Trắc nghiệm Toán 7 CD Bài 3. Phép cộng, phép trừ đa thức một biến (Vận dụng) có đáp án
-
199 lượt thi
-
3 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Cho hai đa thức: P(x) = 2x3 – 2x – (5x + 10) – 2x2 + 4x
và Q(x) = 2x3 – 3x2 – 2 – (3x – 2) – x2. Tìm biết H(x) = P(x) – Q(x).
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
P(x) = 2x3 – 2x – (5x + 10) – 2x2 + 4x
= 2x3 – 2x2 + (– 2x – 5x + 4x) – 10
= 2x3 – 2x2 – 3x – 10
Q(x) = 2x3 – 3x2 – 2 – (3x – 2) – x2
= 2x3 + (– 3x2 – x2) – 3x + (– 2 + 2)
= 2x3 – 4x2 – 3x
H(x) = P(x) – Q(x)
= (2x3 – 2x2 – 3x – 10) – (2x3 – 4x2 – 3x)
= 2x3 – 2x2 – 3x – 10 – 2x3 + 4x2 + 3x
= (2x3 – 2x3) + (– 2x2 + 4x2) + (– 3x + 3x) – 10
= 2x2 – 10
.
Câu 2:
Cho đa thức G(x) = – x5 + 2x3 – 4x2 + 20 và đa thức H(x) = x5 – x3 + x2 – 18
Đa thức P(x) = G(x) + 2H(x) có nghiệm là
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
P(x) = G(x) + 2H(x)
= (– x5 + 2x3 – 4x2 + 20) + 2(x5 – x3 + x2 – 18)
= – x5 + 2x3 – 4x2 + 20 + x5 – 2x3 + 5x2 – 36
= (– x5 + x5) + (2x3 – 2x3) + (– 4x2 + 5x2) + (20 – 36)
= x2 – 16
Xét P(x) = 0
Thì x2 – 16 = 0
x2 = 16
x = 4 hoặc x = – 4
Vậy nghiệm của đa thức P(x) là x = 4; x = – 4.
Câu 3:
Một xe khách đi từ Hà Nội đến Quảng Ninh với vận tốc 60 km/h. Sau đó 45 phút, một xe du lịch cũng đi từ Hà Nội đến Quảng Ninh với vận tốc 75 km/h. Cả hai xe đều không nghỉ dọc đường.
Gọi A(x) là đa thức biểu thị quãng đường xe du lịch đi được và B(x) là đa thức biểu thị quãng đường xe khách đi được kể từ khi xuất phát đến khi xe du lịch đi được x giờ.
Tính G(3). Biết G(x) = A(x) – B(x).
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Quãng đường xe du lịch đi được sau x giờ là: 75x (km)
Khi xe du lịch đi được x giờ thì xe khách đi được khoảng thời gian là:
x giờ + 45 phút = x + 0,75 (giờ)
Quãng đường xe khách đi được sau khi xe du lịch đi được x giờ là:
60(x + 0,75) = 60x + 60 . 0,75 = 60x + 45 (km)
Vậy A(x) = 75x; B(x) = 60x + 45.
G(x) = A(x) – B(x)
= 75x – (60x + 45)
= 75x – 60x – 45
= 15x – 45
Vậy G(x) = 15x – 45.
Ta có: G(3) = 15.3 – 45 = 45 – 45 = 0.