Huyết tương: Thành phần, chức năng, cách hiến tặng

Máu được cấu tạo bởi 2 phần chính: các thành phần hữu hình và huyết tương.

Thành phần hữu hình chiếm 40 - 45% thể tích máu; bao gồm các tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu và tiểu cầu. Huyết tương là thành phần dịch chiếm 55 - 60% thể tích còn lại; bao gồm nước và các chất hoà tan (chủ yếu là các loại protein), ngoài ra còn có các chất điện giải, chất dinh dưỡng, enzym, hormon, khí và các chất thải. 

Video chức năng của huyết tương trong cơ thể người

Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về huyết tương, cụ thể là thành phần, chức năng của nó và chúng ta có thể hiến tặng huyết tương như thế nào.

Thành phần của huyết tương?

Khi huyết tương được tách khỏi máu thì trông giống như một chất lỏng có màu vàng. Huyết tương chứa khoảng 92% nước. Vai trò của nước là giúp làm đầy các mạch máu, làm cho các thành phần và các chất dinh dưỡng khác có trong máu có thể di chuyển qua tim và đến các nơi khác trong cơ thể.

Phần huyết tương còn lại (8%) chứa một số thành phần chính là:

  • Protein
  • Kháng thể
  • Chất điện giải

Chức năng của huyết tương

Khi huyết tương được tách khỏi máu thì trông giống như một chất lỏng có màu vàng. (nguồn: gea.com)Khi huyết tương được tách khỏi máu thì trông giống như một chất lỏng có màu vàng. (nguồn: gea.com)

Một trong những chức năng chính của huyết tương là:

  •  Loại bỏ chất thải tạo ra từ quá trình hoạt động của tế bào. Huyết tương tiếp nhận và vận chuyển chất thải này đến các khu vực khác của cơ thể, chẳng hạn như thận hoặc gan, để bài tiết.
  • Huyết tương cũng giúp duy trì nhiệt độ cơ thể bằng cách hấp thụ và giải phóng nhiệt khi cần thiết.

Ngoài việc vận chuyển chất thải và điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, huyết tương có một số chức năng chính khác được thực hiện bởi các thành phần khác nhau của nó:

Protein

Huyết tương chứa 2 loại protein quan trọng được gọi là albumin và fibrinogen. Albumin rất quan trọng để duy trì sự cân bằng của dịch -  được gọi là áp lực keo của máu. Áp lực keo là yếu tố giữ cho dịch không bị rò rỉ vào các mô trong cơ thể, nơi thường có ít dịch hơn trong lòng mạch. Ví dụ, những người có mức albumin thấp có thể bị phù ở bàn tay, bàn chân và bụng.

Fibrinogen là một phần quan trọng của quá trình đông máu. Nếu một người mất nhiều máu, họ cũng sẽ mất huyết tương và fibrinogen. Điều này làm cho máu khó đông hơn, có thể dẫn đến mất máu đáng kể.

Kháng thể

Huyết tương chứa gamma globulin, một loại globulin miễn dịch. Các globulin miễn dịch giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng.

Chất điện giải

Chất điện giải là các chất dẫn điện khi hòa tan trong nước; những loại phổ biến bao gồm natri, kali, magiê và canxi. Mỗi chất điện giải này đều đóng một vai trò quan trọng trong cơ thể. Khi không có đủ chất điện giải, bệnh nhân có thể có một loạt các triệu chứng như:

  • Yếu cơ
  • Co giật
  • Nhịp tim bất thường

Tại sao cần hiến tặng huyết tương?

Để hiến tặng huyết tương, bạn có thể hiến máu toàn phần; sau đó phòng xét nghiệm sẽ tách các thành phần của máu riêng ra, bao gồm cả huyết tương. (nguồn: dishanews.com)Để hiến tặng huyết tương, bạn có thể hiến máu toàn phần; sau đó phòng xét nghiệm sẽ tách các thành phần của máu riêng ra, bao gồm cả huyết tương. (nguồn: dishanews.com)

Khi một người bị mất nhiều máu (do chấn thương, phẫu thuật…) thì cũng mất nhiều huyết tương. Với tất cả các chức năng của huyết tương, điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của họ. Đây là lý do tại sao các tổ chức y tế khuyến khích mọi người nên hiến tặng huyết tương.

Làm thế nào để thu được huyết tương?

Có 2 cách để hiến tặng huyết tương. Đầu tiên là hiến máu toàn phần. Sau đó, phòng xét nghiệm sẽ tách các thành phần của máu riêng ra, bao gồm cả huyết tương.

Cách thứ hai là chỉ hiến tặng huyết tương, được thực hiện thông qua phương pháp lọc huyết tương (plasmapheresis). Máu từ tĩnh mạch người hiến được đưa vào máy ly tâm. Máy ly tâm là một máy quay nhanh, giúp tách huyết tương khỏi các thành phần máu khác. Huyết tương nhẹ hơn vì vậy sẽ nằm ở phía trên. Máy chỉ giữ huyết tương và đưa các thành phần còn lại quay trở về cơ thể của người hiến tặng. 

Huyết tương hiến tặng thường được trữ đông lạnh cho đến khi cần thiết, và giữ được khoảng 1 năm.

Ai có thể hiến huyết tương?

  • Người khỏe mạnh, tự nguyện hiến máu hoặc huyết tương
  • Trong độ tuổi từ 18 – 60 tuổi
  • Cân nặng: ≥ 42 kg với nữ và ≥ 45kg với nam.
  • Không bị nhiễm hoặc không có các hành vi lây nhiễm HIV và các bệnh lây nhiễm qua đường truyền máu khác (vi rút viêm gan B, vi rút viêm gan C, giang mai…).
  • Đã hiến máu lần gần nhất trước đó 12 tuần hoặc hiến thành phần máu lần gần nhất trước đó 3 tuần.
  • Phụ nữ không có thai hoặc không nuôi con nhỏ dưới 1 tuổi. 

Kết luận

Huyết tương là một phần quan trọng của máu giúp thực hiện nhiều chức năng, từ điều chỉnh nhiệt độ cơ thể đến chống nhiễm trùng. Không có đủ huyết tương có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe, đó là lý do tại sao mọi người nên hiến tặng huyết tương để cứu người khác.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!