Lý thuyết Địa lí 10 Bài 26: Vai trò, đặc điểm, cơ cấu, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ (Cánh diều)

Mua tài liệu
1900.edu.vn xin giới thiệu Trọn bộ lý thuyết Địa lí 10 Bài 26: Vai trò, đặc điểm, cơ cấu, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ Cánh diều hay nhất, có đáp án chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa lí 10 Bài 26. Mời bạn đọc đón xem:

Chỉ 100k mua trọn bộ Lý thuyết Địa lí 10 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt (Chỉ 10k cho 1 bài bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 26: Vai trò, đặc điểm, cơ cấu, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ

A. Lý Thuyết

I. Vai trò của dịch vụ

- Phát triển nguồn nhân lực và phát triển con người, giải quyết tốt các vấn đề xã hội.

- Góp phần khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

- Phát triển công nghiệp, nông nghiệp và thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Kết nối các hệ thống, yếu tố của các thành phần kinh tế, đáp ứng nhu cầu phát triển của kinh tế - xã hội.

- Thúc đẩy phân công lao động, toàn cầu hoá và hội - nhập quốc tế.

II. Đặc điểm của dịch vụ

- Sản phẩm của ngành dịch vụ không mang tính vật chất.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 26: Vai trò, đặc điểm, cơ cấu, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ - Cánh diều (ảnh 1)

Giáo dục cũng là một ngành dịch vụ

- Hoạt động dịch vụ có tính linh hoạt cao nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của sản xuất và đời sống xã hội.

- Hoạt động dịch vụ có tính hệ thống. Các nhóm ngành dịch vụ là những mắt xích trong một chuỗi liên kết giữa sản xuất với sản xuất, sản xuất với cung ứng, với tiêu dùng,...

- Không gian lãnh thổ của dịch vụ ngày càng mở rộng. Hoạt động dịch vụ không giới hạn ở một khu vực, một quốc gia mà phát triển toàn cầu.

III. Cơ cấu ngành dịch vụ

- Dịch vụ là kết quả của quá trình lao động nhằm thoả mãn các nhu cầu sản xuất và đời sống con người nên có cơ cấu ngành đa dạng và phức tạp.

- Phân chia các ngành dịch vụ hiện nay dựa vào hoạt động dịch vụ, bao gồm:

+ Dịch vụ kinh doanh.

+ Dịch vụ tiêu dùng.

+ Dịch vụ công.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 26: Vai trò, đặc điểm, cơ cấu, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ - Cánh diều (ảnh 1)

IV. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ

1. Nhân tố: vị trí địa lí

- Ảnh hưởng đến sự phát triển các loại hình dịch vụ và sự phân bố mạng lưới các hoạt động dịch vụ.

2. Nhân tố: tự nhiên

- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các loại hình dịch vụ, đặc biệt là du lịch.

3. Nhân tố: kinh tế - xã hội

- Trình độ phát triển kinh tế: Quyết định sự phát triển và phân bố, tính đa dạng và quy mô các ngành dịch vụ.

- Đặc điểm dân số: ảnh hưởng đến: tốc độ phát triển, cơ cấu và mạng lưới phân bố các

ngành dịch vụ; Sức mua, nhu cầu dịch vụ,...

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 26: Vai trò, đặc điểm, cơ cấu, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ - Cánh diều (ảnh 1)

Nhu cầu mua bán sản phẩm

- Thị trường: Phát triển thương mại và phân bố các loại hình dịch vụ.

- Vốn đầu tư: khuyến khích phát triển mạnh các ngành dịch vụ; phát triển dịch vụ trong nước và thế giới.

- Khoa học – công nghệ: Thay đổi phương thức sản xuất nhiều loại hình dịch vụ, phát triển dịch vụ có hàm lượng chất xám cao.

- Văn hóc, lịch sử: Hình thức tổ chức mạng lưới dịch vụ và sự phát triển, phân bố dịch vụ du lịch.

B. Trắc Nghiệm

Câu 1. Nhận định nào sau đây đúng với ngành dịch vụ?

A. Trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất.

B. Ít tác động đến tài nguyên môi trường.

C. Phụ thuộc cho các yêu cầu trong sản xuất và sinh hoạt.

D. Tham gia vào khâu cuối cùng của các ngành sản xuất.

Đáp án đúng là: C

Vai trò của ngành dịch vụ là thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất phát triển mạnh, cho phép khai thác tốt hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động.

Câu 2. Ngành dịch vụ nào sau đây không thuộc nhóm ngành dịch vụ kinh doanh?

A. Bảo hiểm.

B. Tài chính.

C. Các hoạt động đoàn thể.

D. Giao thông vận tải.

Đáp án đúng là: C

Nhóm ngành thuộc ngành dịch vụ kinh doanh bao gồm vận tải và thông tin liên lạc, tài chính, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, các dịch vụ nghề nghiệp,...

Câu 3. Ngành dịch vụ nào sau đây thuộc nhóm các dịch vụ tiêu dùng?

A. Hành chính công.

B. Hoạt động bán buôn, bán lẻ.

C. Thông tin liên lạc.

D. Hoạt động đoàn thể.

Đáp án đúng là: B

Người ta thường chia dịch vụ thành ba nhóm:

- Dịch vụ kinh doanh: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải hàng hoá, bưu chính viễn thông,...

- Dịch vụ tiêu dùng: y tế, giáo dục, thể dục, thể thao, du lịch, bán buôn, bán lẻ,…

- Dịch vụ công: hành chính công, các hoạt động đoàn thể, thủ tục hành chính,...

Câu 4. Mạng lưới ngành dịch vụ có qui mô lớn hay nhỏ phụ thuộc vào đặc điểm nào sau đây?

A. Trình độ phát triển kinh tế.

B. Mức sống và thu nhập thực tế.

C. Phân bố dân cư và mạng lưới quần cư.

D. Quy mô và cơ cấu dân số.

Đáp án đúng là: C

Phân bố dân cư và mạng lưới quần cư ảnh hưởng đến sự phát triển của mạng lưới dịch vụ. Ví dụ: Dân cư đông, mạng lưới dịch vụ dày, dân cư phân tán, khó khăn cho ngành dịch vụ. Cụ thể dễ dàng quyết định thành lập một trường cấp I cho một làng 4 đến 5 nghìn dân, khó lập một trường cho một bản có 4 đến 5 trăm dân.

Câu 5. Các thành phố, thị xã là các trung tâm dịch vụ không phải bởi lí do nào sau đây?

A. Dân cư tập trung cao, nhu cầu phục vụ lớn, nhiều lao động trình độ cao.

B. Có sức thu hút lớn đối vớidân cư vùng nông thôn và miền núi.

C. Thường là trung tâm kinh tế, văn hóa chính trị của cả nước, địa phương.

D. Thường là các trung tâm công nghiệp cần nhiều loại hình dịch vụ kinh doanh.

Đáp án đúng là: B

Các thành phố, thị xã là các trung tâm dịch vụ chủ yếu là do ở đây có dân cư tập trung cao, nhu cầu phục vụ lớn, nhiều lao động trình độ cao; Các thành phố, thị xã là các trung tâm công nghiệp cần nhiều loại hình dịch vụ kinh doanh và thường là trung tâm kinh tế, văn hóa chính trị của cả nước, địa phương.

Câu 6. Các dịch vụ hành chính công, các hoạt động đoàn thể,... thuộc nhóm ngành dịch vụ?

A. Tiêu dùng.

B. Bảo hiểm.

C. Dịch vụ công.

D. Kinh doanh.

Đáp án đúng là: C

Các dịch vụ hành chính công, các hoạt động đoàn thể,... thuộc nhóm ngành dịch vụ công.

Câu 7. Nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và rõ nét nhất đến sức mua và nhu cầu dịch vụ là

A. truyền thống văn hóa.

B. năng suất lao động xã hội.

C. sự phân bố các điểm dân cư.

D. mức sống và thu nhập thực tế.

Đáp án đúng là: D

Nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và rõ nét nhất đến sức mua và nhu cầu dịch vụ là mức sống và thu nhập thực tế.

Câu 8. Ngành dịch vụ nào sau đây thuộc nhóm dịch vụ tiêu dùng?

