6 điều cần biết về tăng axit dạ dày: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Chức năng của dạ dày là tiêu hóa thức ăn. Trong đó, axit dạ dày đóng vai trò quan trọng. Thành phần chính của axit dạ dày là axit clohydric.

Video Bệnh thường gặp khi thừa axit dạ dày 

Niêm mạc dạ dày tiết ra axit một cách tự nhiên. Sự bài tiết này được điều hòa bởi cả hormon và hệ thần kinh.

Đôi khi dạ dày có thể tiết ra quá nhiều axit dịch vị, dẫn đến một số triệu chứng khó chịu. 

Nguyên nhân gây tăng axit dạ dày


Một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng tăng axit dạ dày. Những nguyên nhân này thường dẫn đến sản xuất quá mức hormon gastrin. Gastrin là một loại hormon kích thích sản xuất axit dạ dày.

Một số nguyên nhân phổ biến nhất bao gồm:

  • Tăng tiết axit hồi ứng: Thuốc kháng histamin H2 là một loại thuốc có thể làm giảm axit dạ dày. Đôi khi, những người ngừng sử dụng thuốc này có thể bị tăng axit dạ dày. Có bằng chứng cho thấy tình trạng này cũng có thể xảy ra sau khi ngừng sử dụng thuốc ức chế bơm proton (Proton pump inhibitors - PPIs), mặc dù còn gây tranh cãi.
  • Hội chứng Zollinger – Ellison: Ở hội chứng hiếm gặp này, các khối u được gọi là u gastrin hình thành trong tuyến tụy và ruột non. Các khối u gastrin có khả năng tiết ra một lượng lớn gastrin, làm tăng axit dạ dày.
  • Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori: H. pylori là một loại vi khuẩn có thể xâm nhập vào dạ dày và gây loét. Một số người bị nhiễm H. pylori cũng có thể bị tăng axit dạ dày.
  • Hẹp môn vị: Khi môn vị bị tắc nghẽn, nó có thể dẫn đến tăng axit dạ dày.
  • Suy thận mạn tính: Trong một số trường hợp hiếm gặp, những người bị suy thận hoặc những người đang chạy thận nhân tạo có thể tăng tiết gastrin, dẫn đến tăng sản xuất axit dạ dày.

Cũng cần lưu ý rằng đôi khi không thể xác định được nguyên nhân cụ thể gây ra tăng axit dạ dày. Tình trạng tăng axit dạ dày không xác định được nguyên nhân được gọi là tăng axit dạ dày vô căn. 

Các triệu chứng của tăng axit dạ dày


Một số dấu hiệu cho thấy bạn có thể bị tăng axit dạ dày bao gồm:

  • Khó chịu ở bụng, có thể tăng lên khi bụng đói
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Chướng bụng
  • Ợ chua
  • Tiêu chảy
  • Chán ăn
  • Sút cân không rõ nguyên nhân

Các triệu chứng của tăng axit dạ dày rất giống với các triệu chứng của các rối loạn tiêu hóa khác.

Heartburn, acid reflux, and GERD: What's the difference?Các triệu chứng của tăng axit dạ dày ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nguồn ảnh: https://www.medicalnewstoday.com/Các triệu chứng của tăng axit dạ dày ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nguồn ảnh: https://www.medicalnewstoday.com/Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu các triệu chứng tiêu hóa xuất hiện dai dẳng hoặc tái phát. Bác sĩ sẽ thăm khám và chẩn đoán nguyên nhân gây ra các triệu chứng và lập kế hoạch điều trị.

Biến chứng của tăng axit dạ dày

Trào ngược dạ dày thực quản gây ợ chua và nhiều triệu chứng khác. Nguồn ảnh: https://www.medicalnewstoday.com/  Trào ngược dạ dày thực quản gây ợ chua và nhiều triệu chứng khác. Nguồn ảnh: https://www.medicalnewstoday.com/  Nồng độ axit dạ dày cao có thể làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh lý khác liên quan đến dạ dày, bao gồm:

  • Loét dạ dày: Loét dạ dày là những tổn thương loét có thể phát triển khi axit dạ dày bắt đầu ăn mòn niêm mạc dạ dày.
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (Gastroesophageal reflux disease – GERD): GERD là một bệnh lý xảy ra khi axit dạ dày trào ngược lên thực quản.
  • Xuất huyết tiêu hóa: Tình trạng này liên quan đến việc chảy máu ở mọi vị trí của đường tiêu hóa. 

Các yếu tố nguy cơ

Một số yếu tố nguy cơ tiềm ẩn làm phát triển tình trạng tăng axit dạ dày bao gồm:

  • Thuốc: Nếu dùng thuốc để giảm sản xuất axit dạ dày và sau đó ngừng sử dụng, axit dạ dày có thể tăng trở lại (hiện tượng này gọi là tăng axit hồi ứng). Tuy nhiên, tình trạng này thường tự trở về bình thường theo thời gian.
  • Nhiễm H. pylori: Nhiễm vi khuẩn H. pylori đang hoạt động tại dạ dày có thể dẫn đến tình trạng tăng axit dạ dày.
  • Di truyền: Khoảng 25 – 30% những người có u gastrin – khối u hình thành trong tuyến tụy hoặc ruột non – có đột biến di truyền gọi là đột biến đa u tuyến nội tiết loại 1 (Multiple endocrine neoplasia type 1 – MEN1). 

Các phương pháp điều trị

Tăng axit dạ dày thường được điều trị bằng thuốc ức chế bơm proton. Những loại thuốc này có tác dụng làm giảm sản xuất axit dạ dày.

Thuốc ức chế bơm proton có hiệu quả cao hơn so với thuốc kháng histamin H2. Chúng thường được dùng bằng đường uống, nhưng có thể được tiêm qua đường tĩnh mạch trong những trường hợp nghiêm trọng hơn.

Trường hợp tăng axit dạ dày do nhiễm H. pylori sẽ kết hợp kháng sinh cùng với thuốc ức chế bơm proton. Thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và thuốc ức chế bơm proton sẽ giúp giảm sản xuất axit dạ dày.

Một số trường hợp được khuyến cáo điều trị bằng phương pháp phẫu thuật, như cắt bỏ u gastrin ở những người mắc hội chứng Zollinger – Ellison. Ngoài ra, những người bị loét dạ dày nặng có thể phải phẫu thuật cắt dạ dày bán phần hoặc cắt dây thần kinh phế vị.

Có thể giảm triệu chứng ợ chua bằng việc thay đổi chế độ ăn uống:

  • Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ
  • Áp dụng chế độ ăn giảm tinh bột
  • Hạn chế uống rượu, cà phê và đồ uống có ga
  • Tránh thức ăn làm cho chứng ợ chua nặng hơn 

Điểm mấu chốt

Axit dạ dày giúp phân hủy và tiêu hóa thức ăn. Đôi khi, axit dạ dày được sản xuất nhiều hơn bình thường. Điều này có thể dẫn đến các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, chướng bụng và ợ chua.

Có một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng axit dạ dày như nhiễm H. pylori, hội chứng Zollinger - Ellison và tăng axit hồi ứng.

Nếu không được điều trị, tăng axit dạ dày có thể dẫn đến các biến chứng như loét dạ dày hoặc trào ngược dạ dày thực quản. Hãy đi khám bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng tiêu hóa nào xuất hiện dai dẳng, tái phát hoặc khiến bạn lo lắng.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!