫn đường, quản lý và điều hành sự di chuyển của các đối tượng có gắn thiết bị định vị với các chức năng như: xác định điểm cần đến, quãng đường di chuyển, các cung đường có thể sử dụng; quản lý, giám sát, lưu trữ lộ trình đường đi của đối tượng (phương tiện giao thông, các cơn bão,...); tính số ki-lô-mét đã di chuyển và cước phí cho xe buýt, xe khách, xe taxi, xe ôm công nghệ,..., chống trộm cho các phương tiện,...

- Ngoài ra, GPS và bản đồ số còn dùng để tìm người, thiết bị đã mất hay để đánh dấu địa điểm khi chụp ảnh cũng như tối ưu hoá kết quả tìm kiếm dựa trên khu vực,...

Câu 15. Kĩ năng nào được xem là phức tạp hơn cả trong số các kĩ năng sau đây?

A. Mô tả vị trí đối tượng.

B. Xác định hệ toạ độ địa lí.

C. Phân tích mối liên hệ.

D. Tính toán khoảng cách.

Đáp án đúng là: C

Kĩ năng bản đồ phức tạp và khó trong bản đồ là phân tích, tìm được các mối liên hệ của các đối tượng địa lí trên bản đồ.

Xem thêm các bài Lý thuyết Địa lí 10 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 1: Môn địa lí với định hướng nghề nghiệp

Lý thuyết Bài 2: Phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

Lý thuyết Bài 4: Sự hình thành Trái Đất, vỏ Trái Đất và vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất

Lý thuyết Bài 5: Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất

Lý thuyết Bài 6: Thạch quyển – Thuyết kiến tạo mảng

Mua tài liệu
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!