Hoặc
63 câu hỏi
Bài 4.63 trang 16 SBT Sinh học 10. Cho peptide sau. a) Peptide này có bao nhiêu amino acid? b) Hãy đóng khung xung quanh các nguyên tử của từng liên kết peptide. c) Hãy đánh dấu đầu có nhóm amino tự do bằng hình tròn và đầu có nhóm carboxyl tự do bằng hình tam giác. Lời giải.
Bài 4.62 trang 16 SBT Sinh học 10. Khi phân tích một hợp chất, người ta phát hiện thấy hợp chất này có tỉ lệ các nguyên tử carbon, hydrogen và oxygen là 1 . 2 . 1, với 6 nguyên tử carbon. a) Có thể dự đoán hợp chất này thuộc loại nào? Giải thích. b) Hợp chất này thường đóng vai trò gì trong tế bào? Cho ví dụ minh họa.
Bài 4.61 trang 16 SBT Sinh học 10. Những đặc điểm nào của triglyceride làm cho nó thực hiện tốt vai trò dự trữ năng lượng?
Bài 4.60 trang 16 SBT Sinh học 10. Vì sao carbon là nguyên tố quan trọng trong cấu tạo các phân tử sinh học của tế bào?
Bài 4.59 trang 15 SBT Sinh học 10. Ghép tên phân tử với đặc điểm của phân tử đó. (a) Protein (1) có thể lưu trữ và truyền thông tin ở mức phân tử. (b) Carbohydrate (2) có thể hòa tan một số phân tử loại khác. (c) Nucleic acid (3) là thành phần chính của màng sinh chất. (d) Nước (4) một số có thể hòa tan trong nước. (e) Lipid (5) có thể làm tăng tốc độ phản ứng hóa học.
Bài 4.58 trang 15 SBT Sinh học 10. Triglyceride là A. một lipid được hình thành từ ba phân tử acid béo và một phân tử glycerol bằng phản ứng loại nước. B. một lipid có cấu trúc bậc ba. C. một lipid tạo nên phần lớn màng sinh chất. D. một lipid được hình thành từ ba phân tử rượu bằng phản ứng loại nước.
Bài 4.57 trang 15 SBT Sinh học 10. Phospholipid có thể hình thành hai lớp của màng vì chúng A. là lipid. B. kị nước. C. lưỡng tính (có phần mang tính acid, có phần mang tính base). D. lưỡng cực (có phần ưa nước, có phần kị nước).
Bài 4.56 trang 15 SBT Sinh học 10. Những điều nào sau đây là đúng khi nói về lipid? (1) Kị nước. (2) Đóng vai trò quan trọng cho việc dự trữ năng lượng. (3) Là thành phần quan trọng của màng sinh học. A. (1), (2). B. (2), (3). C. (1), (3). D. (1), (2), (3).
Bài 4.55 trang 15 SBT Sinh học 10. Một phân tử với công thức C18H36O2 có thể là A. một hydrocarbon. B. một carbohydrate. C. một acid béo. D. một triglyceride.
Bài 4.54 trang 15 SBT Sinh học 10. Số lượng lớn liên kết carbon – hydrogen trong phân tử lipid A. làm cho lipid tan trong nước. B. tích trữ nhiều năng lượng hơn liên kết carbon – oxygen trong phân tử carbohydrate. C. tạo nhiều liên kết hydrogen với các phân tử khác. D. được tìm thấy ở đầu chứa nhóm carboxyl ở tất cả các lipid.
Bài 4.53 trang 14 SBT Sinh học 10. Chức năng nào sau đây không phải của lipid? A. Dự trữ năng lượng. B. Vận chuyển các chất qua màng. C. Bảo vệ. D. Điều hòa tính lỏng của màng.
Bài 4.52 trang 14 SBT Sinh học 10. Phát biểu nào dưới đây là không đúng về lipid? A. Chúng hòa tan trong nước. B. Chúng là thành phần quan trọng của màng tế bào. C. Chúng không phải là polymer. D. Chúng được cấu tạo hoặc không được cấu tạo từ acid béo.
Bài 4.51 trang 14 SBT Sinh học 10. Hãy chọn tập hợp đúng về các đặc điểm của phân tử DNA từ các đặc điểm dưới đây. (1) Gồm 2 chuỗi polynucleotide xoắn đều đặn và ngược chiều nhau. (2) Có chứa adenine, guanine, cytosine, uracyl và thymine. (3) Có các cặp nitrogenous base là A-U, G-C. (4) Liên kết giữa các nitrogenous base của hai chuỗi đối diện là liên kết hydrogen. (5) Liên kết giữa các nucleotide...
