Lý thuyết Địa lí 10 Bài 12: Đất và sinh quyển (Cánh diều)

Mua tài liệu
1900.edu.vn xin giới thiệu Trọn bộ lý thuyết Địa lí 10 Bài 12: Đất và sinh quyển Cánh diều hay nhất, có đáp án chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa lí 10 Bài 12. Mời bạn đọc đón xem:

Chỉ 100k mua trọn bộ Lý thuyết Địa lí 10 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt (Chỉ 10k cho 1 bài bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 12: Đất và sinh quyển

A. Lý Thuyết

I. Đất và lớp vỏ phong hóa

- Khái niệm

+ Đất là lớp vật chất tơi xốp nằm trên cùng của bề mặt lục địa.

+ Lớp vỏ phong hoá là sản phẩm phong hoá của đá gốc, nằm phía dưới lớp đất và phía trên cùng của tầng đá gốc.

- Thành phần: Vô cơ, hữu cơ, nước, không khí và được đặc trưng bởi độ phì.

- Độ phì là khả năng cung cấp chất dinh dưỡng, khoáng, nước, nhiệt, khí cho thực vật sinh trưởng và phát triển, tạo ra năng suất cây trồng.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 12: Đất và sinh quyển - Cánh diều (ảnh 1)

II. Các nhân tố hình thành đất

Đất được hình thành do tác động đồng thời của nhiều nhân tố

* Đá mẹ

- Là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất

- Quyết định đến thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới của đất

* Khí hậu

- Nhiệt và ẩm làm phá hủy đá gốc, tạo ra các sản phẩm phong hóa và tiếp tục phong hía thành đất

- Ảnh hưởng đến chế độ nhiệt ẩm của đất, sự hòa tan, rửa trôi hoặc tích tụ vật chất trong các tầng đất

* Sinh vật

- Cung cấp chất dinh dưỡng cho đất

- Thực vật cing cấp chất hữu cơ

- Vi sinh vật phân giải xác thực vật và động vật tổng hợp thành mùn

* Địa hình

- Độ cao: Những vùng núi cao, do nhiệt độ thấp nên quá trình phong hoá diễn ra chậm làm quá trình hình thành đất diễn ra yếu.

- Hướng sườn: Sườn đón nắng và đón gió ẩm có nhiệt ẩm dồi dào hơn sườn khuất nắng, khuất gió nên đất giàu mùn hơn.

- Độ dốc:

+ Địa hình dốc có sự xâm thực và xói mòn diễn ra mạnh hơn, nhất là trong điều kiện mất lớp phủ thực vật nên đất thường mỏng và bị bạc màu.

+ Địa hình bằng phẳng có quá trình bồi tụ chiếm ưu thế nên tầng đất dày và giàu chất dinh dưỡng hơn.

- Hình thái địa hình: Nơi trũng thấp ngập nước thường xuyên có đất ( khác với nơi cao ráo thoát nước tốt.

* Thời gian

Thời gian từ khi một loại đất bắt đầu được hình thành đến nay được gọi là tuổi đất. Trong thời gian đó xảy ra toàn bộ các hiện tượng của quá trình hình thành đất, tác động của các nhân tố hình thành đất.

* Con người

- Hoạt động sản xuất của con người làm cho đất tốt lên hay xấu đi.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 12: Đất và sinh quyển - Cánh diều (ảnh 1)

Bón phân để cải tạo đất

III. Khái niệm, đặc điểm và giới hạn của sinh quyển

- Khái niệm:

+ Là toàn bộ sinh vật sinh sống trên Trái Đất, tạo thành một quyển của Trái Đất.

+ Có thể hiểu, sinh quyển là thế giới của sinh vật sống trên Trái Đất.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 12: Đất và sinh quyển - Cánh diều (ảnh 1)

Tranh minh họa về sinh quyển

- Đặc điểm chủ yếu của sinh quyển là các cơ thể sống. Trong đó:

+ Thực vật là một thành phần quan trọng của sinh quyển.

+ Động vật thường sống thành bầy đàn trong các môi trường tự nhiên khác nhau.

+ Vi sinh vật có mặt ở khắp nơi, có tính thích nghi mạnh và sinh sản nhanh.

- Tác động: Sinh quyển ảnh hưởng đến sự phát triển của các quyển khác trên Trái Đất.

- Giới hạn:

+ Phụ thuộc vào giới hạn phân bố của sinh vật, bao gồm toàn bộ thuỷ quyển, phần thấp của khí quyển, lớp đất và một phần của thạch quyển.

+ Giới hạn phía trên của sinh quyển là nơi tiếp giáp lớp ô-zôn của khí quyển.

+ Giới hạn dưới ở lục địa là đáy lớp vỏ phong hoá, ở đại dương xuống tận các hố sâu đại dương (sâu nhất khoảng 11 km).

+ Thường tập trung nhiều ở khoảng vài chục mét ở phía trên và dưới bề mặt đất.

IV. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật

1. Khí hậu

- Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm không khí là những nhân tố tác động làm thay đổi sự phát triển và phân bố của sinh vật:

+ Ánh sáng: Điều kiện sinh tồn quan trọng bậc nhất của cây xanh, nhờ có ánh sáng mà cây xanh mới thực hiện được quá trình quang hợp.

+ Nhiệt độ: Mỗi loài sinh vật thích nghi với một giới hạn nhiệt độ nhất định.

+ Độ ẩm không khí: Rất cần thiết cho sinh vật. Hầu hết các sinh vật trên Trái Đất đều khó tồn tại và phát triển trong môi trường rất khô hạn.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 12: Đất và sinh quyển - Cánh diều (ảnh 1)

Cây xương rồng có thể sống ở những nơi rất khô cạn

2. Nước

- Nước rất cần thiết cho sinh vật sinh trưởng và phát triển.

- Mỗi loài có nhu cầu về nước khác nhau.

+ Các loài sinh vật ưa ẩm thường phân bố nhiều ở vùng xích đạo, nhiệt đới ẩm,...

+ Các loài ưa khô thường sống ở thảo nguyên, hoang mạc,...

3. Đất

- Sự phát triển, phân bố thực vật chịu ảnh hưởng từ các đặc tính lí, hoá, độ phì của đất.

- Mỗi loài thực vật phát triển thích hợp ở mỗi loại đất nhất định.

- Một số loài động vật không thích ánh sáng thường trú ẩn trong các hang ở dưới đất.

4. Địa hình

- Độ cao địa hình làm thay đổi nhiệt độ và lượng mưa, từ đó có các vành đai sinh vật khác nhau.

- Hướng sườn khác nhau thường có lượng nhiệt, ẩm và sự chiếu sáng khác nhau nên sinh vật phát triển khác nhau, độ cao bắt đầu và kết thúc của các vành đai sinh vật cũng khác nhau.

- Sườn dốc thường bị xâm thực, xói mòn nhiều hơn sườn thoải nên thảm thực vật cũng kém phát triển hơn.

5. Sinh vật

- Thực vật, động vật, vi sinh vật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong chuỗi thức ăn.

- Nơi có thảm thực vật xanh tốt thuận lợi cho động vật ăn cỏ, ở đó có các động vật ăn thịt và vi sinh vật có điều kiện hoạt động phân giải chất hữu cơ mạnh mẽ.

- Động vật còn có mối quan hệ với thực vật về nơi cư trú.

6. Con người

Tác động tích cực:

+ Mở rộng phạm vi phân bố của sinh vật.

+ Lai tạo để tạo ra các giống mới đã làm đa dạng thêm các loài sinh vật.

+ Việc trồng rừng trên phạm vi thế giới sẽ làm tăng độ che phủ rừng.

- Tác động tiêu cực: phá rừng, khai thác rừng bừa bãi đã làm giảm sự đa dạng sinh học, nhiều loài đang có nguy cơ tuyệt chủng.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 12: Đất và sinh quyển - Cánh diều (ảnh 1)

Tình trạng chặt phá rừng

B. Trắc Nghiệm

Câu 1. Hậu quả lớn nhất của việc đốt nương làm rẫy là làm cho đất

A. xói mòn nhiều hơn.

B. bị phá vỡ cấu tượng.

C. biến đổi tính chất.

D. tăng lượng chất hữu cơ.

Đáp án đúng là: A

Hậu quả lớn nhất của việc đốt nương làm rẫy là làm cho đất xói mòn nhiều hơn, nhiều khu vực trơ sỏi đá và bạc màu.

