Hoặc
16 câu hỏi
Bài 3 trang 133 SBT Toán 11 Tập 1. Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành và M là trung điểm của SA. Tìm giao tuyến của mặt phẳng (P) với các mặt của hình chóp S.ABCD, biết rằng (P) đi qua M, song song với SC và AD.
Bài 4 trang 133 SBT Toán 11 Tập 1. Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a và tam giác SAB đều. Gọi M là điểm thuộc cạnh BC sao cho BM = x (0 < x < a), mặt phẳng (α) đi qua M, song song với hai đường thẳng SA và AB. a) Xác định giao tuyến của mặt phẳng (α) với các mặt của hình chóp. b) Tính diện tích của hình tạo bởi các đoạn giao tuyến ở câu a theo a và x.
Câu 8 trang 133 SBT Toán 11 Tập 1. Cho hình chóp tứ giác S.ABCD. Gọi M và N lần lượt là trung điểm của SA và SC. Khẳng định nào sau đây đúng? A. MN // (ABCD). B. MN // (SAB). C. MN // (SAD). D. MN // (SCD).
Bài 5 trang 133 SBT Toán 11 Tập 1. Cho hình chóp S.ABCD, đáy ABCD là hình bình hành có O là giao điểm của AC và BD, AC = 2a, BD = 2b; tam giác SBD là tam giác đều. Gọi I là điểm nằm trên đoạn thẳng AC sao cho AI = x (0 < x < a), (P) là mặt phẳng đi qua điểm I và song song với mặt phẳng (SBD). a) Xác định giao tuyến của mặt phẳng (P) với các mặt của hình chóp S.ABCD. b) Tính diện tích của hình tạo...
Câu 1 trang 132 SBT Toán 11 Tập 1. Các yếu tố nào sau đây xác định một mặt phẳng duy nhất? A. Ba điểm. B. Một điểm và một đường thẳng. C. Hai đường thẳng cắt nhau. D. Bốn điểm.
Bài 2 trang 133 SBT Toán 11 Tập 1. Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành và O là giao điểm của AC và BD. Gọi M, N, P lần lượt là ba điểm nằm trên các cạnh AB, BC, SO. Xác định giao tuyến của mặt phẳng (MNP) với các mặt của hình chóp S.ABCD (nếu có).
Câu 9 trang 133 SBT Toán 11 Tập 1. Cho đường thẳng a nằm trong mặt phẳng (α) và đường thẳng b nằm trong mặt phẳng (β). Biết (α) // (β). Trong các khẳng định sau, khẳng định nào sai? A. a // (β). B. b // (α). C. a // b. D. Nếu có một mặt phẳng (γ) chứa a và b thì a // b.
Câu 10 trang 133 SBT Toán 11 Tập 1. Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Giao tuyến của hai mặt phẳng (SAB) và (SCD) là đường thẳng song song với đường thẳng nào sau đây? A. BD. B. SC. C. AC. D. AB.
Câu 6 trang 132 SBT Toán 11 Tập 1. Cho hai đường thẳng song song a, b và mặt phẳng (P). Mệnh đề nào dưới đây đúng? A. Nếu a // (P) thì b // (P). B. Nếu a cắt (P) thì b cắt (P). C. Nếu a nằm trên (P) thì b // (P). D. Nếu a nằm trên (P) thì b nằm trên (P).
Bài 6 trang 134 SBT Toán 11 Tập 1. Cho hình chóp S.ABCD, đáy ABCD là hình thang có đáy lớn AB và AD = a. Mặt bên SAB là tam giác cân tại S, SA = a; mặt phẳng (R) song song với (SAB) và cắt các cạnh AD, BC, SC, SD theo thứ tự tại M, N, P, Q. a) Chứng minh MNPQ là hình thang cân. b) Đặt x = AM với 0 < x < a. Tính MQ theo a và x.
Câu 7 trang 132 SBT Toán 11 Tập 1. Cho tứ diện ABCD có P, Q lần lượt là trọng tâm của tam giác ABC và BCD. Giao tuyến của mặt phẳng (ABQ) và mặt phẳng (DCP) là đường thẳng d. Khẳng định nào dưới đây đúng? A. d đi qua trung điểm hai cạnh AB và CD. B. d đi qua trung điểm hai cạnh AB và AD. C. d là đường thẳng PQ. D. d là đường thẳng QA.
Câu 5 trang 132 SBT Toán 11 Tập 1. Trong không gian, hai đường thẳng không có điểm chung thì A. cắt nhau. B. chéo nhau hoặc song song. C. chéo nhau. D. song song.
Bài 1 trang 133 SBT Toán 11 Tập 1. Cho hình bình hành ABCD. Từ các đỉnh A, B, C và D lần lượt kẻ các tia Ax, By, Cz và Dt song song với nhau và không nằm trong mặt phẳng (ABCD). Chứng minh mặt phẳng (Ax, By) song song với mặt phẳng (Cz, Dt).
Câu 2 trang 132 SBT Toán 11 Tập 1. Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang, đáy lớn AB và E là trung điểm của đoạn thẳng AB. Hình vẽ nào sau đây là hình biểu diễn của hình chóp S.ABCD ?
Câu 4 trang 132 SBT Toán 11 Tập 1. Cho hình chóp S.ABCD, đáy là hình bình hành có O là giao điểm của AC và BD. Gọi M, N lần lượt là các điểm nằm trên cạnh SC và SD. Đường thẳng SO cắt đường thẳng AM và BN lần lượt tại P và Q. Giao điểm của đường thẳng AM với mặt phẳng (SBD) là điểm nào sau đây? A. Điểm P. B. Điểm Q. C. Điểm O. D. Điểm M.
Câu 3 trang 132 SBT Toán 11 Tập 1. Cho hình chóp S.ABCD có AC cắt BD tại M, AB cắt CD tại N. Trong các đường thẳng sau đây, đường thẳng nào là giao tuyến của (SAC) và (SBD) ? A. SM. B. SN. C. SB. D. SC.