Khi nào tim của thai nhi bắt đầu đập?

Một bào thai trải qua nhiều giai đoạn phát triển. Một trong những cột mốc quan trọng nhất là khi tim bắt đầu đập.

Video: Nhịp tim bình thường của thai nhi

Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin về quá trình phát triển tim thai và thời điểm có thể phát hiện tim thai. 

Tim thai xuất hiện khi nào?

Siêu âm có thể giúp bạn phát hiện tim thai. Nguồn: medicalnewstoday.comSiêu âm có thể giúp bạn phát hiện tim thai. Nguồn: medicalnewstoday.com

Trước tuần thứ 8 của thai kỳ, bác sĩ sẽ gọi thai nhi là phôi thai.

Tim của phôi thai bắt đầu đập từ khoảng tuần thứ 5-6 của thai kỳ. Ngoài ra, bạn cũng có thể thấy các đặc điểm rõ ràng đầu tiên của phôi thai (cực thai) ở giai đoạn này.

Tim của thai nhi sẽ phát triển đầy đủ vào tuần thứ 10. Hãy tìm hiểu thêm về sự phát triển của tim từ tuần thứ 5 đến thứ 10:

Tuần thai

Mức độ phát triển của tim

Tuần thứ 5

Tim dần được hình thành từ hai ống hợp lại ở giữa, tạo thành một thân cây với bốn ống phân nhánh.

 Tim bắt đầu đập và có thể được phát hiện qua siêu âm âm đạo. 

Tuần thứ 6

Tim của phôi thai có một số thay đổi đáng kể. Ống tim hình thành vòng lặp hình chữ S và tạo ra một khu vực cho tâm thất.

Tuần thứ 7

Tâm nhĩ và tâm nhĩ bắt đầu tách rời và phát triển.

Tuần thứ 8

Hình thành các van giữa tâm nhĩ và tâm thất.

Tuần thứ 9 và 10

Động mạch chủ và tĩnh mạch phổi hình thành. Đến tuần thứ 10 tim thai đã phát triển đầy đủ.

Có thể nghe nhịp tim của phôi thai từ tuần thứ 5 của thai kỳ. Tuy nhiên, kết quả siêu âm ở giai đoạn này thường không hiển thị bất cứ điều gì liên quan đến tim thai.

Khi siêu âm từ tuần 18 đến tuần 22 của thai kỳ, bác sĩ sẽ kiểm tra cấu trúc giải phẫu của thai nhi trong đó có cả tim.

Khi thai nhi phát triển, nhịp tim cũng dần thay đổi. Nhịp tim khoảng 110-160 nhịp mỗi phút

Cách phát hiện tim thai

Một phụ nữ có thể được siêu âm để phát hiện tim thai ở các giai đoạn khác nhau của thai kỳ. Bác sĩ có thể đề nghị siêu âm sớm nhất sau 7 tuần nếu người phụ nữ bị ra máu hoặc gặp một vài vấn đề trong lần mang thai trước đấy.

Các nhân viên y tế chăm sóc sức khỏe có thể thực hiện siêu âm trong kỳ ba tháng để:

  • Xác nhận việc mang thai và kiểm tra tuổi của thai nhi
  • Kiểm tra khả năng mang thai ngoài tử cung
  • Đánh giá khả năng chảy máu hoặc đau đớn
  • Kiểm tra số lượng thai nhi
  • Kiểm tra tim thai
  • Tìm kiếm các dị thường của thai nhi hoặc tử cung
  • Kiểm tra các tế bào bất thường
  • Tìm kiếm và loại bỏ dụng cụ đặt tử cung hoặc vòng tránh thai

Bác sĩ có thể phát hiện tim thai bằng nhiều cách, như:

Siêu âm âm đạo

Siêu âm âm đạo bằng đầu dò. Nguồn: igel-monitor.deSiêu âm âm đạo bằng đầu dò. Nguồn: igel-monitor.de

Trong các giai đoạn đầu của thai kỳ (thường trước tuần thứ 11), siêu âm âm đạo có thể giúp kiểm tra nhịp tim của phôi thai.

Siêu âm âm đạo là một thủ thuậ nội khoa. Bác sĩ sẽ đưa một thiết bị vào âm đạo để theo dõi sự phát triển của phôi thai. Tuy nhiên rất khó để phát hiện nhịp tim của phôi thai cho đến khoảng tuần thứ 7 của thai kỳ.

Siêu âm đầu dò sẽ cho ra những hình ảnh rõ ràng hơn về thai nhi (sau tuần thứ 11) so với phương pháp siêu âm vùng bụng.

Siêu âm trong chuyển dạ

Siêu âm trong chuyển dạ. Nguồn: medicalnewstoday.comSiêu âm trong chuyển dạ. Nguồn: medicalnewstoday.com

Trong kỳ 3 tháng thứ 2 và thứ 3, siêu âm trong chuyển dạ có thể giúp đánh giá thai kỳ.

Để tiến hành thủ thuật này, bác sĩ sẽ thoa gel bôi trơn lên vùng bụng dưới của người phụ nữ. Sau đó, họ sẽ di chuyển một thiết bị quét siêu âm cầm tay khắp vùng bụng để tìm tử cung và thai nhi.

Đến kỳ ba tháng thứ 2, tim của thai nhi đã hình thành đầy đủ và bác sĩ sẽ thấy tim đập trên ảnh chụp.

Bác sĩ sử dụng phương pháp siêu âm trong chuyển dạ vào kỳ ba tháng thứ 2 hoặc thứ 3 để:

  • Xác định độ tuổi và sự phát triển của thai nhi
  • Kiểm tra xem có bao nhiêu thai nhi
  • Kiểm tra tình trạng của thai nhi
  • Đánh giá cổ tử cung
  • Đánh giá tử cung
  • Kiểm tra các vấn đề đã được phát hiện trước đấy
  • Kiểm tra nước ối và nhau thai
  • Kiểm tra xem có chảy máu hay đau đớn không
  • Kiểm tra các tế bào dị thường
  • Kiểm tra các dấu hiệu sinh hóa bất thường
  • Kiểm tra hoặc tìm các dị thường của thai nhi
  • Kiểm tra dấu hiệu chuyển dạ sớm
  • Kiểm tra khả năng mang thai ngoài tử cung
  • Đánh giá khả năng sảy thai

Theo dõi tim thai

Nhân viên y tế sử dụng máy theo dõi tim thai trong quá trình chuyển dạ để kiểm tra bất kỳ thay đổi nào. Có hai cách để theo dõi tim thai:

  • Thính chẩn: Một ống nghe đặc biệt hoặc đầu dò Doppler sẽ áp vào bụng của người phụ nữ để bác sĩ có thể lắng nghe nhịp tim của thai nhi. Bác sĩ thường làm điều này trong quá trình chuyển dạ.
  • Thiết bị theo dõi tim thai điện tử: Bác sĩ sẽ dùng các thiết bị chuyên dụng để đo nhịp tim phản ứng với các cơn co thắt. Chúng sẽ liên tục ghi chép và lưu trữ thông tin cho bác sĩ.

Doptone (Doppler thai nhi)

Siêu âm doppler. Nguồn: medicalnewstoday.comSiêu âm doppler. Nguồn: medicalnewstoday.com

Doptone là một máy siêu âm cầm tay giúp theo dõi nhịp tim của thai nhi. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cảnh báo rằng chỉ các chuyên gia y tế mới nên sử dụng các thiết bị này. Một người chưa được đào tạo có thể khiến thai nhi tiếp xúc với những mức độ năng lượng không an toàn.

Vì sao đôi khi không thể phát hiện tim thai?

Bác sĩ có thể không phát hiện ra tim thai trong quá trình quét do:

  • Thực hiện quét quá sớm trong thai kỳ
  • Thai phụ có vùng hạ bộ lớn
  • Mang thai ngoài tử cung

Bác sĩ sẽ nghe được tim thai khi thai nhi có chiều dài từ 7mm trở lên. Nếu họ chưa phát hiện được tim thai thì bạn có thể quay lại bệnh viện để quét lại sau một tuần hoặc lâu hơn.

Nếu bác sĩ lo lắng, họ có thể lên lịch siêu âm tim thai cho bạn. Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ đặt một thiết bị sử dụng sóng siêu âm để phát hiện tim thai vào bụng của thai phụ.

Tổng kết

Tim của phôi thai bắt đầu đập vào tuần thứ 5 của thai kỳ. Vào thời điểm này, tim thai có thể được phát hiện nhờ vào phương pháp siêu âm âm đạo.

 Trong suốt quá trình mang thai và sinh nở, các nhân viên y tế sẽ theo dõi nhịp tim của thai nhi.

Bất kỳ ai lo lắng về tim thai nên liên hệ với bác sĩ để khám.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!