Hoặc
63 câu hỏi
Bài 4.13 trang 8 SBT Sinh học 10. Nước hóa hơi khi loại liên kết nào bị phá vỡ? A. Liên kết ion. B. Liên kết cộng hóa trị không phân cực. C. Liên kết cộng hóa trị phân cực. D. Liên kết hydrogen.
Bài 4.12 trang 8 SBT Sinh học 10. Nước có thể hình thành liên kết hydrogen vì A. oxygen có hóa trị II và hydrogen có hóa trị I. B. liên kết giữa các nguyên tử hydrogen – oxygen là liên kết cộng hóa trị phân cực. C. nguyên tử oxygen trong phân tử nước tích điện âm. D. mỗi nguyên tử hydrogen trong phân tử nước tích điện âm.
Bài 4.11 trang 8 SBT Sinh học 10. Nước có khả năng điều hòa nhiệt độ cơ thể là do A. có sự hấp thụ và giải phóng nhiệt khi liên kết hydrogen bị phá vỡ và hình thành. B. các phân tử nước có kích thước nhỏ. C. nước là một dung môi hòa tan nhiều chất. D. nước có thể bay hơi.
Bài 4.10 trang 8 SBT Sinh học 10. Liên kết nào sau đây được hình thành giữa các phân tử nước? A. Liên kết cộng hóa trị. B. Liên kết hydrogen. C. Liên kết ion. D. Cả liên kết cộng hóa trị và liên kết hydrogen.
Bài 4.9 trang 7 SBT Sinh học 10. Trong một phân tử nước, hai nguyên tử hydrogen liên kết với một nguyên tử oxygen bằng A. liên kết hydrogen. B. liên kết cộng hóa trị không phân cực. C. liên kết cộng hóa trị phân cực. D. liên kết ion.
Bài 4.8 trang 7 SBT Sinh học 10. Có tối đa bao nhiêu electron mà một nguyên tử carbon có thể chia sẻ với các nguyên tử khác? A. 2. B. 4. C. 6. D. 8.
Bài 4.7 trang 7 SBT Sinh học 10. Những phát biểu nào sau đây mô tả đúng về các nguyên tử carbon có trong tất cả phân tử hữu cơ? (1) Chúng liên kết với nhau và với nhiều nguyên tử khác. (2) Chúng có thể hình thành nhiều loại liên kết cộng hóa trị. (3) Chúng tạo mạch xương sống cho các phân tử hữu cơ. A. (1), (2). B. (2), (3). C. (1), (3). D. (1), (2), (3).
Bài 4.6 trang 7 SBT Sinh học 10. Loại liên kết nào dưới đây mà nguyên tử carbon có nhiều khả năng hình thành nhất với các nguyên tử khác? A. Liên kết cộng hóa trị. B. Liên kết ion. C. Liên kết hydrogen. D. Liên kết cộng hóa trị và liên kết hydrogen.
Bài 4.5 trang 7 SBT Sinh học 10. Ở người, nguyên tố nào có hàm lượng thấp nhất trong số các nguyên tố dưới đây? A. Hydrogen. B. Phosphorus. C. Nitrogen. D. Oxygen.
Bài 4.4 trang 7 SBT Sinh học 10. Khoảng 25 trong số 92 nguyên tố trong tự nhiên được coi là cần thiết cho sự sống. Bốn nguyên tố nào trong số 25 nguyên tố này chiếm khoảng 96% khối lượng cơ thể? A. Carbon (C), sodium (Na), calcium (Ca), nitrogen (N). B. Carbon (C), cobalt (Co), phosphorus (P), hydrogen (H). C. Oxygen (O), hydrogen (H), calcium (Ca), sodium (Na). D. Carbon (C), hydrogen (H), nitrog...
Bài 4.3 trang 7 SBT Sinh học 10. Nguyên tố nào trong số các nguyên tố say đây đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể con người? A. Sắt (Fe). B. Nickel (Ni). C. Aluminium (Al). D. Lithium (Li).
Bài 4.2 trang 6 SBT Sinh học 10. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Tất cả các sinh vật cần các nguyên tố giống nhau với hàm lượng giống nhau. B. Sắt (Fe) là một nguyên tố đại lượng cho tất cả các sinh vật. C. Iodine (I) là một nguyên tố mà cơ thể người cần với lượng rất nhỏ. D. Carbon, hydrogen, oxygen và nitrogen chiếm khoảng 90% khối lượng cơ thể.
Bài 4.1 trang 6 SBT Sinh học 10. Nguyên tố nào sau đây là nguyên tố vi lượng đối với cơ thể con người và các động vật có xương sống khác? A. Nitrogen (N). B. Calcium (Ca). C. Kẽm (Zn). D. Sodium (Na).
86.4k
53.5k
44.7k
41.6k
40.2k
37.4k
36.4k
35k
33.9k
32.4k