Đề thi Hóa 8 giữa kì 1 có đáp án (Đề 8)
-
377 lượt thi
-
18 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Hạt nhân nguyên tử có cấu tạo bởi các loại hạt:
Đáp án B
Hạt nhân nguyên tử có cấu tạo bởi proton và nơtron.
Câu 2:
Nguyên tử trung hòa về điện là do trong nguyên tử có:
Đáp án C
Proton mang điện tích dương, electron mang điện tích âm.
Nguyên tử trung hòa về điện là do trong nguyên tử có: số p = số e.
Câu 3:
Cách biểu diễn hai phân tử hiđro là
Đáp án D
Cách biểu diễn hai phân tử hiđro là: 2 H2.
Câu 4:
Vật thể nào sau đây vật thể nhân tạo?
Đáp án C
Vật thể nhân tạo là những vật thể do con người tạo ra.
⇒ Vật thể nhân tạo: nhà cửa.
Câu 5:
Nước tự nhiên là
Đáp án B
Nước tự nhiên là 1 hỗn hợp vì trong nước tự nhiên có lẫn một số chất khoáng.
Câu 6:
Hợp chất là những chất được tạo nên từ bao nhiêu nguyên tố hóa học?
Đáp án B
Hợp chất là những chất được cấu tạo từ 2 nguyên tố trở lên.
Câu 7:
Công thức hóa học của axit nitric (biết trong phân tử có 1H, 1N, 3O) là:
Đáp án A
Công thức hóa học của axit nitric (trong phân tử có 1H, 1N, 3O) là: HNO3.
Câu 8:
Công thức hóa học của hợp chất tạo nên bởi nguyên tố Al (III) và nguyên tố O (II) là
Đáp án C
Gọi công thức hóa học của hợp chất tạo nên bởi nguyên tố Al (III) và nguyên tố O (II) là: AlxOy
Theo quy tắc hóa trị ta có: x.III = y.II
Suy rasuy ra x = 2, y = 3
Vậy công thức hóa học của hợp chất tạo nên bởi nguyên tố Al (III) và nguyên tố O (II) là: Al2O3
Câu 9:
Nguyên tố X có nguyên tử khối bằng 3,5 lần nguyên tử khối của Oxi. X là nguyên tố nào sau đây?
Đáp án A
Nguyên tử khối X = 3,5 × nguyên tử khối oxi = 3,5 × 16 = 56 đvC.
Vậy X là sắt (Fe)
Câu 10:
Phân tử khối của phân tử NaOH là
Đáp án A
Phân tử khối NaOH = Nguyên tử khối Na + Nguyên tử khối O + Nguyên tử khối H
= 23 + 16 + 1 = 40 đvC.
Câu 11:
Cho CTHH của một số chất: Cl2, ZnCl2, Al2O3, Ca, NaNO3, KOH. Trong đó có:
Đáp án C
Có 2 đơn chất và 4 hợp chất.
+ Đơn chất: Cl2, Ca
+ Hợp chất: ZnCl2, Al2O3, NaNO3, KOH.
Câu 12:
Biết N có hóa trị IV, hãy chọn công thức hóa học phù hợp với quy tắc hóa trị trên trong đó có các công thức sau:
Đáp án D
Trong các công thức trên ta có hợp chất cấu tạo bởi N và O
Gọi công thức hóa học của hợp chất là NxOy
Theo quy tắc hóa trị ta có: IV.x = y.II
Suy ra suy ra x= 1, y = 2
Vậy công thức hóa học của hợp chất là: NO2
Câu 13:
Hợp chất của nguyên tố X với O là X2O3và hợp chất của nguyên tố Y với H là YH2. Công thức hóa học hợp chất của X với Y là:
Đáp án B
Gọi hóa trị của nguyên tố X là a
Ta có:
Theo quy tắc hóa trị: a.2 = II.3 suy ra a = III
Gọi hóa trị của nguyên tố Y là b
Ta có:
Theo quy tắc hóa trị: b.1 = I.2 suy ra b = II
Gọi công thức hợp chất của X và Y là: XxYy
Ta có:
Theo quy tắc hóa trị: III.x = II.y suy ra
Suy ra chọn x = 2 và y = 3
Vậy công thức hợp chất cần tìm là X2Y3
Câu 14:
Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng hóa học:
Đáp án C
“Ma trơi” là ánh sáng vào ban đêm do photphin (PH3) cháy trong không khí là hiện tượng hóa học do có chất mới được tạo thành.
Câu 15:
Đun nóng đường thu được than và hơi nước. Chất sản phẩm của phản ứng là:
Đáp án B
Đun nóng đường thu được than và hơi nước. Chất sản phẩm của phản ứng là: Than và nước
ĐườngThan + Nước
Câu 16:
(2,0 đ)
Hãy lập CTHH và tính phân tử khối của các hợp chất sau:
1- Ba (II) và Cl (I)
2- Na (I) và SO4(II)
1- Gọi công thức hóa học của hợp chất là BaxCly
Ta có: Ba (II) và Cl (I)
Theo quy tắc hóa trị ta có: x.II = y.I
Suy ra suy ra x = 1, y = 2
Vậy công thức hóa học của hợp chất là BaCl2
Phân tử khối của BaCl2 là: 137 + 35,5.2 = 208 đvC
2- Gọi công thức hóa học của hợp chất là Nax(SO4)y
Ta có: Na (I) và SO4(II)
Theo quy tắc hóa trị ta có: x.I = y. II
Suy ra suy ra x = 2, y = 1
Vậy công thức hóa học của hợp chất là Na2SO4
Phân tử khối của Na2SO4 là: 23.2 + 32 + 16.4 = 142 đvC
Câu 17:
(1,0 đ) Trong muối ăn có lẫn sạn cát, bằng các kiến thức đã học em hãy tách riêng muối ăn ra khỏi cát để thu được muối ăn tinh khiết?
- Cho hỗn hợp vào nước khấy đều cho đến khi thấy muối ăn đã tan hết.
- Lọc hỗn hợp thu được phần nước lọc là dung dịch muối và phần rắn là sạn cát.
- Cô cạn nước muối thu được muối rắn tinh khiết.
Câu 18:
(1,0 đ) “Khi đốt nến (làm từ parafin), nến chảy lỏng thấm vào bấc. Sau đó nến lỏng chuyển thành hơi. Hơi nến cháy trong không khí tạo thành khí cacbon đioxit và hơi nước”.
Hãy phân tích và chỉ ra ở giai đoạn nào diễn ra hiện tượng vật lí, giai đoạn nào diễn ra hiện tượng hóa học? Biết: Trong không khí có oxi và nến cháy là do có chất này tham gia.
- Hiện tượng vật lí: "Nến chảy lỏng thấm vào bấc và nến lỏng chuyển thành hơi". Đây chỉ là các quá trình nóng chảy và bay hơi của nến, không có sự biến đổi tạo thành chất mới.
- Hiện tượng hóa học: "Hơi nến cháy trong không khí tạo ra khí cacbon đioxit và hơi nước".
→ Đây là quá trình hóa học do có tạo thành chất mới là khí cacbon đioxit và hơi nước.
Cho
NTHH | Na | O | S | K | Ca | Cl | Ba | Fe | H | Al |
Số p | 11 | 8 | 16 | 19 | 20 | 17 | 56 | 26 | 1 | 13 |
NTK | 23 | 16 | 32 | 39 | 40 | 35,5 | 137 | 56 | 1 | 27 |