Lý thuyết Địa lí 10 Bài 2: Phương pháp sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và trong đời sống (Chân trời sáng tạo)

Mua tài liệu
1900.edu.vn xin giới thiệu Trọn bộ lý thuyết Địa lí 10 Bài 2: Phương pháp sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và trong đời sống Chân trời sáng tạo hay nhất, có đáp án chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa lí 10 Bài 2. Mời bạn đọc đón xem:

Chỉ 100k mua trọn bộ Lý thuyết Địa lí 10 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt (Chỉ 10k cho 1 bài bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 2: Phương pháp sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và trong đời sống

A. Lý Thuyết

I. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG HỌC TẬP ĐỊA LÍ

- Sử dụng bản đồ trong học tập địa lí giúp tìm hiểu kiến thức về tự nhiên, kinh tế – xã hội, rèn luyện các kĩ năng đọc bản đồ, vẽ lược đồ, tính toán, so sánh, nhận xét, phân tích,…

- Các bước tiến hành:

+ Xác định yêu cầu và mục đích của việc sử dụng bản đồ.

+ Lựa chọn bản đồ phù hợp với nội dung, mục đích cần tìm hiểu.

+ Định hướng nội dung cần khai thác từ bản đồ

- Sử dụng bản đồ cần hiểu rõ mối quan hệ tương hỗ và nhân quả giữa các đối tượng địa lí, phát triển tư duy không gian.

Lý thuyết Bài 2: Phương pháp sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và trong đời sống - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

II. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG ĐỜI SỐNG

- Bản đồ được sử dụng rộng rãi trong nhiều hoạt động và lĩnh vực của đời sống xã hội:

+ Trong sinh hoạt hằng ngày: để xác định vị trí; tìm đường đi; tính khoảng cách; xem dự báo thời tiết,

+ Trong sản xuất, kinh doanh dịch vụ: quy hoạch phát triển vùng, xây dựng các công trình thuỷ lợi, các trung tâm công nghiệp, các tuyến đường giao thông

+ Trong lĩnh vực quân sự: xây dựng các phương án tác chiến.

- Cách sử dụng bản đồ cho một số hoạt động thường gặp trong đời sống: xác định vị trí, tìm đường đi, tính khoảng cách địa lí,

Lý thuyết Bài 2: Phương pháp sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và trong đời sống - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

B. Trắc Nghiệm

Câu 1. Để giải thích sự phân bố của một số trung tâm công nghiệp thực phẩm, cần sử dụng bản đồ công nghiệp và các bản đồ

A. ngư nghiệp, lâm nghiệp.

B. lâm nghiệp, dịch vụ.

C. nông nghiệp, lâm nghiệp.

D. nông nghiệp, ngư nghiệp.

Đáp án đúng là: D

Để giải thích sự phân bố của một số trung tâm công nghiệp thực phẩm, cần sử dụng bản đồ công nghiệp và các bản đồ nông nghiệp, ngư nghiệp. Để phát triển công nghiệp thực phẩm thì phải nguồn nguyên liệu đồi dào từ ngành nông, lâm và ngư nghiệp kết hợp với sự phát triển của các trung tâm công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp chế biến.

Câu 2. Bản đồ có tỉ lệ 1:300.000, thì 7cm trên bản đồ tương ứng trên thực địa là

A. 210 m.

B. 21,0 km.

C. 210 km.

D. 210 cm.

Đáp án đúng là: B

Khoảng cách thực địa = Khoảng cách trên bản đồ x tỉ lệ bản đồ. Đổi ra đơn ki-lô-mét (km). Khoảng cách thực địa = 7×300 000 = 2 100 000 (cm) = 21 (km).

Câu 3. Bản đồ địa lí không thể cho biết nội dung nào sau đây?

A. Lịch sử phát triển tự nhiên.

B. Hình dạng của một lãnh thổ.

C. Vị trí của đối tượng địa lí.

D. Sự phân bố các điểm dân cư.

Đáp án đúng là: A

Bản đồ địa lí thường thể hiện các nội dung về hình dáng một lãnh thổ bất kì, sự phân bố các đối tượng dân cư, kinh tế-xã hội, đặc điểm tự nhiên, vị trí địa lí của một đối tượng bất kì,… Bản đồ địa lí không thể hiện được lịch sử phát triển tự nhiên.

Câu 4. Đối với học sinh, bản đồ là phương tiện để

A. học thay sách giáo khoa.

B. thư dãn sau khi học bài.

C. học tập và ghi nhớ các địa danh.

D. học tập và rèn các kĩ năng địa lí.

Đáp án đúng là: D

Đối với học sinh, bản đồ là phương tiện để học tập, nghiên cứu kiến thức về các đối tượng địa lí và rèn luyện các kĩ năng địa lí.

Câu 5. Muốn tìm hiểu được nội dung của bản đồ, trước hết cần phải nghiên cứu kĩ phần

A. vĩ tuyến và kinh tuyến.

B. kí hiệu và vĩ tuyến.

C. kinh tuyến và chú giải.

D. chú giải và kí hiệu.

Đáp án đúng là: D

Muốn tìm hiểu được nội dung của bản đồ, trước hết cần phải nghiên cứu kĩ phần các đối tượng địa lí được thể hiện ở chú giải và hiểu về các kí hiệu thể hiện trên bản đồ -> Tìm hiểu được bản đồ thể hiện nội dung thế nào và mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí.

Câu 6. Việc tính toán khoảng cách các địa điểm nhằm mục đích nào sau đây?