A. Hoạt động đoàn thể.

B. Thông tin liên lạc.

C. Hành chính công.

D. Hoạt động bán buôn, bán lẻ.

Đáp án đúng là: D

Ngành dịch vụ thuộc nhóm dịch vụ tiêu dùng là các hoạt động bán buôn, bán lẻ.

Câu 9. Trung Tâm dịch vụ lớn nhất ở khu vực Đông Á là

A. Tô-ky-ô.

B. Thượng Hải.

C. Xơ-un.

D. Bắc Kinh.

Đáp án đúng là: A

Trên thế giới các thành phố cực lớn, đồng thời là trung tâm dịch vụ lớn: NiuIooc (Bắc Mĩ, Luân Đôn (Tây Âu), Tôkyô (Đông Á).

Câu 10. Ngành dịch vụ nào sau đây không thuộc nhóm ngành dịch vụ kinh doanh?

A. Các hoạt động đoàn thể.

B. Giao thông vận tải.

C. Bảo hiểm.

D. Tài chính.

Đáp án đúng là: A

Người ta thường chia dịch vụ thành ba nhóm:

- Dịch vụ kinh doanh: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải hàng hoá, bưu chính viễn thông,...

- Dịch vụ tiêu dùng: y tế, giáo dục, thể dục, thể thao, du lịch, bán buôn, bán lẻ,…

- Dịch vụ công: hành chính công, các hoạt động đoàn thể, thủ tục hành chính,...

Câu 11. Nhân tố nào sau đây có tác động mạnh tới tốc độ phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ?

A. Trình độ phát triển kinh tế.

B. Quy mô và cơ cấu dân số.

C. Phân bố dân cư và mạng lưới quần cư.

D. Truyền thống văn hóa và phong tục tập quán.

Đáp án đúng là: B

Quy mô và cơ cấu dân số là nhân tố có tác động mạnh tới tốc độ phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ.

Câu 12. Đối với việc hình thành các điểm du lịch, nhân tố có vai trò đặc biệt quan trọng là

A. tài nguyên du lịch.

B. sự phân bố các điểm dân cư.

C. trình độ phát triển kinh tế.

D. cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng.

Đáp án đúng là: A

Đối với việc hình thành các điểm du lịch, nhân tố có vai trò đặc biệt quan trọng là tài nguyên du lịch.

Câu 13. Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán có ảnh hưởng không nhỏ đến

A. Hình thức tổ chức và mạng lưới ngành dịch vụ.

B. Sự ra đời của ngành dịch vụ.

C. Chất lượng lao động ngành dịch vụ.

D. Cơ cấu ngành dịch vụ.

Đáp án đúng là: A

Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán có ảnh hưởng không nhỏ đến các hình thức tổ chức và mạng lưới ngành dịch vụ.

Câu 14. Ở nhiều quốc gia trên thế giới, người ta thường chia các ngành dịch vụ ra thành mấy nhóm?

A. 5 nhóm.

B. 3 nhóm.

C. 2 nhóm.

D. 4 nhóm.

Đáp án đúng là: B

Ở nhiều quốc gia trên thế giới, người ta thường chia các ngành dịch vụ ra thành 3 nhóm, đó là dịch vụ kinh doanh, dịch vụ tiêu dùng và dịch vụ công.

Câu 15. Các ngành: giao thông vận tải, thông tin liên lạc, tài chính, tín dụng, kinh doanh bất động sản,… thuộc nhóm ngành dịch vụ nào sau đây?

A. Dịch vụ kinh doanh.

B. Dịch vụ tư.

C. Dịch vụ công.

D. Dịch vụ tiêu dùng.

Đáp án đúng là: A

Dịch vụ kinh doanh bao gồm các ngành: giao thông vận tải, thông tin liên lạc, tài chính, tín dụng, kinh doanh bất động sản, tư vấn, các dịch vụ nghề nghiệp,...

Xem thêm các bài Lý thuyết Địa lí 10 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 24: Địa lí một số ngành công nghiệp

Lý thuyết Bài 25: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Lý thuyết Bài 27: Địa lí giao thông vận tải và bưu chính viễn thông

Lý thuyết Bài 28: Thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch

Lý thuyết Bài 29: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Mua tài liệu
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!