Chỉ 100k mua trọn bộ Lý thuyết Địa lí 10 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt (Chỉ 10k cho 1 bài bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Lý thuyết Địa lí 10 Bài 1: Môn địa lí với định hướng nghề nghiệp
A. Lý Thuyết
1. Đặc điểm, vai trò môn địa lí ở trường phổ thông
a. Đặc điểm
- Là môn học thuộc nhóm Khoa học xã hội
- Là môn mang tính tổng hợp vì nó bao gồm cả địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế xã hội
- Có tính liên quan đến các môn: Toán học, vật lí, hóa học, lịch sử, giáo dục kinh tế và pháp luật…
b. Vai trò
- Giúp các em có hiểu biết về khoa học Địa lí, khả năng ứng dụng Địa lí trong đời sống, củng cố và mở rộng nền tảng tri thức, kĩ năng phổ thông, tăng vốn hiểu biết về thiên nhiên, con người, hoạt động sản xuất thêm phong phú, giải thích được các hiện tượng địa lí trong cuộc sống.
- Giáo dục lòng yêu nước, tinh thần hợp tác quốc tế, trách nhiệm với môi trường
- Dần hình thành kĩ năng, năng lực giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, thích ứng với một thế giới luôn biến động, trở thành công dân toàn cầu có trách nhiệm
2. Môn Địa lí với định hướng nghề nghiệp
Kiến thức Địa lí phù hợp với nhiều ngành nghề, lĩnh vực do đặc điểm của môn Địa lí có tính tổng hợp, kiến thức phong phú
+ Địa lí tự nhiên: Các ngành nghề như nông nghiệp, quản lí tài nguyên, môi trường, kĩ sư trắc địa, các ngành liên quan đến khí tượng, thủy văn, thổ nhưỡng…
Nghề khí tượng
+ Địa lí kinh tế xã hội: Kinh tế, du lịch, tài chính ngân hàng, các ngành liên quan đến dân số, xã hội
Nghề hướng dẫn viên du lịch
+ Địa lí tổng hợp: Giáo viên, quy hoạch phát triển, kĩ sư bản đồ, quân sự, ngoại giao
Nghề giáo viên
B. Trắc Nghiệm
Câu 1. Địa lí có những đóng góp giá trị cho
A. mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng.
B. tất cả các linh vực công nghiệp, văn hóa và khám phá vũ trụ.
C. hoạt động dịch vụ, du lịch, giáo dục học và hội nhập quốc tế.
D. các hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp và an ninh quốc phòng.
Đáp án đúng là: A
Trong mọi lĩnh vực kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, dịch vụ,...), cho đến văn hoá - xã hội, an ninh quốc phòng, Địa lí đều có những đóng góp giá trị, góp phần xây dựng nền kinh tế - xã hội phát triển và bền vững.
Câu 2. Nhóm nghề nghiệp liên quan đến thành phần tự nhiên là
A. dân số học, đô thị học.
B. khí hậu học, địa chất.
C. môi trường, tài nguyên.
D. nông nghiệp, du lịch.
Đáp án đúng là: B
Nhóm nghề nghiệp liên quan đến thành phần tự nhiên (khí hậu học, thổ nhưỡng học, địa chất, trồng trọt, chăn nuôi, thiết kế quy hoạch các công trình nông nghiệp, quản lý đất đai và bảo vệ môi trường,...).
Câu 3. Môn Địa lí liên quan chặt chẽ với
A. bản đồ, lược đồ, sơ đồ, bảng thông tin.
B. bản đồ, lược đồ, sơ đồ, bảng số liệu.
C. bản đồ, lược đồ, số học, bảng số liệu.
D. bản đồ, Atlat địa lí, sơ đồ, bảng số liệu.
Đáp án đúng là: B
Môn Địa lí liên quan chặt chẽ với bản đồ, lược đồ, sơ đồ, bảng số liệu,... và với việc tìm hiểu thực tế địa phương bên ngoài trường học.
Câu 4. Nhóm nghề nghiệp liên quan đến tự nhiên tổng hợp là
A. nông nghiệp, du lịch.
B. khí hậu học, địa chất.
C. môi trường, tài nguyên.
D. dân số học, đô thị học.
Đáp án đúng là: C
Nhóm nghề nghiệp liên quan đến tự nhiên tổng hợp (môi trường, tài nguyên thiên nhiên,...).
Câu 5. Địa lí giúp các em có được những hiểu biết cơ bản về
A. khoa học địa lí.
B. khoa học xã hội.
C. khoa học vũ trụ.
D. khoa học tự nhiên.
Đáp án đúng là: A
Địa lí giúp các em có được những hiểu biết cơ bản về khoa học địa lí, khả năng ứng dụng kiến thức địa lí trong đời sống, củng cố và mở rộng nền tảng tri thức, kĩ năng phổ thông, tạo cơ sở vững chắc để các em tiếp tục theo học các ngành nghề liên quan, đồng thời giáo dục cho các em lòng yêu nước, tinh thần hợp tác quốc tế, nhận thức đúng đắn và có trách nhiệm với môi trường.
Câu 6. Đối với xã hội hiện nay, môn Địa lí có vai trò nào sau đây?
A. Định hướng nghề nghiệp, đào tạo các ngành không gian vũ trụ.
B. Góp phần hình thành phẩm chất, năng lực chuyên biệt về xã hội.
C. Cung cấp kiến thức cơ bản về tự nhiên, toán học và ngoại ngữ.
D. Giúp chúng ta thích nghi được với những thay đổi đang diễn ra.
Đáp án đúng là: D
Đối với xã hội hiện nay, môn Địa lí giúp chúng ta biết cách ứng xử và thích nghi được với những thay đổi đang diễn ra trong tự nhiên và xã hội. Trên thực tế, môn Địa lí góp phần hình thành phẩm chất và năng lực giúp các em vận dụng được những kiến thức địa lí đã học vào cuộc sống sinh động hằng ngày và mở ra những định hướng về nghề nghiệp trong tương lai.
