Bệnh giãn tĩnh mạch có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các yếu tố nguy cơ bao gồm:
- Tuổi tác
- Tiền sử gia đình có người bị giãn tĩnh mạch
- Nữ giới
- Phụ nữ có thai
- Béo phì
- Điều trị bằng liệu pháp hormone thay thế hoặc sử dụng thuốc tránh thai
- Ngồi hoặc đứng trong thời gian dài
Rất tiếc, câu trả lời là không. Tuy nhiên, bạn có thể phòng ngừa bệnh giãn tĩnh mạch trở nên tồi tệ hơn. Dưới đây là một số biện pháp thay đổi lối sống để giúp kéo dài thời gian tiến triển bệnh.
Tránh ngồi hoặc đứng trong thời gian dài
Đứng hoặc ngồi ở một tư thế trong thời gian dài khiến máu khó lưu thông trong các tĩnh mạch chân do phải chống lại trọng lực. Điều này làm tăng áp lực tĩnh mạch, khiến máu ứ đọng quanh mắt cá chân, có thể làm chân bị phù nề và đau nhức.
Thường xuyên thay đổi tư thế sẽ làm giảm áp lực tĩnh mạch và cải thiện lưu thông máu. Nếu ngồi ở bàn làm việc quá lâu, bạn có thể thực hiện một số động tác như:
- Đi lại nhẹ nhàng
- Giãn cơ
- Gập và nâng cao gối
Hãy nâng cao chân ít nhất 3 lần/ngày, mỗi lần khoảng 15 phút. Nâng chân cao hơn tim làm mất đi tác động của trọng lực, giúp máu lưu thông tốt hơn và giảm phù nề mắt cá chân.
Đeo tất áp lực
Đeo tất áp lực giúp van tĩnh mạch trở về đúng vị trí, hỗ trợ hoạt động của tĩnh mạch, giảm tình trạng ứ đọng máu, phù và đau chân.
Đeo tất áp lực vào ban ngày có thể cải thiện tình trạng chuột rút vào ban đêm. Tất áp lực có nhiều mức độ áp lực khác nhau tùy thuộc vào mức độ tổn thương của tĩnh mạch. Bạn nên trao đổi với bác sĩ để chọn một trong 4 mức độ: nhẹ, trung bình, mạnh và rất mạnh.
Lối sống lành mạnh
Giãn tĩnh mạch có thể xuất hiện do các yếu tố nguy cơ không kiểm soát được. Tuy nhiên, áp dụng lối sống lành mạnh có thể ngăn ngừa các tổn thương tĩnh mạch phát sinh thêm.
Béo phì làm tăng áp lực tĩnh mạch, là một trong những yếu tố làm bệnh giãn tĩnh mạch trầm trọng hơn. Chế độ ăn uống lành mạnh gồm carbohydrate phức tạp, đầy đủ các loại protein và chất béo tốt là điều quan trọng nhất. Hãy tránh các thực phẩm chứa nhiều muối mà thay bằng thực phẩm giàu chất xơ và kali. Uống đủ nước vì nước giúp máu lưu thông tốt hơn.
Tập thể dục hàng ngày
Đi bộ là hoạt động có lợi nhất để ngăn ngừa bệnh giãn tĩnh mạch.
Yoga cũng là một lựa chọn tốt. Bạn có thể tập các tư thế đưa chân lên cao hơn tim. Chúng được gọi là tư thế yoga đảo ngược (Inversion Yoga), gồm tư thế trồng cây chuối (Headstand), đứng bằng vai (Shoulder stand) và gác chân lên tường (Legs-Up-the-Wall).
Yoga cũng có thể giúp giãn cơ và làm săn chắc nhóm cơ sâu nhất của chân. Các nhóm cơ sâu ở cẳng chân có một vai trò nhất định trong việc hỗ trợ van tĩnh mạch hoạt động bình thường. Các tư thế này bao gồm tư thế chó úp mặt (Downward-Facing Dog), các tư thế gập người về phía trước (Forward-bend) và tư thế chào mặt trời (Sun salutation).
Một số môn thể thao có lợi cho bệnh giãn tĩnh mạch khác là đạp xe và bơi lội.
Các tư thế nằm cho phụ nữ có thai
Mang thai là một trong những nguyên nhân lớn nhất gây ra bệnh giãn tĩnh mạch.
Nằm nghiêng về bên trái có thể giúp ngăn ngừa hình thành và giảm bớt các triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch. Tư thế ngủ này giúp giảm áp lực của tử cung lên các tĩnh mạch chậu.
Kết luận
Theo thời gian, các van tĩnh mạch ngày càng suy yếu khiến bệnh giãn tĩnh mạch trở nên trầm trọng hơn. Bạn không thể kiểm soát các yếu tố nguy cơ như tuổi tác, giới tính hoặc tiền sử gia đình nhưng áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, uống đủ nước và kiểm soát huyết áp có thể giúp ngăn ngừa bệnh giãn tĩnh mạch tiến triển.
Xem thêm:
- Những điều cần biết về bệnh giãn tĩnh mạch: Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và biện pháp điều trị
- Những điều cần biết về bệnh suy tĩnh mạch: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
- Giãn tĩnh mạch thừng tinh: Triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc
- Giãn tĩnh mạch: 10 biện pháp chăm sóc tại nhà hiệu quả nhất
- Phẫu thuật Stripping điều trị giãn tĩnh mạch: Chỉ định, rủi ro, quy trình phẫu thuật và phục hồi