Liệu có tồn tại một trạng thái “béo phì khỏe mạnh”?

Một bài báo nghiên cứu mới nói rằng thuật ngữ này nên được loại bỏ. Các chuyên gia khác cho rằng việc coi những người béo phì là không khỏe mạnh có thể gây ra nhiều vấn đề.

Video tác hại của béo phì - biết điều này bạn sẽ tự khắc "Giữ mồm giữ miệng"

Một người có thể vừa béo phì vừa khỏe mạnh không? 

Câu hỏi đó là vấn đề trọng điểm của một bài báo mới được xuất bản trong Biên niên sử nhân sinh học vào tháng này.

Trong bài báo, Tiến sĩ William Johnson của Trường thể dục, thể thao và Khoa học Sức khỏe, tại Đại học Loughborough ở Vương quốc Anh, đưa ra ý tưởng rằng nên bỏ thuật ngữ “béo phì khỏe mạnh”.

Johnson viết, “Không thể phủ nhận rằng béo phì có hại cho sức khỏe, tuy nhiên có sự khác biệt rõ ràng về mức độ ảnh hưởng của nó giữa những người khác nhau.”

Johnson ủng hộ một cái nhìn khách quan hơn về chỉ số khối cơ thể, hoặc BMI, vì có nhiều yếu tố khác góp phần đánh giá sức khỏe của một người. Nó bao gồm việc bạn có hút thuốc hay không và khả năng mắc một số bệnh sau này trong cuộc sống.

Hiện tại, chỉ số BMI trên 30 được coi là béo phì.

Johnson giải thích rằng thuật ngữ "béo phì khỏe mạnh" là thiếu sót vì những người béo phì, ngay cả những người khỏe mạnh " về mặt chuyển hóa chất ", vẫn có nguy cơ mắc một loạt các tình trạng sức khỏe, bao gồm bệnh đái tháo đường typ 2, bệnh thận mãn tính và dẫn đến tăng nguy cơ tử vong. 

Tiến sĩ William Johnson nói "Mặc dù khái niệm béo phì khỏe mạnh là thô thiển, có thiếu sót và tốt nhất là nên để nó vào dĩ vãng. Nhưng nó tạo ra những cơ hội tuyệt vời để nghiên cứu nhân sinh học về mức độ, nguyên nhân và hậu quả của sự không đồng nhất về tình trạng sức khỏe giữa những người có cùng chỉ số BMI".

Tiến sĩ chỉ ra những người có cùng chỉ số BMI có thể có những nguy cơ sức khỏe khác nhau.

Thế nào là khỏe mạnh?

Quan điểm về việc liệu “béo phì khỏe mạnh” có phải là một thuật ngữ thiếu sót hay không vẫn còn gây tranh cãi.

Sharon Zarabi, RD, giám đốc chương trình chữa trị béo phì tại Bệnh viện Lenox Hill ở New York, cho biết việc nói một người béo phì không thể khỏe mạnh là vô ích.

Zarabi nói với Healthline: “Tôi nghĩ rằng chúng ta cần tránh sử dụng chỉ số BMI để phân loại là béo phì / thừa cân hoặc không khỏe mạnh”. “Sự tranh cãi thực sự ở đây là chúng ta định nghĩa sức khỏe như thế nào? Liệu một người ăn chay có chỉ số BMI là 30, tránh tất cả chất béo bão hòa từ thịt và một chế độ ăn nhiều đường đơn [và do đó] giảm nguy cơ mắc bệnh tim, nhưng lại có khả năng cao tăng mỡ và insulin, được coi là tốt cho sức khỏe? 

Cô nói thêm: “Tôi nghĩ chúng ta cần định nghĩa lại sức khỏe và nhìn tổng thể con người, trong đó có tính đến mức độ tập thể dục, chất lượng giấc ngủ, cơn đau khớp, nồng độ vitamin, nhịp thở, sức mạnh, hạnh phúc, mối quan hệ xã hội.”

Cô ấy chỉ ra rằng các bài kiểm tra khác nhau sẽ nhận định sức khỏe một cách toàn diện hơn, chẳng hạn như “bài kiểm tra ngồi” để xác định xem bệnh nhân có thể đứng dậy khỏi ghế một cách dễ dàng hay không.

Rebecca Scritchfield, một chuyên gia dinh dưỡng được công nhận và là tác giả của cuốn sách “Sự tử tế cho cơ thể”, cho biết cô rất thất vọng khi bài báo không đề cập đến sự kỳ thị bệnh nhân béo phì đã phải đối mặt trong môi trường y tế. 

Ảnh bìa trên tạp chí cosmospolitan ủng hộ vẻ đẹp đa sắc thái. Nguồn ảnh: Tạp chí CosmopolitianẢnh bìa trên tạp chí cosmospolitan ủng hộ vẻ đẹp đa sắc thái. Nguồn ảnh: Tạp chí Cosmopolitian 

 Cô chỉ ra rằng có rất ít trường hợp người béo phì được nói rằng họ khỏe mạnh trong khi lại đang thừa cân.

“Cảm tưởng chủ yếu là nếu bạn có cân nặng lớn hơn thì bạn không khỏe mạnh. Cô phát biểu

Cô nói rằng cô ủng hộ các lập luận mà tiến sĩ Johnson đã trình bày.

“(Tiến sĩ Johnson nói) không thể phủ nhận rằng béo phì có hại cho sức khỏe, nhưng đó là một ý kiến.” Chuyên gia Scritchfield lại nói. “Điều đó là không thực cần thiết vì đã có nhiều nghiên cứu về việc mất cân bằng cân nặng có hại cho sức khỏe như thế nào và thậm chí có thể làm giảm tuổi thọ”.

Những người béo phì “có xu hướng tránh bác sĩ của họ vì họ… không muốn nghe giảng về cân nặng của mình,” cô nói.

Chuyên gia Scritchfield chỉ ra rằng béo phì làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng sức khỏe như bệnh đái tháo đường typ 2, tuy nhiên trọng lượng không hoàn toàn đảm bảo rằng họ sẽ mắc các biến chứng đó.

“Thuật ngữ có thể khiến mọi người hiểu lầm và sau đó trọng lượng của mọi người sẽ thay đổi, bao gồm cả những trọng lượng thuộc loại béo phì,” cô nói. "Không thể tưởng tượng được rằng thuật ngữ [béo phì khỏe mạnh] sẽ tồn tại."

Tiếp nhận điều trị phù hợp

Scritchfield nói rằng tranh luận về thuật ngữ “béo phì khỏe mạnh” không giúp mọi người tích cực giữ gìn khỏe.

Thay vào đó, bác sĩ nên tập trung vào việc làm cho bệnh nhân cảm thấy thoải mái để họ tiếp nhận điều trị.

“Tôi muốn nói rằng cần có nhiều hơn nữa các bác sĩ   nên xem xét lại cách mà họ góp phần gây ra sự kỳ thị về cân nặng mà không thực sự biết điều đó,” “Nếu bạn rất quan tâm đến việc cải thiện sức khỏe và hạnh phúc cho mọi người, kể cả những người có cân nặng lớn hơn, thì điều tốt nhất có thể làm là giảm bớt sự kỳ thị.”

Scritchfield cho biết có nhiều cách mà bác sĩ có thể tương tác với bệnh nhân béo phì mà không khiến họ cảm thấy xấu hổ. Như vậy tăng khả năng họ sẽ quay lại tiếp nhận chăm sóc. 

Cô ấy nói rằng các bác sĩ nên hỏi bệnh nhân liệu nếu họ có muốn thảo luận về cân nặng hay chế độ ăn uống không và không nên nhận định bệnh nhân không tập thể dục hay chưa thực hiện các bước ăn uống lành mạnh.

Scritchfield nói rằng các bác sĩ nên đối xử với bệnh nhân béo phì của mình như đối với bệnh nhân không béo phì và không tập trung toàn bộ sự chú ý của mình vào cân nặng hoặc chế độ ăn uống.

“Sức khỏe là của từng cá thể, và nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm về mặt thể chất và cảm xúc; nó không phụ thuộc vào trọng lượng” cô nói.

Xem thêm : 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!