Loại trà nào ‘tốt nhất’ để điều trị cảm lạnh?

Khi bạn đang chống chọi với cảm lạnh, điều rất cần thiết là phải sử dụng nhiều loại thức uống không chứa caffeine để giữ cho cơ thể đủ nước. Một lựa chọn thông minh đó là một tách trà nóng, vì nó có thể làm dịu cơn đau họng và phá vỡ dịch tiết. Thêm vào đó, việc nhâm nhi 1 tách trà nóng vào thời tiết mùa hè sẽ rất thoải mái.

Nghiên cứu vẫn chưa xác định được bất kỳ loại trà nào có thể giúp chữa trị cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, nhiều bằng chứng cho thấy một số thành phần của trà thảo mộc có thể làm dịu các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp trên. Bài viết này sẽ cùng bạn khám phá thêm về một số loại trà thông dụng trong điều trị cảm lạnh thông thường. 

Trà chanh

Chanh chứa nhiều vitamin C, giúp tăng sức đề kháng | Nguồn ảnh: Unsplash

Chanh chứa nhiều vitamin C, giúp tăng sức đề kháng | Nguồn ảnh: Unsplash

Uống trà chanh, hoặc cho thêm chanh vào một loại trà thảo mộc khác, là phương pháp hữu hiệu trong điều trị cảm lạnh tại nhà mà mọi người đã sử dụng trong nhiều thập kỷ. Mặc dù phương pháp này rất phổ biến, chưa có nhiều bằng chứng khoa học về việc sử dụng trà chanh để điều trị viêm họng.

Chanh là trái cây họ cam quýt, có nghĩa là chúng chứa nhiều vitamin C. Vitamin C là một chất dinh dưỡng quan trọng giúp cơ thể tăng sức đề kháng khi bạn đang chống chọi với cảm lạnh hoặc virus. 

Trà cơm cháy đen 


Chưa có nhiều nghiên cứu trong việc sử dụng trà cơm cháy đen để điều trị cảm lạnh | Nguồn ảnh: WikipediaChưa có nhiều nghiên cứu trong việc sử dụng trà cơm cháy đen để điều trị cảm lạnh | Nguồn ảnh: Wikipedia

Chưa có nhiều nghiên cứu trong việc sử dụng trà cơm cháy đen để điều trị cảm lạnh | Nguồn ảnh: Wikipedia

Quả cơm cháy là một loại quả mọng màu tím sẫm, có nguồn gốc từ Châu Âu. Nhiều người tin rằng chiết xuất của quả cơm cháy có thể giúp bạn hồi phục nhanh hơn sau các bệnh nhiễm trùng như cúm và cảm lạnh thông thường. Một số nghiên cứu cũng ủng hộ việc việc này.

Loại cây cơm cháy phổ biến nhất, là cơm cháy đen, đã được phát hiện có đặc tính kháng virus và vi khuẩn. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng cơm cháy đen có hiệu quả trong việc giảm thời gian hồi phục sau khi bị bệnh cúm, nhưng không có nghiên cứu cụ thể nào về việc sử dụng trà cơm cháy để điều trị cảm lạnh. 

Trà hoa cúc dại Mỹ

Có nhiều nghiên cứu trái ngược nhau về tác dụng của trà hoa cúc dại Mỹ | Nguồn ảnh: Unsplash

Có nhiều nghiên cứu trái ngược nhau về tác dụng của trà hoa cúc dại Mỹ | Nguồn ảnh: Unsplash 

Hoa cúc dại Mỹ là một loại thảo mộc phổ biến có nguồn gốc từ   hoa cúc tím. Có rất nhiều nghiên cứu trái ngược nhau về tác dụng của trà cúc dại đối với cảm lạnh. Một số nghiên cứu cho rằng hoa cúc dại Mỹ kích thích hoạt động miễn dịch tăng cường khả năng chống lại vius vi khuẩn. Giống như trà xanh, nó cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa.

Một nghiên cứu từ năm 2000 chỉ ra rằng uống trà hoa cúc dại Mỹ có thể làm giảm thời gian mắc các bệnh về đường hô hấp trên, như cảm cúm. Nhưng ít nhất một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những lợi ích của trà hoa cúc dại Mỹ vẫn chưa được chứng minh. 

Trà xanh

Trà xanh có nhiều lợi ích sức khỏe, tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu về tác dụng của nó đối vs bệnh cảm lạnh | Nguồn: UnsplashTrà xanh có nhiều lợi ích sức khỏe, tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu về tác dụng của nó đối vs bệnh cảm lạnh | Nguồn: Unsplash 

Trà xanh được ưa chuộng trên toàn thế giới vì có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Một nghiên cứu về trà xanh đã nêu ra hàm lượng chất chống oxy hóa cao có trong lá trà. Hoạt động chống oxy hóa này giúp hỗ trợ cơ thể khi bị các yếu tố môi trường tấn công hoặc khi virus vi khuẩn xâm nhập. Các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng trà xanh cung cấp hỗ trợ miễn dịch tốt và giúp nâng cao khả năng trao đổi chất.

Tuy nhiên, tác dụng của trà xanh đối với cảm lạnh vẫn cần được nghiên cứu thêm. Mặc dù trà xanh có thể giúp bạn tăng cường sức đề kháng khi cơ thể bạn đang chống chọi cảm lạnh, nhưng chưa đủ bằng chứng để nói liệu nó có làm giảm thời gian bị bệnh của bạn hay không. 

Trà thảo mộc mật ong 

Mật ong là 1 chất làm ngọt tự nhiên, có tác dụng điều trị các triệu chứng của cảm lạnh | Nguồn: UnsplashMật ong là 1 chất làm ngọt tự nhiên, có tác dụng điều trị các triệu chứng của cảm lạnh | Nguồn: Unsplash

Mật ong là 1 chất làm ngọt tự nhiên, có tác dụng điều trị các triệu chứng của cảm lạnh | Nguồn: Unsplash

Trà thảo mộc có thể được làm từ quả, rễ hoặc lá của cây thảo mộc. Trà thảo mộc được loại bỏ caffein một cách tự nhiên, vì vậy chúng sẽ không làm bạn mất nước. Chúng thường có hương vị ngọt và mùi hương nhẹ nhàng, đặc biệt ngon với các chất làm ngọt tự nhiên, ví dụ như mật ong. Trà hoa cúc và trà bạc hà từ lâu đã trở thành món đồ uống thông dụng cho những người đang hồi phục sau cảm lạnh. Tuy nhiên, không nên uống trà hoa cúc khi bạn đang mang thai.

Mật ong có thể giúp giảm ho khi bạn bị cảm lạnh thông thường. Trên thực tế, mật ong hiện nay được khuyên dùng như một phương pháp điều trị giảm ho cho trẻ em trên 1 tuổi. Một nghiên cứu đã chỉ ra mật ong tốt hơn so với giả dược cho trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp trên cấp tính. Thêm mật ong vào ly trà thảo mộc yêu thích của bạn có thể giúp long đờm, giảm đau và sưng cổ họng, đồng thời giúp giảm ho.

Các phương pháp chữa trị tại nhà khác

Có rất nhiều phương pháp chữa trị tại nhà khác mà bạn có thể thử trong lúc hồi phục sau cảm lạnh hoặc khi đang đau họng.

  • Uống đủ nước là điều cần thiết cho cơ thể của bạn, ngay cả khi bạn đang không bị cảm lạnh. Cố gắng uống từ 8-10 cốc nước hoặc đồ uống không chứa caffein trong khi bạn nghỉ ngơi và hồi phục sau cảm lạnh thông thường.
  • Thuốc bổ sung kẽm có thể giúp giảm thời gian bạn bị bệnh, đặc biệt nếu bạn dùng ngay trong vòng 24 giờ sau khi các triệu chứng xuất hiện.
  • Thuốc không kê đơn, chẳng hạn như acetaminophen và ibuprofen, có thể giúp giảm đau đầu, đau khớp và sốt do cảm lạnh.
  • Sử dụng thuốc ho hoặc viên ngậm ho. Phương pháp này rất hữu ích vì chúng kích thích bạn tiết nước bọt, giúp giữ ẩm cho cổ họng và giảm đau.

Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Hãy đi khám bác sĩ nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng | Nguồn ảnh: Times of India

Hãy đi khám bác sĩ nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng | Nguồn ảnh: Times of India 

Sẽ mất một thời gian để cảm lạnh khỏi hoàn toàn. Hầu hết cảm lạnh đều do virus gây ra, có nghĩa là bác sĩ không thể giúp bạn nhiều hơn ngoài thuốc không kê đơn để giảm triệu chứng.

Tuy nhiên, nếu các triệu chứng kéo dài hơn 3 tuần hoặc nếu bạn nhận thấy các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn sau 10 ngày, hãy đi khám bác sĩ.

Cảm lạnh kéo dài có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng do vi khuẩn và cần được điều trị y tế.

Các triệu chứng cần chú ý bao gồm:

  • Áp lực trong xoang hoặc đau quanh trán
  • Nước mũi có màu lạ (nâu, xanh lá cây hoặc nhuốm máu)
  • Sốt từ 39 độ trở lên kéo dài hơn 24 giờ
  • Vã mồ hôi, run rẩy hoặc ớn lạnh
  • Khó nuốt
  • Ho liên tục
  • Khó thở 

Kết luận

Không có nghiên cứu khoa học nào chỉ ra loại trà nào bạn nên uống khi cảm lạnh. Nhưng nói chung, uống trà thảo mộc khi bạn cảm thấy không khỏe là một ý kiến hay.

Uống đủ nước với đồ uống không chứa caffein có thể giúp bạn hồi phục nhanh hơn. Chỉ cần hơi nước từ ly đồ uống ấm cũng có thể giúp làm dịu cơ thể và khiến bạn cảm thấy thoải mái hơn.  

Xem thêm : 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!