Câu 2. Loại đất nào sau đây thsich hợp nhất để trồng cây công nghiệp lâu năm?

A. Đất xám.

B. Đất phù sa.

C. Đất cát pha.

D. Đất đỏ badan.

Đáp án đúng là: D

Đất badan là loại đất thích hợp nhất để trồng cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, điều, tiêu,….

Câu 3. Các thành phần chính của lớp đất là

A. cơ giới, không khí, chất vô cơ và mùn.

B. nước, không khí, chất hữu cơ và độ phì.

C. chất hữu cơ, nước, không khí và sinh vật.

D. không khí, nước, chất hữu cơ và vô cơ.

Đáp án đúng là: D

Các thành phần chính của lớp đất là không khí (25%), nước (25%), chất hữu cơ (5%) và vô cơ (45%). Chất vô cơ chiếm phần lớn trọng lượng của đất bao gồm các hạt cát, hạt sét,… Tỉ lệ các thành phần trong đất thay đổi tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên hình thành đất.

Câu 4. Đất có tuổi già nhất là ở vùng

A. ôn đới và hàn đới.

B. nhiệt đới và cận nhiệt.

C. cận nhiệt và ôn đới

D. nhiệt đới và ôn đới.

Đáp án đúng là: B

Đất có tuổi già nhất là ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt. Khu vực này có nền nhiệt, ẩm cao nên quá trình hình thành đất diễn ra nhanh, sớm.

Câu 5. Đặc điểm nào sau đây không đúng với thành phần hữu cơ trong đất?

A. Thành phần quan trọng nhất của đất.

B. Thường ở tầng trên cùng của đất.

C. Đá mẹ là sinh ra thành phần hữu cơ.

D. Chiếm một tỉ lệ nhỏ trong lớp đất.

Đáp án đúng là: C

Thành phần hữu cơ có đặc điểm là: chiếm một tỉ lệ nhỏ nhưng là thành phần quan trọng nhất của đất, chủ yếu ở tầng trên, màu xám hoặc đen (sinh vật phân hủy -> Chất mùn cho cây). Sinh vật là nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ.

Câu 6. Vai trò của địa hình trong việc hình thành đất là

A. làm phá huỷ đá gốc.

B. cung cấp chất hữu cơ.

C. tạo các vành đai đất.

D. cung cấp chất vô cơ.

Đáp án đúng là: C

Vai trò của địa hình trong việc hình thành đất là tạo các vành đai đất. Đặc biệt là các vành đai đất theo độ cao do càng lên cao nhiệt độ càng thấp nên quá trình phong hoá diễn ra chậm làm quá trình hình thành đất diễn ra yếu, ở những độ cao khác nhau sẽ tạo ra những loại đất khác nhau.

Câu 7. Nhân tố đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất là

A. Sinh vật.

B. Khí hậu.

C. Đá mẹ.

D. Địa hình.

Đáp án đúng là: A

Sinh vật đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành đất: thực vật cung cấp vật chất hữu cơ, rễ thực vật bám vào các khe nứt của đá làm phá huỷ đá. Vi sinh vật phân giải xác sinh vật và tổng hợp thành mùn. Động vật sống trong đất cũng góp phần làm biến đổi tính chất đất.

Câu 8. Tác động nào sau đây của con người khôngảnh hưởng tới quá trình hình thành đất?

A. Đưa vật nuôi từ lục địa này sang lục địa khác.

B. Tăng cường chặt phá rừng, phá rừng bừa bãi.

C. Bón phân, làm thuỷ lợi, thau chua rửa mặn.

D. Đốt nương làm rẫy, làm nhiều vụ trong năm.

Đáp án đúng là: A

Con người không tham gia vào quá trình hình thành đất tự nhiên nhưng lại có vai trò rất quan trọng làm biến đổi đất, tạo ra một số loại đất có tính chất bị biến đổi, như đất trồng lúa nước, đất bạc màu, đất xói mòn trơ sỏi đá,… thông qua các hoạt động như chặt phá rừng, đốt nương làm rẫy, bón nhiều phân hóa học, làm thủy lợi, trồng cây xanh,…

Câu 9. Thành phần hữu cơ của lớp đất có đặc điểm nào sau đây?

