Video Viêm niệu đạo
Giải phẫu học niệu đạo
Mỗi đoạn của niệu đạo nam giới có nguồn cấp máu riêng. Niệu đạo tiền liệt được cấp máu bởi động mạch bàng quang dưới, niệu đạo màng được cấp máu bởi động mạch hành – niệu đạo và niệu đạo xốp được cấp máu bởi động mạch thẹn trong.
Niệu đạo ở nữ giới thẳng hơn, vì có ít tổ chức che phủ. Nó bắt đầu từ bàng quang và chạy qua sàn chậu tới lỗ đạo ngoài ở âm hộ. Niệu đạo nữ giới có cấu tạo 3 lớp: cơ, mô cương và niêm mạc. Bên trong lớp nhầy là các tuyến Skene, có thể tạo ra dịch bôi trơn khi kích thích tình dục. Tương tự như nam giới, niệu đạo nữ giới được cấp máu bởi động mạch thẹn trong.
Các biến thể giải phẫu niệu đạo
Có một số dị tật bẩm sinh có thể khiến niệu đạo không hoạt động bình thường, dẫn đến nhiễm trùng và các bệnh khác như tật lỗ tiểu lệch thấp. Bệnh này gặp ở nam giới khi niệu đạo mở ở mặt dưới quy đầu, bìu,... Bệnh được điều trị bằng phẫu thuật có gây mê khi trẻ còn nhỏ hoặc thậm chí là trẻ sơ sinh.
Các dị tật khác như niệu đạo ngắn hơn bình thường (có thể xảy ra ở cả nam và nữ), hẹp niệu đạo, tắc nghẽn, 2 lỗ niệu đạo hoặc niệu đạo bị sa - phình ở đầu dương vật. Tất cả những dị tật này có thể ảnh hưởng đến dòng chảy của nước tiểu, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu cũng như có thể gây tổn thương thận. Nhiễm trùng đường tiểu sau khi quan hệ tình dục và niệu đạo ngắn hơn thường ở nữ giới.
Chức năng niệu đạo
Chức năng chính của niệu đạo là đưa nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể. Điều này được thực hiện khi não gửi tín hiệu cho bàng quang thời điểm phải co bóp để giải phóng nước tiểu ra ngoài.
Cơ chế tương tự này cũng được áp dụng ở nam giới khi xuất tinh. Sự khác biệt chính giữa đi tiểu và xuất tinh là thay vì não gửi tín hiệu cho bàng quang và cơ vòng, nam giới có các dây thần kinh tủy sống dẫn truyền tín hiệu đến ống dẫn tinh, túi tinh và tuyến tiền liệt để đóng lỗ bàng quang và phóng tinh dịch ra ngoài.
Các bệnh liên quan đến niệu đạo
Do các dị tật giải phẫu của niệu đạo, di truyền hoặc mắc phải như chấn thương, có một số rối loạn niệu đạo chính:
- Ung thư niệu đạo
- Hẹp niệu đạo
- Túi thừa niệu đạo: hình thành túi thừa trong niệu đạo chứa đầy nước tiểu, có thể dẫn đến tiểu đau hoặc tiểu khó.
- Viêm niệu đạo: do vi khuẩn như lậu hoặc chlamydia. Nhiễm trùng đường tiểu gây nhiễm trùng toàn bộ đường tiết niệu.
Nói chung, có nhiều nguyên nhân gây đau niệu đạo, bao gồm vi khuẩn, tình trạng da và thậm chí một số loại thuốc hoặc thực phẩm. Ngoài ra còn có các nguyên nhân cụ thể về giới tính, như tăng sản lành tính tuyến tiền liệt và viêm mào tinh hoàn ở nam giới. Nữ giới có thể bị đau niệu đạo do các sản phẩm như chất diệt tinh trùng, xà phòng, thuốc bôi và thụt rửa, sau giao hợp, nhiễm nấm, vi khuẩn. Ngay cả khi mãn kinh cũng có thể dẫn đến sa niệu đạo trong một số trường hợp nghiêm trọng.
Hãy trao đổi với bác sĩ về bất kỳ cảm giác đau, khó chịu nào ở niệu đạo hoặc đường tiết niệu. Bác sĩ sẽ đánh giá các yếu tố sức khỏe tổng thể, tuổi tác và lối sống của người bệnh và chỉ định thêm một số xét nghiệm để chẩn đoán xác định nguyên nhân gây ra cơn đau:
Các xét nghiệm niệu đạo
- Nội soi bàng quang: Một ống nhỏ gắn camera được đưa qua lỗ tiểu, lên niệu đạo và vào bàng quang.
- Cấy dịch tiết niệu đạo: Chỉ thực hiện ở nam giới. Lấy tăm bông đưa vào đầu niệu đạo để lấy dịch rồi đem đi xét nghiệm có bị nhiễm trùng hay không.
- Tổng phân tích nước tiểu: Phát hiện nhiễm trùng nước tiểu.
- Siêu âm niệu đạo: Siêu âm vùng bụng để chẩn đoán các vấn đề ở niệu đạo.
- Chụp niệu đạo ngược dòng là chụp Xquang bàng quang, niệu đạo. Kĩ thuật này được sử dụng nhiều nhất ở bệnh nhân nam bị chấn thương niệu đạo. Nó được thực hiện bằng cách bơm chất cản quang vào niệu đạo lên đến bàng quang để đánh giá sự tắc nghẽn trong niệu đạo.
Đôi khi rất khó để biết cơn đau đến từ vùng nào trên đường tiết niệu, đặc biệt là ở nữ giới vì niệu đạo rất ngắn. Bác sĩ có thể cho biết xét nghiệm nào phù hợp dựa trên các triệu chứng của người bệnh, chẳng hạn như bất kỳ vấn đề nào khi đi tiểu ngoài đau hoặc khó chịu khi đi tiểu hoặc xuất tinh.
Xem thêm: