Trắc nghiệm Toán 8 Bài 16. Đường trung bình của tam giác có đáp án

Dạng 2: Chứng minh đường thẳng song song có đáp án

  • 171 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Trong hình vẽ dưới đây có bao nhiêu đoạn thẳng song song với các cạnh của tam giác ABC?

Trong hình vẽ dưới đây có bao nhiêu đoạn thẳng song song với các cạnh của tam giác ABC?   A. 1; B. 2; C. 3; D. 4. (ảnh 1)
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Trong tam giác ABC có:

+ D là trung điểm AB, E là trung điểm BC

Do đó DE là đường trung bình của tam giác ABC.

Suy ra DE // AC (tính chất đường trung bình của tam giác).

+ D là trung điểm AB, F là trung điểm AC

Do đó DF là đường trung bình của tam giác ABC.

Suy ra DF // BC (tính chất đường trung bình của tam giác).

+ F là trung điểm AC, E là trung điểm BC

Do đó EF là đường trung bình của tam giác ABC.

Suy ra EF // AB (tính chất đường trung bình của tam giác).

Vậy trong hình trên có 3 đoạn thẳng song song với các cạnh của tam giác ABC.


Câu 2:

Cho tam giác MNP có H, I lần lượt là trung điểm của NP và MP. Trong các khẳng định sau khẳng định nào là đúng?

Xem đáp án
Cho tam giác MNP có H, I lần lượt là trung điểm của NP và MP. Trong các khẳng định sau khẳng định nào là đúng? A. HI // MN; B. HI // MP; C. HI // IN; D. HI // NP. (ảnh 1)

Trong tam giác MNP có H là trung điểm của NP, I là trung điểm của MP.

Do đó HI là đường trung bình của tam giác MNP.

Suy ra HI // MN (tính chất đường trung bình của tam giác).

Vậy A đúng.


Câu 3:

Quan sát hình vẽ và cho biết MG song song với đoạn thẳng nào?

Quan sát hình vẽ và cho biết MG song song với đoạn thẳng nào?   A. NG; B. BC; C. DH; D. HN. (ảnh 1)
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Trong tam giác AHN có M là trung điểm của AN, G là trung điểm của AH.

Do đó MG là đường trung bình của tam giác AHN.

Suy ra MG // HN (tính chất đường trung bình của tam giác).


Câu 4:

Cho tam giác ABC, các đường trung tuyến AM, BN cắt nhau tại G. Gọi I và K lần lượt là trung điểm của GA và GB. Khẳng định nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Cho tam giác ABC, các đường trung tuyến AM, BN cắt nhau tại G. Gọi I và K lần lượt là trung điểm của GA và GB. Khẳng định nào sau đây là đúng? A. IK // MN; B. IK = MN; C. Cả A và B đều đúng; D. Cả A và B đều sai. (ảnh 1)

Vì AM, BN là các đường trung tuyến của tam giác ABC nên M là trung điểm của BC và N là trung điểm của AC.

Trong tam giác ABC có M là trung điểm của BC, N là trung điểm của AC.

Do đó MN là đường trung bình của tam giác ABC.

Suy ra MN // AB và  MN=12AB(tính chất đường trung bình của tam giác) (1).

Trong tam giác GAB có I là trung điểm của GA, K là trung điểm của GB.

Do đó IK là đường trung bình của tam giác GAB.

Suy ra IK // AB và  IK=12AB (tính chất đường trung bình của tam giác) (2).

Từ (1) và (2) suy ra IK // MN và IK = MN.


Câu 5:

Cho tam giác ABC cân tại A có trung tuyến AM. Từ M kẻ tia Mx song song với AB cắt AC tại F, kẻ My song song với AC cắt AB tại E. Khẳng định nào sau đây là sai?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Cho tam giác ABC cân tại A có trung tuyến AM. Từ M kẻ tia Mx song song với AB cắt AC tại F, kẻ My song song với AC cắt AB tại E. Khẳng định nào sau đây là sai? A. EF = BM; B. EF // EM; C. EF // BC; D. EF // BM. (ảnh 1)

Có AM là đường trung tuyến nên M là trung điểm BC.

Trong tam giác ABC có

+ M là trung điểm BC, ME // AC, E AB.

Do đó E là trung điểm AB (tính chất đường trung bình của tam giác) (1).

+ M là trung điểm BC, MF // AB, F AC.

Do đó F là trung điểm AC (tính chất đường trung bình của tam giác) (2).

Từ (1) và (2) suy ra EF là đường trung bình của tam giác ABC.

Suy ra EF // BC và EF=12BC  .

Suy ra EF // BM và  EF= BM=12BC (vì M là trung điểm BC).

Vậy B sai.


Câu 6:

Cho tam giác ABC có D, E lần lượt là trung điểm của AB, AC. Khẳng định nào sau đây là sai?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Cho tam giác ABC có D, E lần lượt là trung điểm của AB, AC. Khẳng định nào sau đây là sai? A. Tứ giác DECB là hình thang cân; B. DE là đường trung bình của tam giác ABC; C. DE // BC;  (ảnh 1)

Trong tam giác ABC có D là trung điểm AB, E lần lượt là trung điểm của AC.

Do đó DE là đường trung bình của tam giác ABC.

Suy ra DE // BC và DE=12BC  (tính chất đường trung bình của tam giác).

Vậy B, C, D đúng và A sai do mới khẳng định được DECB là hình thang, hình thang này là hình thang cân nếu có thêm điều kiện tam giác ABC cân tại A.


Câu 7:

Cho hình vẽ, khẳng định nào sau đây là sai?

Cho hình vẽ, khẳng định nào sau đây là sai?   A. DF // EH; B. BG // EH; C. DF // GH; D. BG // DF. (ảnh 1)
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Trong tam giác ABG có D là trung điểm AB, F là trung điểm AG.

Do đó DF là đường trung bình của tam giác ABG.

Suy ra DF // BG (tính chất đường trung bình của tam giác) (1).

Trong tam giác CBG có H là trung điểm CG, E là trung điểm CB.

Do đó HE là đường trung bình của tam giác CBG.

Suy ra HE // BG (tính chất đường trung bình của tam giác) (2).

Từ (1) và (2) suy ra DF // HE // BG.

Vậy C sai.


Câu 8:

Cho tam giác ABC vuông tại B và D, E, F lần lượt là trung điểm của AC, BC, AB. Tứ giác BFDE là hình gì?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Cho tam giác ABC vuông tại B và D, E, F lần lượt là trung điểm của AC, BC, AB. Tứ giác BFDE là hình gì? A. Hình thoi; B. Hình bình hành; C. Hình vuông; D. Hình chữ nhật. (ảnh 1)

Trong tam giác ABC có

+ D là trung điểm của AC, F là trung điểm của AB.

Do đó FD là đường trung bình của tam giác ABC.

Suy ra FD // BC hay FD // BE (E BC) (tính chất đường trung bình của tam giác).

+ D là trung điểm của AC, E là trung điểm của BC.

Do đó DE là đường trung bình của tam giác ABC.

Suy ra DE // AB hay DE // BF (F AB) (tính chất đường trung bình của tam giác).

Xét tứ giác BFDE có:

FD // BE, DE // BF

B^=90°

Suy ra BFDE là hình chữ nhật.


Câu 9:

Cho tam giác MNP có MN = 6 cm, MP = 9 cm. Trên cạnh MN, MP lần lượt lấy các điểm G, I sao cho MG = 3 cm và MI = 4,5 cm. Khi đó GI song song với đoạn thẳng nào?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Cho tam giác MNP có MN = 6 cm, MP = 9 cm. Trên cạnh MN, MP lần lượt lấy các điểm G, I sao cho MG = 3 cm và MI = 4,5 cm. Khi đó GI song song với đoạn thẳng nào? A. NP; B. MP; C. MN; D. GM. (ảnh 1)

Vì MG = 3 cm, MN = 6 cm, do đó MG=12MN  hay G là trung điểm của MN.

MI = 4,5 cm, MP = 9 cm, do đó MI=12MP   hay I là trung điểm của MP.

Trong tam giác MNP có G là trung điểm của MN, I là trung điểm của MP.

Do đó GI là đường trung bình của tam giác MNP.

Suy ra GI // NP (tính chất đường trung bình của tam giác).


Câu 10:

Cho tam giác MNP cân tại M có E và D lần lượt là trung điểm của NP và NM. Khẳng định nào sau đây là đúng?

Cho tam giác MNP cân tại M có E và D lần lượt là trung điểm của NP và NM. Khẳng định nào sau đây là đúng? (ảnh 1)
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Trong tam giác MNP có D là trung điểm MN, E là trung điểm NP.

Do đó DE là đường trung bình của tam giác MNP.

Suy ra DE // MP (tính chất đường trung bình của tam giác).

Suy ra NPM^=DEN^   (2 góc đồng vị) (1).

NPM^=MNP^  (tam giác MNP cân tại M) hay NPM^=DNE^  (2).

Từ (1) và (2) suy ra DNE^=DEN^ .

Vậy C đúng.

 


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương