Video: Chỉ số BMI là gì? Hướng dẫn cách tính chỉ số BMI cho nam, nữ, trẻ em.
BMI cho phép bạn ước tính lượng mỡ trong cơ thể một cách tương đối chính xác dựa trên chiều cao và cân nặng mà không cần đến những phép đo tốn kém khác. Chỉ số này giúp xác định cân nặng của một người đang ở mức không tốt hay trong giới hạn bình thường.
Chỉ số BMI cao là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang tích tụ một lượng lớn chất béo dư thừa trong khi chỉ số BMI thấp là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn có quá ít chất béo. BMI của một người càng cao, họ càng có nhiều khả năng mắc cách bệnh mạn tính như: bệnh tim, đái tháo đường, tăng huyết áp,... BMI thấp cũng gây ra các vấn đề nghiêm trọng tới sức khỏe như: loãng xương, giảm chức năng miễn dịch và thiếu máu.
BMI khá hữu ích trong việc kiểm tra tình trạng dinh dưỡng của trẻ em và người lớn nhưng nó cũng có mặt hạn chế trong một số trường hợp. BMI có thể đánh giá quá cao lượng mỡ trong cơ thể ở các vận động viên và những người có thân hình rất cơ bắp. Trong khi nó có thể đánh giá thấp lượng chất béo trong cơ thể ở những người cao tuổi hoặc người bị mất khối cơ.
Công thức tính chỉ số khối cơ thể
Chỉ số khối Quetelet
BMI được tính bằng cách lấy cân nặng (kg) chia cho bình phương chiều cao (m).
Công thức này được áp dụng để tính BMI chung cho tất cả các đối tượng trừ phụ nữ mang thai và cho con bú. Tuy nhiên mức phân loại tình trạng dinh dưỡng theo BMI còn phụ thuộc vào độ tuổi và giới của từng đối tượng khác nhau.
Đây là công thức tính BMI được sử dụng phổ biến nhất.
Tỷ lệ vòng bụng/vòng mông
Công thức này giúp bạn vị trí lượng mỡ thừa tập trung chủ yếu trên cơ thể bạn.
BMI tính theo độ tuổi
BMI = 50 + 0,75 x (Chiều cao – 150) + (Số tuổi – 20) : 4
Tính BMI theo độ tuổi sẽ giúp bạn biết rõ chỉ số BMI trong từng thời kỳ cụ thể.
Công thức Broca Index
Đây là một trong những phương pháp phổ biến nhất để tính toán tỷ lệ trọng lượng/chiều cao bình thường. Giá trị kết quả của công thức trên sẽ giảm đi 10% với những người có xương nhỏ (asthenic) và tăng thêm 10% đối với những người xương to (hypersthenic). Để xác định loại hình cơ thể, bạn chỉ cần đo chu vi phần cổ tay nhỏ nhất.
- Nếu bạn dưới 40 tuổi: Cân nặng = Chiều cao – 110
- Nếu bạn trên 40 tuổi: Cân nặng = Chiều cao – 100
Công thức của John McCall
Công thức của John McCallum. Đây là công thức giảm cân tốt nhất được sáng tạo bởi chuyên gia thể dục thẩm mỹ nổi tiếng John McCallum dựa vào việc đo chu vi cổ tay. Từ đó sẽ giúp bạn xác định được kích thước của từng bộ phận trên cơ thể.
BMI cho người lớn
Tiêu chuẩn phân loại BMI đối với người Châu Á quy định như sau:
Tình trạng | BMI |
Thiếu cân | <18,5 |
Bình thường | 18,5 – 22,9 |
Thừa cân | 23 – 24,9 |
Béo phì | ≥25 |
BMI cho trẻ em
Để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em, chúng ta dựa vào biểu đồ tăng trưởng tỷ lệ phần trăm BMI theo tuổi cho trẻ em.
Biểu đồ tăng trưởng tỷ lệ phần trăm BMI theo tuổi là chỉ số được sử dụng phổ biến nhất để đánh giá kích thước và mô hình tăng trưởng của trẻ em và trẻ vị thành niên. Các trạng thái cân nặng theo tuổi của BMI và tỷ lệ phần trăm tương ứng được dựa trên các khuyến nghị của ủy ban chuyên gia và được trình bày trong bảng sau.
Tình trạng | Khoảng % của BMI |
Thiếu cân | < 5% |
Bình thường hoặc khỏe mạnh | Từ 5% tới 85% |
Thừa cân (Nguy cơ béo phì) | Từ 85% tới 95% |
Béo phì | >95% |
Bảng đánh giá tình trạng của trẻ qua % BMI
Cách phân loại BMI của trẻ
Ví dụ: 1 bé 5 tuổi có cân nặng là 16kg cao 1m
Để biết bé thuộc tình trạng nào, ta cần tra biểu đồ BMI cho bé 5 tuổi như sau:
Ta kẻ 1 cột (màu xanh) ở vị trí số 5 theo trục tuổi (nằm ngang), cột này sẽ cắt các đường cong ở 3 vị trí màu đỏ như hình vẽ.
BMI có giá trị 16 sẽ nằm ở vùng màu vàng (giữa số 1 và số 2) nên trẻ 5 tuổi BMI 16 nằm trong khoảng từ 5% đến 85%. Vậy là trẻ đang ở tình trạng bình thường, khỏe mạnh.
Chú ý: Công thức tính BMI ở trẻ em khó sử dụng hơn nên các bậc phụ huynh có thể liên hệ với bác sĩ dinh dưỡng để được hướng dẫn cụ thể.
BMI đối với sức khỏe
Chỉ số BMI quá cao hay quá thấp đều không có lợi cho sức khỏe. Nó phản ánh tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng của cơ thể và là nguyên nhân của nhiều loại bệnh tật.
BMI quá cao cho thấy cơ thể bạn đang ở tình trạng thừa cân hoặc béo phì. Nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng có liên quan đến tình trạng thừa cân, béo phì như:
- Bệnh tim mạch
- Bệnh đái tháo đường
- Bệnh về túi mật
- Nguy cơ gây ra một số loại ung thư, chẳng hạn như ung thư nội mạc tử cung, ung thư vú, ung thư đại tràng và túi mật
- Chứng ngưng thở khi ngủ
- Bệnh về khớp
- Vô sinh.
- Tăng nguy cơ ung thư buồng trứng.
BMI thấp báo hiệu cơ thể bạn đang thiếu cân. Bạn sẽ dễ dàng mắc các bệnh như:
- Hạ huyết áp
- Loãng xương
- Suy dinh dưỡng.
Đặc biệt là trẻ em đang ở giai đoạn phát triển, cần rất nhiều chất dinh dưỡng để cơ thể hoàn thiện, BMI quá thấp cho thấy tình trạng cung cấp thiếu các chất dinh dưỡng, điều này sẽ ảnh hưởng đến trí tuệ và tầm vóc của trẻ. Bên cạnh đó, việc thiếu chất còn khiến hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu, tăng nguy cơ mắc bệnh, nhất là các bệnh truyền nhiễm. Trường hợp thiếu đạm sẽ khiến các cơ yếu, da khô, nhăn nheo, tóc khô, xơ xác, dễ gãy rụng. Do đó, việc theo dõi chỉ số BMI thường xuyên là một việc cần thiết để đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho bạn và gia đình. Hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia để kịp thời khắc phục tình trạng BMI vượt quá so với giới hạn bình thường.