6 dạng mụn cóc: nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa

Mụn cóc là một tổn thương da không ác tính. Mặc dù không có hại, mụn cóc có thể gây đau hoặc gây mất thẩm mỹ.

Video: Mụn cóc - Nguyên nhân và cách điều trị

Mụn cóc có thể phát triển ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Theo Hiệp hội da liễu Hoa Kỳ, mụn cóc thường cứng và có màu da. Tuy nhiên, chúng cũng có thể có màu tối, mịn và phẳng. 

Mặc dù mụn cóc có thể gây ngứa, đau hoặc căng tức nhưng đa số thường không có triệu chứng. Các loại virus u nhú ở người (HPV) là nguyên nhân gây nên mụn cóc. 

Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về các loại mụn cóc khác nhau, nguyên nhân, điều trị và cách phòng chống chúng. 

Các loại mụn cóc 

Các loại mụn cóc khác nhau có hình dáng và vị trí khác nhau 

Mụn cóc thông thường

Theo AAD, mụn cóc thông thường phát triển ở ngón tay, móng tay, ngón chân và mu bàn tay. Đôi khi mụn cóc thông thường có thể phát triển ở đầu gối.

Mụn cóc thông thường thường phát triển ở vùng da bị tổn thương, ví dụ như xung quanh vùng da mà người bệnh cắn móng tay hoặc xước măng rô. 

Mụn cóc thông thường thường cứng và có kích thước thay đổi từ đầu kim cho tới hạt đậu. Một số mụn cóc thông thường có những nốt nhỏ, tối màu. 

Mụn cóc thông thường phát triển giống hoa súp lơ được gọi là mụn cóc của Butcher. 

Mụn cóc bàn chân 

Mụn cóc bàn chân thường phát triển ở trên bàn chân hoặc cổ chân.  

Mụn cóc bàn chân có thể giống với các tổn thương da chai sần, dày, với các đốm tối màu trên bề mặt.  

Bởi vì mụn cóc bàn chân thường phát triển ở lòng bàn chân nên chúng có hình dạng phẳng và bị ấn vào trong khi người bệnh di chuyển. Loại mụn cóc phát triển vào trong này có thể gây đau và tạo nên triệu chứng giống như có dị vật ở bàn chân người bệnh. 

Theo 1 bài báo năm 2019 mụn cóc thể khảm xuất hiện thành đám thường xuất hiện ở mu bàn chân hoặc ngón chân. Tuy nhiên mụn cóc thể khảm có thể phát hiện ở bất cứ vị trí nào ở lòng bàn chân.  

Mụn cóc thể khảm thường có màu nhạt và phẳng hơn so với mụn cóc ở lòng bàn chân.  

Mụn cóc phẳng 

Mụn cóc phẳng thường lồi nhẹ và mịn, có thể màu nâu sáng, thường phát triển ở trán và má. Tuy nhiên có thể phát triển ở bàn tay, cánh tay và cẳng chân 

Mụn cóc hình sợi 

Theo Hiệp hội Da liễu Hoa Kỳ (AAD) mụn cóc hình sợi có hình dáng dài và dạng gai Mụn cóc sợi thường xuất hiện quanh mũi, miệng và mắt, phát triển khá nhanh 

Mụn cóc ngón 

Mụn cóc ngón tay  Mụn cóc ngón tay  

Phát triển ở ngón tay và móng chân, thường lan xuống dưới móng. Theo 1 bài báo được đăng trên tạp chí Các phương pháp điều trị bằng ánh sáng, vị trí mụn cóc ngón có thể khiến quá trình điều trị trở nên khó khăn

Mụn cóc sinh dục

Là một bệnh lây truyền qua đường tình dục, Trung tâm kiển soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa kỳ (CDC Hoa Kỳ) thông báo mụn cóc sinh dục có thể không có triệu chứng. Tuy nhiên tùy vào hình dáng và vị trí, chúng có thể gây đau và ngứa, có thể màu hồng cho đến nâu đậm, có thể phẳng hoặc lồi hoặc có cuống. 

Một bài báo năm 2015 phân loại theo vị trí như sau:

  • Âm đạo
  • Âm hộ
  • Cổ tử cung
  • Niệu đạo
  • Dương vật
  • Hậu môn
  • Bìu 

Mụn cóc ở môi và miệng gây ra bởi cùng loại HPV, được gọi là mụn cóc niêm mạc.  

Các loại HPV gây nên mụn cóc sinh dục có thể gây nên ung thư. Vì lý do này người bệnh nghi ngờ mắc mụn cóc sinh dục nên gặp bác sĩ ngay lập tức. 

Nguyên nhân mụn cóc

Virus HPV là nguyên nhân gây nên mụn cóc khi virus thâm nhập vào lớp thượng bì của da.  

ADD báo cáo rằng mụn cóc thường xu hướng phát triển ở người có vết thương nhỏ trên da, nó dễ phát triển ở da bị ẩm ướt.  

Mụn cóc có thể lây nhiễm và lan truyền cho người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp da-da, hoặc gián tiếp qua đồ vật cá nhân (vd khăn tắm của người bệnh) 

Mụn cóc sinh dục lây lan qua hoạt động tình dục với người bệnh qua đường miệng, âm đạo, hậu môn.  

Theo ADD những đối tượng sau có nguy cơ cao:

  • Trẻ em
  • Thanh thiếu niên
  • Người cắn móng tay hoặc có xước băng rô
  • Suy giảm miễn dịch 

Chẩn đoán mụn cóc

Nếu nghi ngờ nên gặp chuyên gia da liễu để thăm khám, có thể thực hiện giải phẫu bệnh và các trị liệu để loại bỏ mụn cóc. 

Điều trị mụn cóc

Mụn cóc có thể tự khỏi, nhất là trẻ em. Tuy nhiên có nhiều phương pháp điều trị.  

Người bệnh bị mụn cóc gây đau, không đáp ứng điều trị, hoặc có nhiều mụn cóc nên gặp bác sĩ da liễu để có điều trị thích hợp. Theo ADD, bác sĩ da liễu có thể sử dụng các phương pháp sau đây, tùy thuộc loại mụn cóc 

Cantharidin  

Bác sĩ da liễu có thể bôi cantharidin lên tổn thương, gây phỏng rộp dưới mụn cóc. Sau 1 tuần người bệnh quay lại để lấy bỏ mụn cóc. 

Áp lạnh 

Phương pháp sử dụng ni tơ lỏng để đông lạnh mụn cóc bằng cách phá hủy lớp thượng bì của da. Bởi khí nitơ có nhiệt độ rất thấp, có thể gây cảm giác bỏng cháy ở trên da. Áp lạnh có thể lặp lại nhiều lần 

Đốt điện và nạo vét 

Nghiên cứu 2019 chỉ ra rằng đốt điện và nạo vét điều trị hiệu quả cho mụn cóc dạng sợi, mụn cóc thông thường và mụn cóc bàn chân. Phương pháp này được thực hiện bằng cách đốt cháy và cạo bỏ mụn cóc, thường để lại sẹo và có khoảng 20% có thể tái phát. 

Cắt bỏ

Chuyên gia da liễu có thể cắt bỏ mụn cóc. 

Laser 

Bác sĩ có thể dùng laser cho mụn cóc mà không đáp ứng với phương pháp khác. Cơ chế là đốt cháy mụn cóc với laser. 

Điều trị tại chỗ 

Đắp các dung dịch điều trị lên bề mặt mụn cóc. Như dung dịch acid salicylic có tác dụng bong vảy, bạt sừng. Phương pháp này có thể cần 12 tuần mới có hiệu quả. 

Bleomycin 

Chuyên gia tiêm vào mụn cóc chất chống ung thư - Bleomycin. Nó có thể gây đau, gây tổn thương móng nếu tiêm vào ngón tay 

Liệu pháp miễn dịch 

Được sử dụng nếu các phương pháp khác không đáp ứng. Bác sĩ bôi chất hóa học gây phản ứng dị ứng nhẹ trên mụn cóc nhằm loại bỏ chúng. 

Một bệnh nhân có mụn cóc sinh dục có thể sử dụng Interferon để chống lại virus. 

Phòng bệnh mụn cóc

Theo ADD, một số phương pháp sau:

  • Đeo dép, úng ở nơi công cộng (bể bơi, phòng tắm)
  • Tránh chạm vào mụn cóc người khác
  • Giữ mụn cóc ở chân khô ráo, tránh lan sang vị trí khác
  • Tránh gãi mụn cóc
  • Tránh cạo mụn cóc
  • Sử dụng vật dụng cá nhân riêng biệt
  • Rửa tay thường xuyên
  • Làm sạch và che phủ vết thương nhỏ
  • Dưỡng ẩm da, tránh nứt nẻ
  • Không cắn móng tay
  • Tiêm vaccin HPV
  • Điều trị ra mồ hôi quá mức
  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục 

Tổng kết  

Mụn cóc là tổn thương không có hại và có nhiều phương pháp điều trị. 

Người bệnh nên gặp bác sĩ nếu:

  • Mụn cóc ở mặt hoặc cơ quan sinh dục
  • Nghi ngờ không phải mụn cóc
  • Nhiều mụn cóc
  • Ngứa, bỏng rát chảy máu, hoặc đau
  • Đái tháo đường
  • Suy giảm miễn dịch.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!