Top 5 Đề thi Học kì 1 Vật lí 8 có đáp án Chạm vào số sao để đánh giá.

Đề thi Học kì 1 Vật lí 8 có đáp án (Đề 2)

  • 153 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Một vật đứng yên khi:
Xem đáp án

Vị trí của vật so với vật mốc không thay đổi theo thời gian thì ta nói vật đứng yên so với vật mốc.

Chọn đáp án D.


Câu 2:

Biểu thức tính vận tốc trung bình của vật chuyển động trên hai quãng đường là:
Xem đáp án

Khi vật chuyển động trên hai quãng đường trở lên thì vận tốc trung bình của vật được tính bằng tổng quãng đường đi được chia tổng thời gian đi hết các quãng đường.

\({v_{tb}} = \frac{{{s_1} + {s_2}}}{{{t_1} + {t_2}}}\)

Chọn đáp án B.


Câu 3:

Dụng cụ để xác định sự nhanh chậm của chuyển động của một vật gọi là
Xem đáp án

A – Vôn kế dùng để đo hiệu điện thế.

B – Nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ.

C – Tốc kế dùng để xác định sự nhanh chậm của chuyển động.

D – Ampe kế dùng để đo cường độ dòng điện.

Chọn đáp án C.


Câu 4:

Tại sao miếng gỗ thả vào nước lại nổi?

Xem đáp án

Dựa vào điều kiện vật nổi, vật chìm ta có:

- Vật nổi lên: FA>P (dl >dv)

- Vật lơ lửng trong lòng chất lỏng: FA= P (dl = dv)

- Vật chìm xuống: FA< P (dl < dv)

Trong đó:

+ dl là trọng lượng riêng của chất lỏng.

+ dvlà trọng lượng riêng của vật.

+ P là trọng lượng của vật.

+ FA lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật.

=> Khi thả miếng gỗ vào nước thì miếng gỗ nổi do trọng lượng riêng của gỗ nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước.

Chọn đáp án C.


Câu 5:

Chuyển động của xe đạp khi lao xuống dốc là chuyển động có vận tốc
Xem đáp án

Khi xe chuyển động xuống dốc thế năng của xe giảm, động năng của xe tăng =>vận tốc của xe tăng dần.

Chọn đáp án B.


Câu 6:

Quả bóng đang lăn trên sàn nhà. Câu phát biểu nào là đúng?

Xem đáp án

Dựa vào lý thuyết:

- Vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc.

- Vị trí của vật so với vật mốc không thay đổi theo thời gian thì ta nói vật đứng yên so với vật mốc.

A. Sai – Chưa chỉ rõ vật mốc.

B. Sai – Chưa chỉ rõ vật mốc.

C. Đúng – Vật mốc được chọn là sàn nhà, vị trí của quả bóng thay đổi theo thời gian so với sàn nhà =>quả bóng chuyển động so với sàn nhà.

D. Sai – Vật mốc được chọn là sàn nhà, vị trí của quả bóng thay đổi theo thời gian so với sàn nhà =>quả bóng chuyển động so với sàn nhà chứ không phải đứng yên so với sàn nhà.

Chọn đáp án C.


Câu 7:

Hai lực cân bằng là:
Xem đáp án

Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt vào một vật, cùng cường độ, có phương cùng trên một đường thẳng, có chiều ngược nhau.

Chọn đáp án D.


Câu 8:

Một ô tô chở khách chạy trên đường, người phụ lái đi soát vé của hành khách trên xe. Nếu chọn người lái xe làm vật mốc thì trường hợp nào dưới đây đúng?

Xem đáp án

Dựa vào lý thuyết:

- Vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc.

- Vị trí của vật so với vật mốc không thay đổi theo thời gian thì ta nói vật đứng yên so với vật mốc.

Nếu chọn người lái xe làm vật mốc thì:

A. Sai - Vị trí của người phụ lái (đang đi soát vé) thay đổi theo thời gian so với vị trí của người lái xe =>người phụ lái chuyển so với người lái xe.