Câu 7. Địa lí học gồm có
A. kinh tế đô thị và địa chất học.
B. địa lí tự nhiên và bản đồ học.
C. bản đồ học và kinh tế - xã hội.
D. kinh tế - xã hội và địa lí tự nhiên.
Đáp án đúng là: D
Môn Địa lí ở trường phổ thông bắt nguồn từ khoa học Địa lí. Địa lí học gồm địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế - xã hội. Hai bộ phận này gắn bó chặt chẽ, quan hệ mật thiết với nhau, phản ánh sinh động thực tế cuộc sống.
Câu 8. Học Địa lí giúp người học hiểu biết hơn về
A. quá khứ, hiện tại và định hướng nghề nghiệp.
B. quá khứ, hiện tại và tương lai của toàn cầu.
C. quá khứ, hiện tại và sự hình thành trái đất.
D. quá khứ, hiện tại và kinh tế của địa phương.
Đáp án đúng là: B
Học Địa lí sẽ làm cho kho tàng kiến thức, vốn hiểu biết của các em về thiên nhiên, con người, hoạt động sản xuất ở các nơi trên thế giới ngày càng thêm phong phú, giúp các em hiểu hơn về quá khứ, hiện tại và tương lai của toàn cầu, cũng như vai trò của từng địa phương đối với thế giới.
Câu 9. Địa lí cung cấp kiến thức, cơ sở khoa học và thực tiễn về
A. các yếu tố sinh học, kinh tế - xã hội và môi trường trên Trái Đất.
B. các yếu tố lí học, khoa học trái đất và môi trường trên Trái Đất.
C. các yếu tố sử học, khoa học xã hội và môi trường trên Trái Đất.
D. các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường trên Trái Đất.
Đáp án đúng là: D
Địa lí cung cấp kiến thức, cơ sở khoa học và thực tiễn về các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường trên Trái Đất.
Câu 10. Ở cấp Trung học phổ thông môn Địa lí thuộc nhóm môn nào sau đây?
A. Khoa học xã hội.
B. Kinh tế vĩ mô.
C. Khoa học tự nhiên.
D. Xã hội học.
Đáp án đúng là: A
Môn Địa lí ở cấp Trung học phổ thông thuộc nhóm môn khoa học xã hội.
Câu 11. Môn Địa lí ở trường phổ thông bắt nguồn từ
A. khoa học vũ trụ.
B. khoa học xã hội.
C. khoa học trái đất.
D. khoa học địa lí.
Đáp án đúng là: D
Môn Địa lí ở trường phổ thông bắt nguồn từ khoa học Địa lí. Địa lí học gồm địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế - xã hội. Hai bộ phận này gắn bó chặt chẽ, quan hệ mật thiết với nhau, phản ánh sinh động thực tế cuộc sống.
Câu 12. Học Địa lí có vai trò tạo cơ sở vững chắc để
A. người học khám phá bản thân, môi trường và thế giới.
B. người học tiếp tục theo học các ngành nghề liên quan.
C. người học có khả năng nghiên cứu khoa học về vũ trụ.
D. người học có kiến thức cơ bản về khoa học và xã hội.
Đáp án đúng là: B
Học Địa lí có vai trò tạo cơ sở vững chắc để người học tiếp tục theo học các ngành nghề liên quan, đồng thời giáo dục cho các em lòng yêu nước, tinh thần hợp tác quốc tế, nhận thức đúng đắn và có trách nhiệm với môi trường.
Câu 13. Nhóm nghề nghiệp liên quan đến địa lí tổng hợp là
A. quy hoạch, GIS.
B. khí hậu học, địa chất.
C. nông nghiệp, du lịch.
D. dân số, đô thị học.
Đáp án đúng là: A
Nhóm nghề nghiệp liên quan đến địa lí tổng hợp (quy hoạch, GIS,...).
Câu 14. Kiến thức về địa lí tự nhiên không định hướng ngành nghề nào sau đây?
A. Quản lí đất đai.
B. Kĩ sư nông nghiệp.
C. Bảo vệ môi trường.
D. Quản lí xã hội.
Đáp án đúng là: D
Từ những kiến thức về địa lí tự nhiên (địa hình, khí hậu, thuỷ văn, đất đai, sinh vật và môi trường), các em có thể tham gia vào các hoạt động của ngành nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, thiết kế quy hoạch các công trình nông nghiệp, quản lý đất đai và bảo vệ môi trường.
Câu 15. Kiến thức về địa lí tự nhiên định hướng ngành nghề nào sau đây?
A. Kĩ sư trắc địa.
B. Quản lí đất đai.
C. Quản lí xã hội.
D. Quản lí đô thị.
Đáp án đúng là: B
Từ những kiến thức về địa lí tự nhiên (địa hình, khí hậu, thuỷ văn, đất đai, sinh vật và môi trường), các em có thể tham gia vào các hoạt động của ngành nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, thiết kế quy hoạch các công trình nông nghiệp, quản lý đất đai và bảo vệ môi trường.
Xem thêm các bài Lý thuyết Địa lí 10 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 2: Phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ
Lý thuyết Bài 4: Sự hình thành Trái Đất, vỏ Trái Đất và vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất