Nhịp tim của con bạn thay đổi như thế nào?
Video: Nhịp tìm bình thường của thai nhi
Có rất nhiều từ có thể được dùng để mô tả khoảnh khắc mà bạn lần đầu tiên nghe thấy nhịp tim của con mình nhưng hầu hết mọi người đều sử dụng những từ như “phi nước đại” để mô tả nhịp tim của bé. Tim thai nhanh hơn nhịp tim của người lớn nhưng nhịp tim của thai nhi sẽ thay đổi trong ngày và theo từng giai đoạn của thai kỳ.
Trong thai kỳ
Vào khoảng tuần thứ 5, tim của bé bắt đầu đập. Tại thời điểm này, tim thai bình thường tương đương với nhịp tim của mẹ: 80-85 nhịp mỗi phút (bpm). Từ thời điểm này trở đi, nhịp tim của thai nhi sẽ tăng tốc khoảng 3 nhịp mỗi phút mỗi ngày trong tháng đầu tiên đó. Điều này chính xác đến mức bác sĩ hoặc nữ hộ sinh của bạn thực sự có thể sử dụng nhịp tim dể xác định tuổi thai của con bạn qua siêu âm.
Tỷ lệ sảy thai trong những trường hợp người mẹ đã nghe hoặc nhìn thấy tim thai thường thấp hơn. Tuy nhiên nếu bác sĩ nhận thấy nhịp tim của thai nhi đã tắt từ 1 tuần trở lên thì điều đó có thể cho thấy nhiều khả năng sảy thai.
Vào đầu tuần thứ 9 của thai kỳ, tim thai bình thường trung bình là 175 bpm. Tại thời điểm này, nhịp tim của thai nhi bắt đầu giảm nhanh xuông nhịp tim bình thường trong giai đoạn giữa thai kỳ: 120-180 bpm. Cũng có hiện tượng nhịp tim của thai nhi chậm lại trong 10 tuần cuối của thai kỳ mặc dù tim thai bình thường vẫn gấp đôi nhịp tim lúc nghỉ ngơi của người lớn.
Trong ngày
Nhịp tim bình thường của thai nhi cũng sẽ thay đổi một cách tự nhiên giống như nhịp tim của bạn. Những chuyển động, giấc ngủ và những hoạt động khác có thể gây ra những sự biến đổi và điều đó hoàn toàn bình thường. Hãy nói chuyện với nữ hộ sinh hoặc bác sĩ về những lo lắng và thắc mắc của bạn về nhịp tim của thai nhi.
Xét nghiệm non-stress test (NST) là xét nghiệm đo nhịp tim thai và so sánh nhịp tim thai phản ứng với cử động của thai nhi trong 3 tháng cuối thai kỳ (từ tuần 28 trở đi). Nếu bạn thực hiện xét nghiệm NST vào cuối thai kỳ, bạn có thể nghe thấy những dao dộng. Nhịp tim lên xuống trong một khuôn khổ nhất định bình thường. Hãy tưởng tượng sẽ như thế nào nếu bạn có thể nghe thấy nhịp tim liên tục của mình khi bắt đầu tập thể dục cho đến khi nghỉ. Nhịp tim của bạn cũng sẽ tăng rồi giảm. Thai nhi cũng có phản ứng tương tự.
Theo dõi nhịp tim của thai nhi
Một số cha mẹ tự hỏi liệu theo dõi nhịp tim của thai nhi hàng ngày khi ở nhà có phải là một ý tưởng tốt hay không. Việc này có cả ưu và nhược điểm. Ngoài ra cũng có nhiều lựa chọn khác để theo dõi nhịp tim của thai nhi trong quá trình chuyển dạ.
Tại nhà
Một vài bà mẹ cảm thấy yên tâm hơn khi họ có thể theo dõi nhịp tim của thai nhi tại nhà. Hầu hết các bà mẹ không nên sử dụng máy đo doppler (máy siêu âm cầm tay). Có nhiều mối quan ngại và một trong số đó là việc lạm dụng thiết bị nghe doppler và sự hiểu biết sai lệch.
Có nhiều cách khác để bạn có thể lắng nghe tim thai. Bạn nên nói chuyện với bác sĩ hoặc nữ hộ sinh về cách theo dõi thai nhi tốt nhất nếu bạn lo lắng
Khi chuyển dạ
Việc theo dõi thai nhi khi chuyển dạ có thể được thực hiện bằng phương pháp thính chẩn đếm nhịp (kỹ thuật nghe và đếm nhịp của tim thai). Bác sĩ sẽ nghe bằng ống nghe, ống soi thai hoặc dụng cụ doppler cầm tay ở các điểm khác nhau trong quá trình chuyển dạ. Bạn có thể sử dụng thiết bi theo dõi thai nhi điện tử gắn bên ngoài hoặc đặt bên trong.
Mỗi phương pháp đều có những lợi ích riêng tùy thuộc vào quá trình chuyển dạ và tiền sử bệnh của bạn. Hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc nữ hộ sinh của bạn để được tư vấn về sự lựa chọn thích hợp nhất. Nhìn chung, những phụ nữ có nguy cơ thấp sẽ không cần phải theo dõi quá nhiều trong quá trình chuyển dạ.
Tuy nhiên, trong quá trình chuyển dạ, thai nhi có thể có dấu hiệu cần được theo dõi với cường độ cao hơn hoặc quá trình chuyển dạ (hay can thiệp) có thể cần được theo dõi tăng cường để đảm bảo sự an toàn trong các thủ thuật. Ví dụ, ngay cả khi có nguy cơ thấp xảy ra nguy hiểm, nếu bạn được khởi phát chuyển dạ bằng Pitocin thì bạn cần được theo dõi liên tục.
Một vài lời khuyên
Bạn có thể cảm thấy lo lắng khi nghe nhịp tim của thai nhi lần đầu tiên và cho rằng nhịp tim bất thường và không ổn vì nó nghe rất khác so với những gì bạn thường nghe. Hãy yên tâm vì điều đó hoàn toàn bình thường. Bạn chỉ cần hỏi ý kiến của bác sĩ nếu bạn cảm thấy lo lắng.
Xem thêm: