Hoặc
30 câu hỏi
Bài 11.30 trang 36 Sách bài tập KHTN 8. Trong xử lí nước nói chung và xử lí nước tại hồ bơi nói riêng, sử dụng soda (hay sodium carbonate, có công thức hoá học Na2CO3) là một biện pháp thường dùng. Soda khan là chất bột màu trắng, hút ẩm và dễ tan trong nước, khi tan trong nước toả ra nhiều nhiệt, tạo thành dung dịch có môi trường base. Nước cứng là loại nước chứa hàm lượng chất khoáng cao, chủ yế...
Bài 11.29 trang 36 Sách bài tập KHTN 8.Cho m g hỗn hợp Y gồm NaCl và KCl tác dụng với dung dịch AgNO3dư, thu được 8,61 g kết tủa. Tính giá trị của m biết hai chất trong hỗn hợp Y có số mol bằng nhau.
Bài 11.28 trang 36 Sách bài tập KHTN 8.Cho 14,2 g hỗn hợp X gồm CaCO3và MgCO3tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 3,7185 lít khí CO2(ở 25°C, 1 bar). a) Xác định khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X. b) Tính khối lượng muối chloride thu được.
Bài 11.27 trang 36 Sách bài tập KHTN 8. Cho dung dịch chứa 32,5 g muối chloride của một kim loại M tác dụng với 300 mL dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 21,4 g kết tủa. a) Xác định kim loại M và công thức muối chloride. b) Tính nồng độ của dung dịch NaOH đã dùng.
Bài 11.26 trang 36 Sách bài tập KHTN 8. Cho từng giọt đến hết 100 mL dung dịch Na2CO3 vào 200 mL dung dịch HCl 1 M, thoát ra 1,9832 lít (ở 25°C, 1 bar) khí CO2. a) Xác định nồng độ ban đầu của dung dịch Na2CO3. b) Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch sau phản ứng, giấy quỳ đổi thành màu gì?
Bài 11.25 trang 36 Sách bài tập KHTN 8.Cho một thanh sắt (Fe) vào cốc đựng 200 mL dung dịch CuSO4nồng độ a (M). Sau khi phản ứng hoàn toàn, đồng sinh ra bám hết vào thanh sắt. Cân lại thanh sắt thấy khối lượng tăng thêm 0,8 g. Xác định giá trị của a.
Bài 11.24 trang 35 Sách bài tập KHTN 8. Cho sơ đồ phản ứng. Muối X + muối Y → muối Z + muối T. Hãy tìm các cặp X, Y nếu. a) X là muối chloride, Y là muối nitrate. b) X là muối của barium, Y là muối của sodium.
Bài 11.23 trang 35 Sách bài tập KHTN 8. Hoàn thành các PTHH sau. (1) ? + AgNO3 → Cu(NO3)2 + Ag (2) NaOH + ? → Al(OH)3 + Na2SO4 (3) ? + ? → KCl + SO2 + H2O (4) BaCl2 + AgNO3 → ? + ? Giải thích vì sao các phản ứng trên có thể xảy ra.
Bài 11.22 trang 35 Sách bài tập KHTN 8. Hãy viết công thức và gọi tên. a) 5 muối tan. b) 3 muối không tan.
Bài 11.21 trang 35 Sách bài tập KHTN 8. Cho các muối sau. Na2SO4, BaCl2, AgNO3, K2CO3. a) Gọi tên các muối trên. b) Viết PTHH của phản ứng giữa các muối trên trong dung dịch (nếu có).
Bài 11.20 trang 35 Sách bài tập KHTN 8. Cho dãy các chất sau. H2SO4, (NH4)2SO4, AgCl, CuCl2, Cu(OH)2, Na2O, Ba(NO3)2, Al2(SO4)3, H3PO4. a) Có bao nhiêu chất thuộc loại muối? b) Có bao nhiêu muối tan?
Bài 11.19 trang 35 Sách bài tập KHTN 8. Cho 0,1 mol CuSO4 tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được kết tủa có khối lượng là A. 9,8g. B. 33,1g. C. 23,3g. D. 31,3g.
Bài 11.18 trang 35 Sách bài tập KHTN 8. Cho Zn dư tác dụng với dung dịch chứa 0,1 mol CuSO4, thu được khối lượng Cu là A. 6,4g. B. 6,5g. C.16g. D. 3,2g.
Bài 11.17 trang 34 Sách bài tập KHTN 8. Cho 5,6 g Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được khối lượng muối là A. 20 g. B. 15,4 g. C. 24,8 g. D. 15,2 g.
Bài 11.16 trang 34 Sách bài tập KHTN 8.Kim loại M có hoá trị II. Trong muối sulfate của M, kim loại chiếm 20% về khối lượng. Công thức của muối đó là A. Fe2(SO4)3. B. Na2SO4. C. MgSO4. D. CaSO3.
Bài 11.15 trang 34 Sách bài tập KHTN 8. Dung dịch muối nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH tạo ra kết tủa? A. FeCl3. B. BaCl2. C. NaNO3. D. K2SO4.
Bài 11.14 trang 34 Sách bài tập KHTN 8.Cho dung dịch sulfuric acid loãng tác dụng với dung dịch nào sau đây tạo ra chất khí bay lên? A. KOH. B. CaCl2. C. AgNO3. D. Na2SO3.
Bài 11.13 trang 34 Sách bài tập KHTN 8. Cho hydrochloric acid tác dụng với dung dịch nào sau đây tạo ra kết tủa? A. NaOH. B. CaCl2. C. AgNO3. D. Na2SO4.
Bài 11.12 trang 34 Sách bài tập KHTN 8. Cho sơ đồ phản ứng sau. K2SO4 + ? → 2KCl + BaSO4 Chất thích hợp để điền vào vị trí dấu hỏi (?) là A. HCl. B. BaCl2. C. Ba(OH)2. D. BaO.
Bài 11.11 trang 34 Sách bài tập KHTN 8. Cho sơ đồ phản ứng sau. MgSO4 + ? → Mg(OH)2 + Na2SO4 Chất thích hợp để điền vào vị trí dấu hỏi (?) là A. NaOH. B. Na2O. C. Ca(OH)2. D. Na.
Bài 11.10 trang 34 Sách bài tập KHTN 8. Cho sơ đồ phản ứng sau. ? + H2SO4 → Na2SO4 + CO2 + H2O Chất thích hợp để điền vào vị trí dấu hỏi (?) là A. NaOH. B. Na2O. C. CaCO3. D. Na2CO3.
Bài 11.9 trang 34 Sách bài tập KHTN 8.Cho sơ đồ phản ứng sau. Zn + CuSO4 → ZnSO4 + ? Chất thích hợp để điền vào vị trí dấu hỏi (?) là A. Cu(OH)2. B. ZnO. C. Cu. D. CuO.
Bài 11.8 trang 33 Sách bài tập KHTN 8.Các muối nào sau đây đều tan tốt trong nước? A. Na2SO4, BaSO4, BaCl2. B. CuSO4, FeCl3, Pb(NO3)2. C. MgSO4, ZnSO4, PbSO4. D. K2CO3, CaCO3, CaCl2.
Bài 11.7 trang 33 Sách bài tập KHTN 8. Cho sơ đồ phản ứng sau. CO2 + NaOH → ? + H2O Chất ở vị trí dấu hỏi (?) có tên gọi là A. sodium carbonate. B. sodium sulfate. C. potassium carbonate. D. potassium sulfate.
Bài 11.6 trang 33 Sách bài tập KHTN 8. Cho sơ đồ phản ứng sau. CuO + H2SO4 → ? + H2O Ở vị trí dấu hỏi (?) là công thức nào sau đây? A. CuS. B. CuSO4. C. Cu2(SO4). D. SO2.
Bài 11.5 trang 33 Sách bài tập KHTN 8. Cho các chất sau. KCl, NaOH, MgSO4, HNO3, P2O5, NaNO3. Số chất thuộc loại muối là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Bài 11.4 trang 33 Sách bài tập KHTN 8.Chất nào sau đây thuộc loại muối? A. Ca(OH)2. B. Al2O3. C. H2SO4. D. MgCl2.
Bài 11.3 trang 33 Sách bài tập KHTN 8. Cho sơ đồ phản ứng sau. ? + 2HCl → ZnCl2 + H2 Chất thích hợp để điền vào vị trí dấu hỏi là A. Zn(OH)2. B. ZnO. C. Zn. D. ZnCO3.
Bài 11.2 trang 33 Sách bài tập KHTN 8. Phản ứng nào sau đây không tạo ra muối? A. Acid tác dụng với base. B. Kim loại tác dụng với oxygen. C. Acid tác dụng với oxide base. D. Base tác dụng với oxide acid.
Bài 11.1 trang 33 Sách bài tập KHTN 8. Hợp chất X được tạo thành từ sự thay thế ion H+ của acid bằng ion kim loại hoặc ion ammonium (NH4+). Chất X thuộc loại chất gì? A. Muối. B. Acid. C. Base. D. Oxide.
87.6k
54.7k
45.7k
41.7k
41.2k
38.3k
37.4k
36.1k
34.9k
33.4k