Video Biotin là gì? 10 tác dụng quan trọng của biotin collagen
Từ “biotin” bắt nguồn từ từ “biotos” trong tiếng Hy Lạp cổ đại, có nghĩa là “sự sống” hoặc “nguồn dinh dưỡng”. Vitamin B, đặc biệt là biotin, giúp giữ cho da, tóc, mắt, gan và hệ thần kinh luôn khỏe mạnh. Biotin cũng là một nguồn dinh dưỡng quan trọng trong thai kỳ, rất quan trọng đối với sự phát triển của phôi thai.
Hầu hết mọi người nhận biotin từ chế độ ăn uống lành mạnh, nhưng đã có nhiều nghiên cứu cho rằng bổ sung thêm biotin có thể điều chỉnh lượng đường trong máu, thúc đẩy da, tóc, móng khỏe mạnh và giúp mẹ bầu sinh con khỏe mạnh hơn. Với nhiều lợi ích như vậy thì ta nên hiểu rõ về liều lượng của biotin, nguồn cung cấp biotin ở đâu và công dụng thực sự của biotin là gì?
Liều dùng Biotin khuyến nghị hàng ngày
Liều dùng từ 30 đến 100 microgam (mcg) biotin mỗi ngày thường được khuyến nghị cho thanh thiếu niên và người lớn.
Vì biotin hòa tan trong nước, nên biotin được bổ sung sẽ đơn giản thoát ra khỏi cơ thể thông qua đường nước tiểu. Đa số hầu hết mọi người đều có thể xử lý các chất chứa biotin bình thường, nhưng cũng có trường hợp thì xuất hiện các tác dụng phụ nhẹ như buồn nôn và một vài vấn đề về tiêu hóa. Không có triệu chứng nhiễm độc nào được phát hiện liên quan đến quá liều biotin.
Bổ sung Biotin với bệnh đái tháo đường
Một số nghiên cứu, bao gồm cả nghiên cứu trên động vật, cho thấy rằng biotin có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh đái tháo đường type 2. Tuy nhiên, nghiên cứu cho đến nay vẫn chưa thể kết luận chắc chắn.
Lại theo một nghiên cứu khác cũng được thực hiện trên động vật, những người mắc bệnh đái tháo đường type 1 mà phụ thuộc insulin, biotin có thể giúp ngăn ngừa tổn thương thận. Nhưng cũng cần thêm nhiều những nghiên cứu cho vấn đề này.
Lợi ích của Biotin cho tóc, da và móng
Rất hiếm trường hợp bị thiếu hụt biotin. Nhưng đa số những người bị thiếu biotin thường xuất hiện các triệu chứng rụng tóc hoặc phát ban đỏ có vảy, các bác sĩ và hiệu thuốc thường khuyên nên tăng thêm lượng tiêu thụ.
Tuy nhiên, chưa có báo cáo hỗ trợ về việc liều khuyến nghị bổ sung biotin.
Biotin và sự phát triển của thai nhi
Mặc dù hiếm gặp, nhưng phụ nữ mang thai có thể bị thiếu biotin. Để giúp tăng cường sức khỏe cho em bé, hãy uống bổ sung vitamin có chứa biotin và axit folic trong thai kỳ. Tuy nhiên, liều biotin cao có thể gây nguy hiểm cho em bé, vậy nên việc bổ sung biotin không được khuyến khích cho các bà bầu.
Nguồn cung cấp Biotin tự nhiên
Biotin có thể được tìm thấy trong một số loại thực phẩm, bao gồm:
- Lòng đỏ trứng
- Thịt nội tạng (gan, thận)
- Các loại hạt như hạnh nhân, đậu phộng, hồ đào và quả óc chó
- Bơ hạt
- Đậu nành và các loại đậu khác
- Ngũ cốc nguyên hạt và ngũ cốc
- Súp lơ trắng
- Chuối
- Nấm
Các cách chế biến thực phẩm như nấu ăn có thể làm mất tác dụng của biotin, nên chế biến thô hoặc ít chế biến những thực phẩm chứa biotin sẽ giúp giữ nguyên hoạt tính của biotin hơn.
Cách tốt nhất là lấy chất dinh dưỡng từ các nguồn nguyên liệu trong thiên nhiên. Nếu bệnh nhân không thể tự cung cấp biotin đủ cho bản thân một cách tự nhiên, bác sĩ có thể đề xuất một số loại thuốc bổ sung. Hãy cẩn thận với các sản phẩm bổ sung không được giám sát về độ an toàn, độ tinh khiết, liều lượng hoặc chất lượng, vì vậy hãy nghiên cứu kĩ càng các thương hiệu trước khi quyết định mua.
Tổng kết
Mặc dù biotin cần thiết cho các chức năng bình thường của cơ thể và nhiều chất bổ sung có thể mang lại lợi ích cho phụ nữ mang thai và người mắc bệnh đái tháo đường, nhưng vẫn chưa có đủ dữ liệu cũng như các nghiên cứu hỗ trợ cho việc bổ sung biotin tốt cho sức khỏe tóc, da và móng.
Vậy nên, luôn cần có một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh với đa dạng các loại thực phẩm tự nhiên, ít chế biến để có một sức khỏe tối ưu.
Xem thêm: