Kinh nguyệt ra nhiều sau sinh: khi nào bạn cần đi khám?

Sau khi cai sữa đứa thứ hai lúc bé 18 tháng tuổi, tôi có kinh nguyệt trở lại và vô cùng ám ảnh. Kinh nguyệt nhiều đến mức tôi tránh ra ngoài khi đến kì vì dễ bị tràn.

Lúc đầu, tôi cho rằng nội tiết tố bắt đầu cân bằng trở lại sau sinh. Thế nhưng trong hơn một năm kinh nguyệt vẫn nhiều. Điều này khiến lượng sắt trong máu giảm đến mức gần như cạn kiệt và tôi thấy kiệt sức hơn bao giờ hết.

Vào thời điểm mà đáng ra kinh nguyệt phải trở về bình thường, tôi tìm đến người bạn thân, kể lại mọi chuyện và than thở rằng không biết phải làm thế nào.

Cô ấy gợi ý nên tiếp tục uống thuốc và tôi cũng thấy hợp lý. Hầu hết bác sĩ đều nói thuốc sẽ giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, hoạt động chu kỳ giống như thời thiếu niên. Lý do này càng giúp tôi biện hộ cho việc mình dùng thuốc là đúng.

Thời điểm đó tôi không biết rằng mất máu bất thường cần phải tìm nguyên nhân tiềm ẩn. Thuốc uống không thể khắc phục được nguyên nhân gốc rễ, nó chỉ điều trị triệu chứng và nguy hiểm ở chỗ che lấp đi diễn biến của bệnh lý chưa được phát hiện.

Tại sao kinh nguyệt ra nhiều sau sinh?

Video: Rong kinh sau sinh mổ, coi chừng vô sinh thứ phát

Dưới đây liệt kê những lý do thường gặp khiến kinh nguyệt ra nhiều sau sinh.

1.Những sản phẩm còn sót lại sau sinh

Sau sinh vẫn trong tử cung còn sót lại một số thành phần như nhau thai, điều này có thể ảnh hưởng đến việc cho con bú. Nếu vẫn còn sót rau trong tử cung, bạn có thể gặp vấn đề tiết sữa.

2. Thay đổi nội tiết

Có mối liên quan mật thiết giữa tuyến vú và tử cung, vì vậy thay đổi nội tiết liên quan đến cho con bú có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Đây không phải là nguyên nhân chính nhưng vẫn cần cân nhắc khi trao đổi với bác sĩ.

Tăng mỡ bụng cũng có thể là một nguyên nhân vì tình trạng ‘tương tự hoóc-môn oestrogen’ gây rối loạn nội tiết người phụ nữ.

3. Bệnh cơ tuyến tử cung

Đây là bệnh lý thường gặp, tuy nhiên chị em phụ nữ, thậm chí các nhân viên y tế có rất ít kiến thức về nó. Nguyên nhân được cho là do di truyền, nội mạc tử cung (lớp lót bên trong cùng của tử cung) xuyên qua lớp cơ tử cung. Bệnh tiến triển theo chu kỳ kinh nguyệt do estrogen kích thích. Tình trạng này thường được chẩn đoán ở phụ nữ độ tuổi cuối 30 hoặc 40 sau sinh.

Bệnh cơ tuyến tử cung lành tính, không biến mất, thường cùng tồn tại với các tình trạng khác như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung.

Triệu chứng của bệnh là chảy máu kinh nguyệt nhiều, đau bụng kinh, chuột rút bụng (từ nhẹ cho đến mức đau giống như chuyển dạ) ngay cả khi không đến kì.

Mất máu nhiều ở bệnh cơ tuyến tử cung là một trong những nguyên nhân lớn nhất gây ra tình trạng thiếu sắt ở phụ nữ. Nếu kinh nguyệt ra nhiều, cần phải gặp chuyên gia sức khỏe phụ nữ để tìm nguyên nhân chứ không nên tự ý dùng viên sắt hoặc thuốc viên. Các thuốc đó che lấp những bệnh lý đang âm thầm diễn ra.

4. Các vấn đề phụ khoa hoặc nội tiết khác chưa được chẩn đoán

Bác sĩ Andrew Orr - chuyên gia về sức khỏe và sinh sản phụ nữ, cho biết kinh nguyệt ra nhiều sau sinh rất có thể là một vấn đề phụ khoa hoặc nội tiết chưa được chẩn đoán trước đây.