Bài 4.50 trang 14 SBT Sinh học 10. Sự ghép đôi của hai sợi DNA được thực hiện bởi A. liên kết cộng hóa trị giữa hai base purine. B. liên kết hydrogen giữa cytosine và guanine. C. liên kết hydrogen giữa base purine và base pyrimidine. D. liên kết cộng hóa trị giữa adenine và thymine.
Bài 4.49 trang 14 SBT Sinh học 10. Phát biểu nào sau đây về đặc điểm khác nhau giữa DNA và RNA là đúng? (1) RNA chứa thymine thay vì uracil. (2) RNA là sợi đơn, DNA là sợi kép. (3) RNA chứa ribose, DNA chứa deoxyribose. A. (1), (2). B. (2), (3). C. (1), (3). D. (1), (2), (3).
Bài 4.48 trang 14 SBT Sinh học 10. DNA khác RNA ở đặc điểm. A. số lượng nitrogenous base khác nhau. B. số lượng nhóm phosphate giữa các đường trong bộ khung đường – phosphate. C. loại đường có trong bộ khung đường – phosphate. D. một trong các base purine.
Bài 4.47 trang 13 SBT Sinh học 10. Trong phân tử nucleic acid, các nucleotide liên kết với nhau bằng liên kết A. phosphoester. B. 5’-3’ phosphoester. C. 3’-5’ phosphoester. D. 5’-3’ phosphoester và 3’-5’ phosphoester.
Bài 4.46 trang 13 SBT Sinh học 10. Chuỗi nucleotide với trình tự GAACCGGAACAU A. có số lượng base purine nhiều hơn số lượng base pyrimidine. B. có số lượng base pyrimidine nhiều hơn số lượng base purine. C. có số lượng base purine bằng số lượng base pyrimidine. D. không có base pyrimidine.
Bài 4.45 trang 13 SBT Sinh học 10. Một nucleotide chứa một gốc pentose, một nhóm phosphate và A. một gốc acid. B. một nitrogenous base. C. một gốc amino acid. D. một gốc glycerol.
Bài 4.44 trang 13 SBT Sinh học 10. Phát biểu nào sau đây mô tả một phân tử DNA? A. Phân tử DNA chứa uracil. B. Phân tử DNA có cấu trúc xoắn kép. C. Mỗi nucleotide của phân tử DNA chứa ba nhóm phosphate. D. Phân tử DNA được cấu tạo từ hai mươi loại nucleotide khác nhau.
Bài 4.43 trang 13 SBT Sinh học 10. Tất cả các nucleic acid A. chứa đường deoxyribose. B. là các polymer của các nitrogenous base. C. là các polymer của nucleotide. D. có dạng xoắn kép.
Bài 4.42 trang 13 SBT Sinh học 10. Protein không thực hiện các chức năng nào trong các chức năng sau đây? A. Là chất dự trữ năng lượng chủ yếu trong tế bào. B. Xúc tác cho các phản ứng hóa học trong tế bào. C. Liên kết với phân tử tín hiệu trong quá trình truyền thông tin giữa các tế bào. D. Vận chuyển các chất qua màng sinh chất.
Bài 4.41 trang 12 SBT Sinh học 10. Sự thay đổi cấu trúc nào sau đây có thể thay đổi chức năng của một loại protein? (1) Cấu trúc bậc 1 (2) Cấu trúc bậc 2 (3) Cấu trúc bậc 3 A. (1), (2). B. (2), (3). C. (1), (3). D. (1), (2), (3).
Bài 4.40 trang 12 SBT Sinh học 10. Việc thay đổi một amino acid trong phân tử protein có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng nào sau đây? (1) Cấu trúc bậc 1 của protein sẽ bị thay đổi. (2) Cấu trúc bậc 3 của protein có thể bị thay đổi. (3) Hoạt động chức năng của protein có thể bị thay đổi. A. (1), (2). B. (2), (3). C. (1), (3). D. (1), (2), (3).
Bài 4.39 trang 12 SBT Sinh học 10. Cấu trúc bậc 4 của hemoglobin là A. chuỗi polypeptide gồm các amino acid liên kết với nhau bằng liên kết peptide. B. sự tương tác giữa bốn chuỗi polypeptide có cấu trúc không gian nhất định. C. sự cuộn gập của toàn chuỗi polypeptide. D. sự xoắn hoặc gấp nếp cục bộ của chuỗi polypeptide.
Bài 4.38 trang 12 SBT Sinh học 10. Cấu trúc bậc nào của protein được hình thành khi một chuỗi polypeptide có đoạn xoắn cục bộ nhờ liên kết hydrogen giữa các liên kết peptide? A. Bậc 1. B. Bậc 2. C. Bậc 3. D. Bậc 4.
Bài 4.37 trang 12 SBT Sinh học 10. Cấu trúc bậc 3 của một phân tử protein là A. sự liên kết của một số chuỗi polypeptide. B. trình tự các amino acid trong một chuỗi polypeptide. C. sự xoắn, gấp nếp cục bộ của một chuỗi polypeptide. D. hình dạng không gian ba chiều của chuỗi polypeptide cuộn gập hoàn chỉnh.
Bài 4.36 trang 12 SBT Sinh học 10. Phát biểu nào sau đây về cấu trúc bậc 1 của một phân tử protein là không đúng? A. Có thể phân nhánh. B. Đặc trưng cho phân tử protein. C. Quyết định cấu trúc không gian của phân tử protein. D. Được xác định bởi trình tự gene tương ứng.
Bài 4.35 trang 12 SBT Sinh học 10. Tất cả các protein A. là các enzyme. B. gồm vài gốc amino acid. C. gồm một hoặc nhiều polypeptide. D. có cấu trúc bậc 4.
Bài 4.34 trang 11 SBT Sinh học 10. Các hình dạng và chức năng khác nhau của các protein khác nhau được xác định bởi A. mạch bên của amino acid trong phân tử protein. B. nhóm amino của amino acid mà chúng chứa. C. nhóm carboxyl của amino acid mà chúng chứa. D. các amino acid ở đầu chứa nhóm amino tự do.
Bài 4.33 trang 11 SBT Sinh học 10. Chất nào sau đây có nhiều trong trứng, thịt và sữa? A. Protein. B. Tinh bột. C. Cellulose. D. DNA.
Bài 4.32 trang 11 SBT Sinh học 10. Hai nhóm chức luôn có trong amino acid là A. keto và aldehyde. B. carboxyl và amino. C. phosphate và amino. D. hydroxyl và carboxyl.
Bài 4.31 trang 11 SBT Sinh học 10. Có 20 loại amino acid khác nhau. Các amino acid đó được phân biệt với nhau bởi A. các nhóm carboxyl khác nhau liên kết với một nguyên tử carbon. B. các nhóm amino khác nhau liên kết với một nguyên tử carbon. C. các mạch bên khác nhau liên kết với một nguyên tử carbon. D. các nguyên tử carbon khác nhau liên kết với cùng một loại mạch bên.
Bài 4.30 trang 11 SBT Sinh học 10. Đặc điểm nào sau đây thể hiện sự phù hợp giữa cấu tạo của tinh bột với chức năng dự trữ năng lượng ở tế bào? A. Là chuỗi polysaccharide mạch thẳng. B. Là chuỗi polysaccharide phân nhiều nhánh. C. Gồm nhiều chuỗi polysaccharide mạch thẳng bện xoắn với nhau. D. Là polysaccharide mạch vòng.
Bài 4.29 trang 11 SBT Sinh học 10. Phát biểu nào sau đây là đúng đối với cellulose? A. Cellulose là một loại polymer bao gồm các monomer fructose. B. Cellulose là một polysaccharide dự trữ năng lượng trong tế bào thực vật. C. Cellulose là một polysaccharide dự trữ năng lượng trong tế bào động vật. D. Cellulose là thành phần cấu trúc chính của thành tế bào thực vật.
Bài 4.28 trang 11 SBT Sinh học 10. Tinh bột được phân giải khi phá vỡ A. liên kết glycoside giữa các gốc fructose. B. liên kết glycoside giữa các gốc glucose. C. liên kết ester giữa các gốc glucose. D. liên kết peptide giữa các gốc amino acid.
Bài 4.27 trang 10 SBT Sinh học 10. Lactose, một loại đường trong sữa, bao gồm một phân tử glucose liên kết với một phân tử galactose. Đường lactose thuộc loại A. monosaccharide. B. hexose. C. disaccharide. D. polysaccharide.
Bài 4.26 trang 10 SBT Sinh học 10. Khi phân tích thành phần carbohydrate ở tế bào gan, loại polysaccharide dự trữ năng lượng chiếm hàm lượng đáng kể là A. tinh bột. B. glycogen. C. cellulose. D. pectin.
Bài 4.25 trang 10 SBT Sinh học 10. Điều nào sau đây là đúng với cả tinh bột và cellulose? A. Chúng đều là polymer của glucose. B. Chúng đều có thể được tiêu hóa bởi con người. C. Chúng đều dự trữ năng lượng trong tế bào thực vật. D. Chúng đều là thành phần cấu tạo của thành tế bào thực vật.
Bài 4.24 trang 10 SBT Sinh học 10. Tinh bột và glycogen là hai polysaccharide khác nhau về chức năng, trong đó tinh bột là …(1)…, còn glycogen là …(2)… A. (1) thành phần chính duy trì hình dạng tế bào thực vật; (2) nguồn năng lượng cho tế bào động vật. B. (1) vật liệu cấu trúc được tìm thấy trong tế bào thực vật và động vật; (2) hình thành bộ xương bên ngoài ở côn trùng. C. (1) carbohydrate dự trữ...
Bài 4.23 trang 10 SBT Sinh học 10. Công thức phân tử của glucose là C6H12O6. Công thức phân tử của một disaccharide được tạo ra từ hai phân tử glucose là A. C12H24O12. B. C12H20O10. C. C12H22O11. D. C18H22O11.
Bài 4.22 trang 10 SBT Sinh học 10. Chất nào sau đây không phải là polymer? A. Glycogen. B. Tinh bột. C. Celullose. D. Sucrose.
Bài 4.21 trang 10 SBT Sinh học 10. Một học sinh đang chuẩn bị cho cuộc thi chạy marathon trong trường. Để có nguồn năng lượng nhanh nhất, học sinh này nên ăn thức ăn có chứa nhiều A. carbohydrate. B. lipid. C. protein. D. calcium.
Bài 4.20 trang 9 SBT Sinh học 10. Tất cả carbohydrate A. là polymer. B. là đường đơn. C. bao gồm một hoặc nhiều gốc đường đơn. D. được tìm thấy trong màng sinh chất.
Bài 4.19 trang 9 SBT Sinh học 10. Phát biểu nào sau đây thể hiện đúng mối quan hệ giữa phản ứng tổng hợp (trùng ngưng) và phản ứng phân giải (thủy phân) các polymer sinh học? A. Phản ứng trùng ngưng chỉ tạo thành các disaccharide và phản ứng thủy phân phân giải tất cả các polymer. B. Phản ứng tổng hợp polymer xảy ra thông qua việc loại bỏ phân tử nước và phản ứng phân giải các polymer xảy ra thông...
Bài 4.18 trang 9 SBT Sinh học 10. Lựa chọn nào dưới đây không thể hiện sự kết cặp đúng của đơn phân / polymer (đại phân tử) sinh học? A. Monosaccharide / Polysaccharide. B. Amino acid / Protein. C. Acid béo / Triglyceride. D. Nucleotide / Nucleic acid.
Bài 4.17 trang 9 SBT Sinh học 10. Chất nào sau đây chứa nitrogen? A. Rượu, ví dụ như ethanol. B. Monosaccharide, ví dụ như glucose. C. Steroid, ví dụ như cholesterol. D. Amino acid, ví dụ như tryptophan.
Bài 4.16 trang 9 SBT Sinh học 10. Nước là dung môi hòa tan nhiều chất khác vì A. các phân tử nước liên kết chặt với nhau. B. các phân tử nước hình thành liên kết hydrogen với các chất. C. các phân tử nước hình thành liên kết cộng hóa trị với các chất. D. các phân tử nước bay hơi ở nhiệt độ cao.
Bài 4.15 trang 9 SBT Sinh học 10. Phân tử tương tác với các phân tử nước trong hình sau là A. phân tử tích điện âm. B. phân tử tích điện dương. C. phân tử không tích điện. D. phân tử kị nước.
Bài 4.14 trang 8 SBT Sinh học 10. Nhiệt độ môi trường thường tăng khi nước ngưng tụ. Hiện tượng này liên quan đến A. sự tỏa nhiệt do hình thành liên kết hydrogen. B. sức căng bề mặt lớn của nước. C. sự hấp thu nhiệt do phá vỡ các liên kết hydrogen. D. sự thay đổi tỉ trọng khi hơi nước ngưng tụ thành chất lỏng.
86.4k
53.5k
44.7k
41.6k
40.2k
37.4k
36.4k
35k
33.9k
32.4k