Hẹp niệu đạo là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Nhiệm vụ chính của niệu đạo là dẫn nước tiểu ra ngoài cơ thể. Riêng với nam giới nó còn có vai trò quan trọng trong việc xuất tinh. Hẹp niệu đạo là sự giảm đường kính của niệu đạo từ mô sẹo do sưng tấy, chấn thương hoặc nhiễm trùng sẽ làm chậm dòng chảy của nước tiểu. Một số người cảm thấy đau khi hẹp niệu đạo.

Video Bác sĩ mách bạn phòng tránh hẹp niệu đạo

Niệu đạo dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể. Niệu đạo của nữ ngắn hơn nhiều so với nam. Ở nam giới, nước tiểu phải di chuyển một đoạn xa hơn từ bàng quang qua dương vật.

Ở nam giới, niệu đạo sau bao gồm:

  • Cổ bàng quang 
  • Niệu đạo tiền liệt 
  • Niệu đạo màng
  • Cơ thắt vân niệu đạo

Sự chít hẹp của niệu đạo sau được gọi là hẹp niệu đạo sau.

Ở nam giới, niệu đạo trước bao gồm:

  • Niệu đạo hành (dưới bìu và đáy chậu)
  • Niệu đạo dương vật (dọc theo đáy dương vật)
  • Lỗ niệu đạo

Sự chít hẹp của niệu đạo trước được gọi là hẹp niệu đạo trước.

Nguyên nhân hẹp niệu đạo

Nam giới dễ mắc bệnh này hơn do niệu đạo dài hơn. Do đó bệnh phổ biến hơn ở nam giới, hiếm gặp ở phụ nữ và trẻ sơ sinh.

Hẹp niệu đạo có thể xảy ra ở bất kỳ điểm nào từ bàng quang đến đầu dương vật. Việc này làm chậm dòng chảy của nước tiểu. Một số nguyên nhân phổ biến là:

Trong hầu hết các trường hợp, không thể tìm ra nguyên nhân.

Ở người lớn, hẹp niệu đạo thường do:

  • Chấn thương do ngã vào bìu hoặc đáy chậu
  • Phẫu thuật tuyến tiền liệt
  • Phẫu thuật lấy sỏi thận
  • Đặt ống thông tiểu
  • Các dụng cụ phẫu thuật khác

Hẹp niệu đạo sau

Chấn thương gây đứt niệu đạo sau. Nguồn ảnh: jvirChấn thương gây đứt niệu đạo sau. Nguồn ảnh: jvir

Hẹp niệu đạo sau thường do chấn thương liên quan đến gãy xương chậu (ví dụ: tai nạn xe cơ giới hoặc tai nạn công nghiệp). Trong những trường hợp này, niệu đạo bị đứt đoạn, hoặc bị cắt hoàn toàn và tách rời. Nước tiểu không chảy qua được. Khi đó người bệnh sẽ được đặt một ống thông tiểu qua bụng vào bàng quang hoặc qua dương vật vào bàng quang. Điều này cho phép nước tiểu thoát ra cho đến khi niệu đạo thông trở lại.

Hẹp niệu đạo trước

Nguồn ảnh: healthjadeNguồn ảnh: healthjade

Hẹp niệu đạo trước là do:

  • Chấn thương do vấp ngã (ngã vào các vật có chân ở hai bên)
  • Chấn thương trực tiếp vào dương vật
  • Đặt thông tiểu

Triệu chứng hẹp niệu đạo

Nói một cách đơn giản, niệu đạo giống như một cái vòi nước. Khi có một đường gấp khúc hoặc bị hẹp dọc theo ống, bất kể ngắn hay dài, dòng chảy đều giảm. Khi niệu đạo đủ hẹp lưu lượng nước tiểu sẽ giảm và gây ra các triệu chứng cho người bệnh. Các rối loạn tiểu tiện, nhiễm trùng đường tiểu, hoặc nhiễm trùng tuyến tiền liệt có thể xảy ra. Tình trạng tắc nghẽn nặng lâu ngày có thể dẫn đến suy thận.

Triệu chứng của hẹp niệu đạo:

  • Tiểu máu hoặc tiểu sẫm màu
  • Tinh dịch có máu 
  • Dòng nước tiểu yếu
  • Tiểu nhỏ giọt
  • Đau khi đi tiểu
  • Đau bụng hạ vị
  • Rỉ nước tiểu
  • Nhiễm trùng đường tiểu ở nam giới
  • Sưng đau dương vật
  • Tiểu không tự chủ

Chẩn đoán hẹp niệu đạo

Bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm để chẩn đoán xác định người hẹp niệu đạo như:

  • Khám toàn thân
  • Chụp niệu đạo (chụp X-quang hoặc siêu âm)
  • Nội soi niệu đạo 
  • Chụp niệu đạo ngược dòng

Nội soi niệu đạo

Bác sĩ sẽ đưa một ống soi nhỏ (có thể uốn cong, đã được bôi trơn) vào niệu đạo. Nó di chuyển đến chỗ hẹp và cho phép bác sĩ nhìn thấy vị trí niệu đạo bị hẹp. Kĩ thuật này được thực hiện tại phòng khám và giúp bác sĩ đưa ra cách điều trị chứng hẹp niệu đạo.

Hình ảnh nội soi niệu đạo. Nguồn ảnh: sciencedirectHình ảnh nội soi niệu đạo. Nguồn ảnh: sciencedirect

Chụp niệu đạo ngược dòng

Là phương pháp chẩn đoán hình ảnh để đánh giá vị trí, độ dài và mức độ hẹp niệu đạo. Nó được thực hiện như một thủ thuật chụp X-quang cho bệnh nhân ngoại trú. Nguyên lí của phương pháp này là sử dụng thuốc cản quang bơm qua đầu dương vật và đi ngược lại dòng chay của nước tiểu. Thuốc cản quang cho phép bác sĩ nhìn thấy toàn bộ niệu đạo và đoạn bị hẹp. Kĩ thuật này có thể kết hợp với chụp niệu đạo ngược dòng với dòng chảy của nước tiểu. Thuốc cản quang được đưa vào từ bên dưới sẽ lấp đầy niệu đạo lên đến vùng bị hẹp. Thuốc cản quang được đưa từ phía trên sẽ lấp đầy bàng quang và niệu đạo xuống vùng hẹp. Các phương pháp này kết hợp với nhau để bác sĩ tìm ra vị trí hẹp tắc để lên kế hoạch cho cuộc phẫu thuật.

Ngoài ra, nếu bị chấn thương niệu đạo người bệnh có thể cần chụp X-quang ngược dòng sau khi cấp cứu. Thuốc cản quang có thể được tiêm qua ống thông tiểu đã được đặt.

Phòng bệnh hẹp niệu đạo

1. Tránh chấn thương niệu đạo và xương chậu.

2. Cẩn thận với việc đặt ống thông tiểu tự động. 

  • Sử dụng gel bôi trơn 
  • Sử dụng ống thông nhỏ nhất phù hợp và trong thời gian ngắn nhất

3. Tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

  • Bệnh lậu từng là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra hẹp niệu đạo
  • Thuốc kháng sinh đã giúp điều trị bệnh
  • Chlamydia hiện là nguyên nhân phổ biến hơn.
  • Sự lây nhiễm có thể được ngăn ngừa bằng cách sử dụng bao cao su hoặc bằng cách tránh quan hệ tình dục với bạn tình bị nhiễm bệnh.
  • Nếu bị nhiễm bệnh hãy dùng thuốc kháng sinh sớm. Hẹp niệu đạo không lây nhưng nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục.

Điều trị hẹp niệu đạo

Có nhiều phương pháp điều trị tùy thuộc vào mức độ tắc nghẽn và tổ chức mô sẹo nhiều hay ít.

Các phương pháp điều trị:

  • Nong niệu đạo 
  • Cắt niệu đạo bằng tia laser hoặc dao qua ống soi
  • Phẫu thuật cắt bỏ chỗ hẹp và nối lại hoặc tạo hình niệu đạo

Không có loại thuốc nào giúp điều trị hẹp niệu đạo. Nếu không điều trị, các triệu chứng của bệnh sẽ vẫn tiếp diễn và gây nhiều biến chứng như nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc tinh hoàn và sỏi thận, niệu quản... Ngoài ra hẹp niệu đạo có thể gây bí tiểu dẫn đến giãn bàng quang và suy thận.

Nong niệu đạo

Nguồn ảnh: SciELONong niệu đạo

Phương pháp này thường được thực hiện tại phòng khám của bác sĩ tiết niệu. Sau khi gây tê bác sĩ sẽ sử dụng các que nong hoặc bóng để làm rộng chỗ chít hẹp. Phương pháp này thường không giải quyết triệt để hẹp niệu đạo nên phải lặp lại thường xuyên.

Nếu tình trạng tắc nghẽn tái phát quá nhanh, người bệnh cần được hướng dẫn cách đưa ống thông tiểu vào để ngăn hẹp niệu đạo. Thủ thuật này có thể gây chảy máu và nhiễm trùng.

Cắt niệu đạo

Phương pháp này sử dụng một ống soi đặc biệt di chuyển dọc theo niệu đạo cho đến khi tìm thấy chỗ hẹp. Sau đó bác sĩ sẽ dùng một lưỡi dao hoặc tia laser ở cuối ống soi để cắt đoạn hẹp. Một ống thông có thể được đặt vào niệu đạo để giữ niệu đạo được thông trong một thời gian. Thời điểm rút ống thông phụ thuộc vào chiều dài của đoạn hẹp.

Phẫu thuật mở

Nhiều quy trình tái tạo đã được sử dụng để điều trị hẹp niệu đạo, và một trong số đó là phẫu thuật. Trong mọi trường hợp, lựa chọn sửa chữa niệu đạo dựa trên vị trí, độ dài và mức độ chít hẹp. Không có sửa chữa duy nhất phù hợp cho tất cả các trường hợp. 2 loại phẫu thuật chính là anastomotic nong niệu đạo và tạo hình niệu đạo thay thế.

Phẫu thuật cắt nối 2 đầu

Phương pháp này thường chỉ định cho những trường hợp hẹp niệu đạo ngắn. Khi đó bác sĩ sẽ cắt một đoạn nhỏ bìu và trực tràng. Sau đó niệu đạo sẽ được nối lại sau khi loại bỏ đoạn hẹp. Kĩ thuật này thường được thực hiện như một thủ thuật ngoại trú hoặc nằm viện trong thời gian ngắn. Bác sĩ sẽ đặt một ống thông trong dương vật từ 10 đến 21 ngày. Sau đó, nó được lấy ra sau khi chụp X-quang để đảm bảo rằng vết thương đã lành.

Phẫu thuật tạo hình niệu đạo

Nguồn ảnh: slideplayerNguồn ảnh: slideplayer

Khi đoạn hẹp dài, bác sĩ có thể chuyển mô để thay thế phần bị cắt. Trong những trường hợp khó việc tạo hình có thể được thực hiện theo từng giai đoạn. Phẫu thuật này nên được thực hiện bởi một bác sĩ tiết niệu có kinh nghiệm. Nhìn chung, tỷ lệ thành công là rất cao. Ba loại phẫu thuật tạo hình là:

  • Chuyển vạt tự do
  • Ghép vạt da
  • Tạo hình theo giai đoạn

Chuyển vạt tự do

Phương pháp này thay thế hoặc mở rộng một đoạn niệu đạo bằng cách sử dụng mô tự thân. Mô này có thể là da (lấy từ dương vật) hoặc thường lấy từ niêm mạc má. Sau khi phẫu thuật, người bệnh cần nằm viện vài ngày và đặt ống thông tiểu trong 2 hoặc 3 tuần.

Ghép vạt da

Với phẫu thuật này, các vạt da được lấy từ dương vật để tạo hình niệu đạo. Điều này là cần thiết khi mảnh ghép kéo dài, và đoạn niệu đạo hẹp nặng. Phẫu thuật này phức tạp và cần được thực hiện bởi bác sĩ phẫu thuật có kinh nghiệm phẫu thuật thẩm mỹ. Sau phẫu thuật, người bệnh cần nằm viện vài ngày và đặt ống thông tiểu trong 2 hoặc 3 tuần.

Ghép 2 thì

Phương pháp này sử dụng khi mô tại chỗ không đủ điều kiện để chuyển vạt tự do hoặc ghép vạt da.

  • Giai đoạn đầu - Mặt dưới của niệu đạo được mở ra, để lộ toàn bộ chiều dài của dương vật. Bác sĩ sẽ ghép một mảnh ghép vào phần đã mở niệu đạo. Vết ghép lành trong 3 tháng đến 1 năm. Trong thời gian đó, người bệnh sẽ đi tiểu qua một lỗ mới phía sau chỗ hẹp, nghĩa là người bệnh phải ngồi xuống để đi tiểu trong khi chờ mảnh ghép lành lại.
  • Giai đoạn thứ hai - Vài tháng sau khi mảnh ghép quanh niệu đạo đã lành, mảnh ghép đã hình thành một ống. Khi đó niệu đạo trở lại bình thường. Bác sĩ sẽ đặt một ống thông tiểu trong dương vật từ 10 đến 21 ngày.

Sau khi điều trị

Vì hẹp niệu đạo có thể tái phát sau khi phẫu thuật nên người bệnh cần phải được theo dõi. Sau khi rút ống thông tiểu, bác sĩ sẽ kiểm tra bằng khám toàn thân và chụp X-quang khi cần thiết. Đôi khi bác sĩ sẽ thực hiện soi niệu đạo để kiểm tra vết thương. Ở một số bệnh nhân, hẹp niệu đạo nặng có thể tái phát nhưng có thể không cần điều trị thêm. Nhưng nếu bệnh gây tắc nghẽn, người bệnh có thể cần phải điều trị bằng cách cắt hoặc nong niệu đạo. Có thể cần phẫu thuật lần 2 đối với những trường hợp nghiêm trọng tái phát.

Các câu hỏi để hỏi bác sĩ 

Tôi nên cho bạn biết những triệu chứng nào?

Ưu và nhược điểm của từng phương pháp điều trị là gì?

Tôi có thể làm gì để ngăn chặn hẹp niệu đạo tái phát không?

Những vấn đề nào có thể xảy ra trong hoặc sau khi phẫu thuật?

Việc chăm sóc theo dõi trong bao lâu?

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!