Lợi ích của tất áp lực với bệnh nhân giãn tĩnh mạch và cách sử dụng

Bệnh lý của tĩnh mạch là một trong những bệnh lý mạn tính phổ biến trên thế giới.

Suy tĩnh mạch mạn tính có thể là nguyên nhân của nhiều bệnh lý nghiêm trọng, trong đó có bệnh giãn tĩnh mạch. Suy tĩnh mạch mạn tính thường gây nặng chân và phù mắt cá chân vào cuối ngày. Nó cũng có thể gây đau hoặc chuột rút ở chân vào ban đêm.

Những triệu chứng này xảy ra khi các van tĩnh mạch bị tổn thương, khiến dòng máu khó chống lại trọng lực để di chuyển từ chân trở về tim. Sau đó, máu sẽ bắt đầu ứ đọng quanh mắt cá chân và cẳng chân. Theo thời gian, van tĩnh mạch bị suy yếu có thể dẫn đến tình trạng xoắn, giãn tĩnh mạch như sợi dây thừng. Các tĩnh mạch bị giãn có màu xanh hoặc màu tím, có thể nhìn thấy ngay dưới da.

Sử dụng tất áp lực có thể giúp ích trong trường hợp giãn tĩnh mạch gây ra các triệu chứng khó chịu.

Cơ chế tác dụng của tất áp lực

Tất áp lực được làm từ chất liệu co giãn đặc biệt, có tác dụng hỗ trợ lưu thông máu và ngăn ngừa nhiều tình trạng khác nhau như:

  • Suy tĩnh mạch mạn tính
  • Tĩnh mạch mạng nhện
  • Giãn tĩnh mạch

Tất áp lực tác động lên các động mạch, tĩnh mạch nông ở mắt cá chân và cẳng chân, hỗ trợ hoạt động của các van tĩnh mạch và đưa máu trở về tim dễ dàng hơn.

Tất áp lực được dùng khi nào?

Tốt nhất nên dùng tất áp lực từ buổi sáng, trước khi bạn đặt chân xuống đất.

Tư thế nằm giúp van tĩnh mạch hoạt động hiệu quả hơn so với khi ngồi hoặc đứng. Ở tư thế đứng, trọng lực sẽ khiến máu khó trở về tim do các van tĩnh mạch bị tổn thương. Vì vậy, các triệu chứng ở chân thường nhẹ vào buổi sáng và tăng dần vào cuối ngày.

Dùng tất áp lực vào buổi sáng sẽ giúp các van tĩnh mạch về đúng vị trí, hỗ trợ lưu thông máu ở chân trong suốt cả ngày.

Nếu bạn bị giãn tĩnh mạch, tất áp lực có thể giúp giảm bớt các triệu chứng như:

  • Phù nề mắt cá chân
  • Cảm giác nặng chân, ngứa chân
  • Mệt mỏi và đau chân
  • Hội chứng chân không yên (Restless legs symdrome – RLS)
  • Chuột rút vào ban đêm

Nghiên cứu

Tất áp lực có thể đem lại nhiều lợi ích, đặc biệt là với bệnh giãn tĩnh mạch trong các trường hợp:

  • Đứng hoặc ngồi trong thời gian dài
  • Ngồi lâu trên máy bay hoặc trên các phương tiện giao thông có ít chỗ để chân
  • Phụ nữ có thai

Một nghiên cứu năm 2004 cho thấy tất áp lực dài đến cẳng chân có thể giảm hoặc ngăn ngừa tình trạng phù nề vào buổi tối. Các nhà nghiên cứu khuyến khích những người có công việc phải ngồi hoặc đứng lâu nên sử dụng tất áp lực.

Cách chọn mức áp lực phù hợp

Video: Cách chọn và sử dụng vớ y khoa / Vớ trị suy giãn tĩnh mạch

Bạn nên nói chuyện với bác sĩ để được hướng dẫn chọn tất có mức áp lực phù hợp. Có 4 mức áp lực gồm:

  • Mức độ nhẹ, sử dụng trong trường hợp suy tĩnh mạch mạn tính mức độ nhẹ để hỗ trợ lưu thông máu, giúp chân có cảm giác nhẹ nhàng hơn
  • Mức độ trung bình, hiệu quả hơn và thường được khuyên dùng khi có các triệu chứng của tĩnh mạch mạng nhện hoặc giãn tĩnh mạch
  • Mức độ mạnh và rất mạnh, thường được chỉ định trong các bệnh lý tĩnh mạch nghiêm trọng như huyết khối tĩnh mạch sâu, loét chân và phù bạch huyết.

Cách chọn kích cỡ phù hợp

Chọn đúng kích cỡ của tất áp lực là điều quan trọng vì nó sẽ tạo cảm giác thoải mái và phát huy tối đa công dụng. Để lựa chọn kích cỡ phù hợp, bạn cần biết các số đo sau:

  • Thực hiện đo trước khi đặt chân xuống đất vào buổi sáng.
  • Đối với tất dài đến đầu gối, hãy đo phần nhỏ nhất của cổ chân (1) và phần lớn nhất của cẳng chân (2). Sau khi lấy được các số đo trên, hãy gập đầu gối vuông góc với mặt đất. Đo chiều dài cẳng chân (3).
  • Đối với tất dài đến đùi, bạn hãy lấy các số đo tương tự với tất dài đến đầu gối. Sau đó, hãy đứng dậy, đo vòng đùi ngay sát nếp lằn mông (4) và chiều dài chân (5). 
Các bước lấy số đo để lựa chọn tất áp lực phù hợp. Nguồn ảnh:Factorydirectmedical.com

Việc lấy các số đo này đôi khi khá phức tạp nên bạn có thể nhờ người thân giúp đỡ hoặc xin tư vấn của bác sĩ nếu có thắc mắc.

Cách bảo quản tất áp lực

Bảo quản tất áp lực không khó nhưng có một số điều cần lưu ý để có thể sử dụng tất lâu dài mà không làm mất đi độ co giãn như:

  • Giặt bằng nước lạnh hoặc nước mát
  • Giặt tay thay vì máy giặt
  • Không sử dụng nước xả vải, chỉ sử dụng xà phòng hoặc chất tẩy rửa nhẹ.
  • Tuyệt đối không sấy tất, nên để tất khô tự nhiên.

Tất áp lực không thể ngăn ngừa bệnh giãn tĩnh mạch trong mọi trường hợp. Tuy nhiên, chúng là một biện pháp hỗ trợ đắc lực giúp lưu thông máu tốt hơn và ngăn chặn các triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch, đặc biệt là khi sử dụng lâu dài.

Hãy hỏi ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng tất áp lực.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!