A. Chiếm một tỉ lệ lớn trong lớp đất.

B. Tồn tại ở giữa các khe hở của đất.

C. Nằm ở tầng dưới cùng của lớp đất.

D. Thành phần quan trọng nhất của đất.

Đáp án đúng là: D

Thành phần hữu cơ có đặc điểm là: chiếm một tỉ lệ nhỏ nhưng là thành phần quan trọng nhất của đất, chủ yếu ở tầng trên, màu xám hoặc đen (sinh vật phân hủy -> chất mùn cho cây). Sinh vật là nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ.

Câu 10. Ở khu vực rừng nhiệt đới ẩm có loại đất đặc trưng nào sau đây?

A. Đen.

B. Pốtdôn.

C. Xám.

D. Feralit.

Đáp án đúng là: D

Rừng nhiệt đới ẩm, xích đạo tương ứng với loại đất feralit đỏ vàng (đất đỏ vàng nhiệt đới).

Câu 11. Nhân tố nào sau đây đóng vai trò trực tiếp trong việc hình thành đất?

A. Đá mẹ.

B. Khí hậu.

C. Thời gian.

D. Con người.

Đáp án đúng là: B

Khí hậu có vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành đất, tác động đến sự phát triển của các nhân tố khác như đá mẹ, địa hình, sinh vật. Hai yếu tố nhiệt độ và lượng mưa của khí hậu có tác động mạnh nhất đến quá trình phong hoá đá và hình thành đất => Khí hậu là nhân tố đóng vai trò trực tiếp trong việc hình thành đất.

Câu 12. Hoạt động nào sau đây của con người không làm biến đổi tính chất của đất?

A. Lâm nghiệp.

B. Công nghiệp.

C. Ngư nghiệp.

D. Nông nghiệp.

Đáp án đúng là: C

Con người không tham gia vào quá trình hình thành đất tự nhiên nhưng lại có vai trò rất quan trọng làm biến đổi đất, tạo ra một số loại đất có tính chất bị biến đổi, như đất trồng lúa nước, đất bạc màu, đất xói mòn trơ sỏi đá,… thông qua các hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp và công nghiệp (khai khoáng, xả thải chất hóa học,…).

Câu 13. Căn cứ vào yếu tố nào sau đây để phân biệt đất với đá, nước, sinh vật, địa hình?

A. độ ẩm.

B. độ phì.

C. độ rắn.

D. nhiệt độ.

Đáp án đúng là: B

Đất được cấu tạo bởi các thành phần chính bao gồm chất khoáng, chất hữu cơ, không khí và nước. Đặc trưng cơ bản của đất là độ phì => Độ phì chính là căn cứ quan trọng để phân biệt đất với đá, nước, sinh vật và địa hình.

Câu 14. Lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa có khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trường và phát triển đựợc gọi là

A. sinh quyển.

B. thổ nhưỡng.

C. khí quyển.

D. thủy quyển.

Đáp án đúng là: B

Lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa có khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trường và phát triển đựợc gọi là thổ nhưỡng.

Câu 15. Phát biểu nào sau đây đúng với hoạt động của các nhân tố hình thành đất?

A. Tác động theo các thứ tự.

B. Không ảnh hưởng nhau.

C. Có mối quan hệ với nhau.

D. Không đồng thời tác động.

Đáp án đúng là: C

Sự hình thành đất chịu tác động của nhiều nhân tố (đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình, thời gian và con người), các nhân tố này có mối quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình hình thành đất. Ví dụ: Khí hậu có vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành đất, tác động đến sự phát triển của các nhân tố khác như đá mẹ, địa hình, sinh vật,…

Xem thêm các bài Lý thuyết Địa lí 10 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 10: Thủy quyển. Nước trên lục địa

Lý thuyết Bài 11: Nước biển và đại dương

Lý thuyết Bài 14: Vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh

Lý thuyết Bài 15: Quy luật địa đới và phi địa đới

Lý thuyết Bài 16: Dân số và gia tăng dân số. Cơ cấu dân số

Mua tài liệu
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!