A. Tính toán thời gian, lựa chọn phương tiện, chủ động lên kế hoạch cho việc đi lại.

B. Tính toán thời gian, lựa chọn hướng di chuyển, chủ động kế hoạch cho việc đi lại.

C. Tính toán thời gian, lựa chọn phương tiện, chủ động đi lại và cung đường cần đi.

D. Tính toán thời gian, lựa chọn bản đồ, chủ động kế hoạch và sắp xếp phương tiện.

Đáp án đúng là: A

Trong đời sống, đôi khi chúng ta cần biết khoảng cách giữa các địa điểm để tính toán thời gian, lựa chọn phương tiện, chủ động lên kế hoạch cho việc đi lại và làm việc của mình.

Câu 7. Để giải thích chế độ nước của một hệ thống sông, cần phải sử dụng bản đồ sông ngòi và các bản đồ

A. khí hậu, địa hình.

B. thổ nhưỡng, khí hậu.

C. khí hậu, sinh vật.

D. địa hình, thổ nhưỡng.

Đáp án đúng là: A

Để giải thích chế độ nước của một hệ thống sông, cần phải sử dụng bản đồ sông ngòi và các bản đồ khí hậu để biết khu vực nào mưa nhiều/ít, chế độ mưa,… và bản đồ địa hình (hình thái địa hình, hướng, dạng địa hình,…).

Câu 8. Để giải thích sự phân bố mưa của một khu vực, cần sử dụng bản đồ khí hậu và bản đồ

A. sinh vật.

B. địa hình.

C. thổ nhưỡng.

D. sông ngòi.

Đáp án đúng là: B

Để giải thích sự phân bố mưa của một khu vực, cần sử dụng bản đồ khí hậu để biết khu vực nào mưa nhiều/ít, chế độ mưa,… và bản đồ địa hình (hình thái địa hình, hướng, dạng địa hình,…).

Câu 9. Trong sinh hoạt hằng ngày, bản đồ dùng để

A. xác định vị trí; tìm đường đi, tính khoảng cách.

B. xây dựng các phương án phòng thủ và tấn công.

C. quy hoạch phát triển vùng, các công trình thuỷ lợi.

D. thiết kế các tuyến đường giao thông hay du lịch.

Đáp án đúng là: A

Trong sinh hoạt hằng ngày, bản đồ dùng để xác định vị trí; tìm đường đi, tính khoảng cách; xem dự báo thời tiết,...

Câu 10. Bản đồ số được cài đặt trên

A. các thiết bị điện tử.

B. các công cụ nội trợ.

C. các tòa nhà cao cấp.

D. các thiết bị ghi âm.

Đáp án đúng là: A

Ngày nay, việc tìm đường đi trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn nhờ các bản đồ số được cài đặt trên thiết bị điện tử.

Câu 11. Kí hiệu của bản đồ dùng để thể hiện

A. tỉ lệ của bản đồ so với thực tế.

B. hệ thống đường kinh, vĩ tuyến.

C. bản chú giải cuả một bản đồ.

D. các đối tượng địa lí trên bản đồ.

Đáp án đúng là: D

Kí hiệu của bản đồ dùng để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.

Câu 12. Kĩ năng nào được xem là phức tạp hơn cả trong số các kĩ năng sau đây?

A. Phân tích mối liên hệ.

B. Tính toán khoảng cách.

C. Xác định hệ toạ độ địa lí.

D. Mô tả vị trí đối tượng.

Đáp án đúng là: A

Kĩ năng bản đồ phức tạp và khó trong bản đồ là phân tích, tìm được các mối liên hệ của các đối tượng địa lí trên bản đồ.

Câu 13. Mũi tên chỉ phương hướng trên bản đồ thường hướng về

A. Nam.

B. Đông.

C. Tây.

D. Bắc.

Đáp án đúng là: D

Mũi tên chỉ phương hướng trên bản đồ thường hướng về phía Bắc. Dựa vào mũi tên chỉ phương hướng trên bản đồ, chúng ta có thể xác định được các hướng còn lại (Tây, Đông, Nam và các hướng phụ) trên bản đồ.

Câu 14. Trong các hoạt động kinh tế, bản đồ không dùng để

A. quy hoạch các trung tâm công nghiệp, khu đô thị.

B. quy hoạch phát triển vùng, các công trình thuỷ lợi.

C. xây dựng các phương án phòng thủ và tấn công.

D. thiết kế các tuyến đường giao thông hay du lịch.

Đáp án đúng là: C

Trong sản xuất, kinh doanh dịch vụ hay các dự án, quy hoạch phát triển vùng, việc xây dựng các công trình thuỷ lợi, các trung tâm công nghiệp, các tuyến đường giao thông hay thiết kế các chương trình du lịch... người ta đều phải sử dụng bản đồ.

Câu 15. Để xác định phương hướng chính xác trên bản đồ, cần phải dựa vào

A. các đường kinh, vĩ tuyến.

B. kí hiệu và vĩ tuyến.

C. chú giải và kí hiệu.

D. kinh tuyến và chú giải.

Đáp án đúng là: A

Để xác định phương hướng chính xác trên bản đồ, cần phải dựa vào mạng lưới các đường kinh, vĩ tuyến. Nếu bản đồ nào không có hệ thống đường kinh, vĩ tuyến thì dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc hoặc quy định phía trên tờ bản đồ là hướng Bắc.

Xem thêm các bài Lý thuyết Địa lí 10 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 1: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

Lý thuyết Bài 3: Một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống

Lý thuyết Bài 4: Trái đất, thuyết kiến tạo mảng

Lý thuyết Bài 5: Hệ quả địa lí các chuyển động của trái đất

Lý thuyết Bài 6: Thạch quyển, nội lực

Mua tài liệu
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!