“Thường thì người mẹ hoàn toàn không biết rằng mình có vấn đề về phụ khoa bởi vì bản thân vẫn mang thai và sinh con – bởi thế không ai cho rằng cô ấy có vấn đề liên quan đến khả năng sinh sản. Hiện nay, vô sinh thứ phát là một vấn đề rất đáng quan tâm, ở trường hợp này, mang thai lần đầu tiên không có vấn đề gì, gặp khó khăn hoặc không thể mang thai ở những lần sau.”, ông nói.

Ngay cả khi bạn sinh con với sự trợ giúp của bác sĩ sản khoa, bạn cũng không thể chắc chắn rằng đã được kiểm tra mọi thứ. “Một số bệnh nhân của tôi đã sốc khi biết bản thân có vấn đề về phụ khoa, vì họ cho rằng bác sĩ sản khoa sẽ xem xét và thông báo nếu có vấn đề gì sau khi sinh mổ - mà thực tế là không diễn ra.” Bác sĩ Orr cho biết thêm.

Sau khi sinh mổ (hoặc bất kỳ phẫu thuật bụng nào), có nguy cơ dính, nhiễm trùng. Đôi khi không có triệu chứng, hoặc các triệu chứng xuất hiện muộn.

Một số vấn đề phụ khoa, nội tiết phổ biến làm tăng lượng máu mất trong kỳ kinh như bệnh cơ tuyến, lạc nội mạc tử cung, polyp, u xơ tử cung, PCOS (hội chứng buồng trứng đa nang) hoặc các vấn đề về tuyến giáp.

Điều trị kinh nguyệt ra nhiều sau sinh như thế nào?

Đầu tiên phải tìm ra nguyên nhân gốc rễ khiến kinh nguyệt ra nhiều sau sinh. Thuốc uống chỉ điều trị triệu chứng, che lấp các dấu hiệu khiến tổn thương tiếp tục hoặc trầm trọng hơn. Các biến chứng tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và sức khỏe của bạn.

Bác sĩ Orr cho biết: “Đầu tiên cần gặp chuyên gia sức khỏe phụ nữ hoặc chuyên gia sinh sản”. “Bác sĩ đa khoa không được đào tạo về điều trị các bệnh phụ khoa hoặc rối loạn nội tiết, do đó họ sẽ gửi giấy giới thiệu bệnh nhân đến bác sĩ chuyên khoa để điều trị.”

Bác sĩ Orr cho biết thêm, “Ra máu nhiều cần được giải quyết triệt để”. Phụ nữ có kinh nguyệt nhiều càng lâu càng dễ bị thiếu máu và tăng nguy cơ mắc các bệnh khác như loãng xương ”.

Lựa chọn chế độ ăn uống và lối sống cũng rất quan trọng. Thay đổi chế độ ăn, lối sống hỗ trợ cơ thể, giữ cho nội tiết tố ở mức cân bằng. Khi bạn có em bé hoặc trẻ mới biết đi, dù khó khăn nhưng hãy cố gắng ngủ đủ giấc mỗi ngày và ngủ trưa bất cứ khi nào có thể. Ngoài ra, cố gắng loại bỏ căng thẳng trong cuộc sống, tìm kiếm sự hỗ trợ ở bất cứ nơi nào có thể. Tập thể dục – ít nhất 30 phút đi bộ mỗi ngày – giúp cải thiện mức insulin, sự cân bằng nội tiết tố.

Nên hạn chế dùng thực phẩm gây viêm mà làm tăng lượng đường trong máu - ví dụ, ngũ cốc, đường, lý tưởng là loại bỏ chúng khỏi khẩu phần ăn. Thông thường, những bà mẹ bận rộn không đảm bảo ngủ và ăn uống đủ chất, khiến họ cảm thấy mệt mỏi tái diễn. Đó là một vòng luẩn quẩn khiến bạn bị mắc kẹt.

Bạn không cần phải chịu đựng trong im lặng

Nếu chỉ có một lời nhắn cho bạn trong bài viết này, tôi sẽ nhắn gửi: bạn không cần phải chịu đựng trong im lặng. Bạn xứng đáng có được chức năng tốt nhất có thể, giải quyết nguyên nhân bạn sẽ cảm thấy tốt hơn rất nhiều.

“Hệ sinh sản thường bị ảnh hưởng đầu tiên khi người phụ nữ suy nhược và hệ thống miễn dịch hoạt động không tốt. Đừng giải quyết trong im lặng - chúng tôi ở đây luôn sẵn sàng giúp đỡ ”, bác sĩ Orr nói.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!