B. Đúng – Vị trí của ô tô không thay đổi theo thời gian so với vị trí của người lái xe =>ô tô đứng yên so với người lái xe.

C. Sai – Vị trí của cột đèn bên đường thay đổi theo thời gian so với vị trí của người lái xe =>cột đèn bên đường chuyển động so với người lái xe.

D. Sai – Vị trí của mặt đường thay đổi theo thời gian so với vị trí của người lái xe =>mặt đường chuyển động so với người lái xe.

Chọn đáp án B.


Câu 9:

Một vật đang đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang. Các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau là:
Xem đáp án

Một vật đang đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang. Các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau là trọng lực P của Trái Đất với phản lực N của mặt bàn.

Chọn đáp án C.


Câu 10:

Trong hình vẽ dưới đây, đặc điểm của lực là:

Xem đáp án

Từ hình vẽ ta thấy lực có các đặc điểm sau:

- Điểm đặt: tại vật.

- Phương: nằm ngang.

- Chiều: từ trái sang phải.

- Cường độ: F = 20N.

Chọn đáp án D.


Câu 11:

Độ lớn của vận tốc có thể cung cấp cho ta thông tin gì về chuyển động của vật?
Xem đáp án

Độ lớn của vận tốc cho ta biết sự nhanh hay chậm của chuyển động.

Chọn đáp án C.


Câu 12:

Phát biểu nào sau đây đúng khái niệm áp lực?

Xem đáp án

Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.

Chọn đáp án C.


Câu 13:

a) Kể tên các loại lực ma sát? Ma sát sinh ra ở giữa đĩa và xích xe đạp là ma sát gì, có tác hại gì và nêu cách làm giảm?

b) Chất lỏng gây áp suất như thế nào?

Xem đáp án

a) Có 3 loại lực ma sát: lực ma sát trượt, lực ma sát lăn và lực ma sát nghỉ.

- Ma sát sinh ra giữa đĩa và xích xe đạp là ma sát trượt, làm mòn xích và đĩa xe. Muốn làm giảm ma sát thì tra dầu.

b) Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó.


Câu 14:

Một người đi xe máy xuất phát tại A lúc 7 giờ 20 phút và đến B lúc 8 giờ 5 phút. Tính vận tốc của người đó theo km/h và m/s. Biết quãng đường từ A đến B là 24,3 km.
Xem đáp án

Tóm tắt:

t1 = 7 giờ 20 phút, t2= 8 giờ 5 phút

s = 24,3 km

v = ? km/h và m/s

- Thời gian người đó đi từ A đến B là:

t = t2– t1= 8 giờ 5 phút – 7 giờ 20 phút = 45 phút = 0,75 (h)

- Vận tốc của người này là:

\[v = \frac{s}{t} = \frac{{24,3}}{{0,75}} = 32,4(km/h) = 9(m/s)\]


Câu 15:

Một vật được móc vào lực kế để đo lực theo phương thẳng đứng. Khi vật ở trong không khí, lực kế chỉ 4,8 N. Khi vật chìm trong nước, lực kế chỉ 3,6 N. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3. Bỏ qua lực đẩy Ác-si-mét của không khí.

a) Tính lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật khi nhúng chìm trong nước?

b) Tính thể tích của vật?

Xem đáp án

Tóm tắt:

P = 4,8 N

F = 3,6 N

d = 10000 N/m3

a) FA = ? (N)

b) V = ? (m3)

a) Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật khi nhúng chìm trong nước: 

FA= P – F = 4,8 – 3,6 = 1,2 (N)

b) Thể tích của vật bằng thể tích chất lỏng bị vật chiếm chỗ:

\({F_A} = d.V \Rightarrow V = \frac{{{F_A}}}{d} = \frac{{1,2}}{{10000}} = 0,00012({m^3})\)


Bắt đầu thi ngay