Video tác hại của béo phì - điều điều này bạn sẽ tự khắc "Giữ mômg giữ miệng"
Nhà nghiên cứu, tiến sĩ Nikil V. Dhurandhar nói: “Hiện nay chúng ta không làm được gì nhiều”. "Chúng tôi không biết chắc có phải nó gây ra bệnh béo phì ở người hay không? Không có phương pháp điều trị nào được đề cập [đối với virus] và cũng chưa có vắc xin nào cho đến hiện nay." Dhurandhar là chủ tịch của chương trình nghiên cứu béo phì tại Đại học bang Wayne ở Detroit.
Tiến sĩ David B. Allison, chuyên gia về bệnh béo phì, nói: “Đây là một phát hiện cực kỳ quan trọng và thú vị”. Allison, một nhà nghiên cứu tại nội khoa và phẫu thuật thuộc Đại học Columbia ở New York chia sẻ "Nghiên cứu này rất mới lạ, rất sáng tạo – tuy nhiên rất nhiều ý tưởng rất sáng tạo lại trở thành sai lầm. Nếu nó đúng, đây là một bước đột phá. Đây là một nguyên nhân gây béo phì chưa từng được phát hiện trước đây”
Không có nhiều thông tin về những virus gây béo phì. Tên của nó là virus adenovirus 36 ở người, hoặc Ad-36, một dòng duy nhất của chủng gồm khoảng 50 loại virus. Một số biến thể của chủng này gây ra khoảng 5% bệnh về phổi và viêm phổi ở người trưởng thành, nhưng không có phương pháp điều trị nào được xây dựng. Một loại vắc-xin chống lại hai dạng adenovirus phổ biến nhất hiện chỉ được quân đội sử dụng để ngăn chặn dịch bệnh bùng phát tại các căn cứ huấn luyện. Ngoài ra, các test xét nghiệm máu không có sẵn trên thị trường.
Dhurandhar đến Hoa Kỳ để theo đuổi việc học của mình tại Đại học Wisconsin, ở Madison. Nhưng anh ta gặp phải một vấn đề lớn - Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ không cho phép anh ta mang vi rút gà từ Ấn Độ vào trong nước, virus là tác nhân làm chết gia cầm ở Ấn Độ. Tuy nhiên anh ấy nói: “Đây hóa ra là một may mắn vì nó buộc chúng tôi phải tập trung vào các adenovirus ở đất nước này”. Nhà nghiên cứu và đồng nghiệp Richard Atkinson đã chọn xem xét Ad-36 vì chưa ai xem xét kỹ nó - một quá trình mà ông mô tả là "một số là suy luận logic, một số may mắn - chủ yếu là may mắn."
Trong ấn bản hiện tại của Tạp chí Quốc tế về Béo phì, Dhurandhar và các đồng nghiệp báo cáo các thí nghiệm họ gây nhiễm Ad-36 trên gà và chuột. Giống như những phát hiện trước đó ở Ấn Độ, những con vật bị nhiễm bệnh trở nên rất béo – tuy nhiên lại có lượng cholesterol và axit béo trong máu thấp. Chúng có rất nhiều vi rút trong tế bào mỡ, nhưng không có vi rút nào trong tế bào cơ. Điều này khiến Dhurandhar cho rằng virus đã lây nhiễm sang các tế bào mỡ và làm tế bào mỡ phân chia.
Allison nói: “Câu hỏi lớn là điều này có xảy ra ở người không, và nếu có thì ở mức độ nào”. "Cần phải có nhiều nghiên cứu khoa học nữa để kiểm tra giả thuyết này một cách cẩn trọng."
Dhurandhar cho biết những phát hiện mới hơn, chưa được công bố thậm chí còn ấn tượng hơn. Khi ông và các đồng nghiệp kiểm tra hơn 500 người Mỹ béo phì và không béo phì, họ phát hiện ra rằng cứ ba người béo phì thì có một người có bằng chứng của vi rút – tỷ lệ này là một trong 20 người không béo phì . Những người béo phì mang bằng chứng lây nhiễm có lượng cholesterol và axit béo trong máu thấp một cách lạ thường, ngược lại so với những người béo phì không mang bằng chứng lây nhiễm.
Tiến sĩ Dhurandhar chia sẻ: “Các bác sĩ có thể coi béo phì là một căn bệnh, và việc coi béo phì là bệnh cũng có thể là một bằng chứng nhỏ cho sự xuất hiện của virus. "Lời giải đáp cho căn bệnh béo phì không chỉ là việc “ra xa bàn ăn”. Có những nguyên nhân di truyền, nguyên nhân chuyển hóa - và bây giờ có thể có cả nguyên nhân truyền nhiễm.
Xem thêm :