Hemoglobin là gì? Bất thường số lượng hemoglobin gặp trong bệnh gì và một số cách cải thiện

Hemoglobin là một phân tử protein được tìm thấy trong các tế bào hồng cầu, chúng có nhiệm vụ mang oxy từ phổi đến các mô trong cơ thể. Nếu không có hemoglobin, hồng cầu không thực hiện được chức năng vận chuyển oxy, các tế bào không sản xuất đủ năng lượng cần thiết cho hoạt động sống. Do đó, hemoglobin rất quan trọng đối với sự sống của con người.

Video: Hemoglobin là gì?

Hemoglobin là một đại phân tử gồm bốn chuỗi polypeptit - hai chuỗi alpha (α) và hai chuỗi beta (β). Mỗi chuỗi polypeptit có một nhân hem và một nguyên tử sắt.

Nhân hem chứa một chất sắc tố đỏ là porphyrin. Sắt tự gắn vào porphyrin. Khi sắt liên kết với oxy, porphyrin tạo cho máu màu đỏ tươi. Khi không liên kết với oxy, porphyrin làm cho máu có màu xanh tía.

Mỗi nguyên tử sắt liên kết với một phân tử oxy. Một hemoglobin có 4 nguyên tử sắt nên mỗi hemoglobin có thể mang tối đa 4 phân tử oxy.

Hemoglobin là thành phần có trong hồng cầu (Nguồn ảnh: Get Body Smart)Hemoglobin là thành phần có trong hồng cầu (Nguồn ảnh: Get Body Smart)

Ở người lớn, hemoglobin chiếm ưu thế là α2β2, hay còn gọi là hemoglobin A1 (HbA). 

Xét nghiệm Hemoglobin

Xét nghiệm hemoglobin là một xét nghiệm máu phổ biến để định lượng hemoglobin trong máu. Nó nằm trong bộ xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu.

Để định lượng nồng độ hemoglobin, bước đầu tiên là lấy mẫu. Vùng da lấy mẫu được làm sạch, sau đó kỹ thuật viên hoặc nhân viên y tế sẽ chích máu từ đầu ngón tay hoặc lấy máu tĩnh mạch. Mẫu máu được đưa đến phòng thí nghiệm để tiến hành phân tích.

Lấy máu để làm xét nghiệm hemoglobin (Nguồn ảnh: e7health)Lấy máu để làm xét nghiệm hemoglobin (Nguồn ảnh: e7health)

Số lượng hemoglobin phản ánh trực tiếp khả năng vận chuyển oxy của máu. 

Nồng độ huyết sắc tố

Sau khi xét nghiệm, bác sĩ sẽ xác định được nồng độ hemoglobin của bạn là cao, thấp, hay bình thường. 

Giá trị bình thường của hemoglobin?

Lượng hemoglobin bình thường ở người lớn thường nằm trong khoảng:

  • 14 đến 17 gm / dL (gam trên decilit) ở nam giới
  • 12 đến 15 gm / dL ở nữ giới

Nồng độ hemoglobin thấp

Lượng hemoglobin thấp là:

  • Dưới 13,5 g/dL ở nam 
  • Dưới 12 g/dL ở nữ

Nồng độ hemoglobin cao

Ngưỡng hemoglobin cao là khác nhau tùy thuộc vào từng cơ sở thực hành lâm sàng.

Nói chung, lượng hemoglobin cao là:

  • Trên 16,6 g/dL ở nam giới
  • Trên 15 g / dL ở phụ nữ
  • Ở trẻ em, định nghĩa về số lượng hemoglobin cao thay đổi theo tuổi và giới tính

Hemoglobin thấp gặp trong bệnh gì?

Nồng độ hemoglobin thấp làm khả năng vận chuyển oxy của máu giảm đi. Cần đến khám bác sĩ khi nghi ngờ lượng hemoglobin trong máu thấp hơn bình thường.

Thiếu hemoglobin thường nằm trong một số bệnh cảnh như:

  • Thiếu máu do suy tủy xương
  • Bệnh ung thư
  • Bệnh thận mãn tính
  • Xơ gan
  • Ung thư lympho Hodgkin (bệnh Hodgkin)
  • Suy giáp
  • Bệnh viêm ruột (IBD)
  • Thiếu máu thiếu sắt
  • Nhiễm độc chì
  • Bệnh bạch cầu
  • Bệnh đa u tủy
  • Hội chứng myelodysplastic
  • Ung thư lympho không Hodgkin
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Thiếu máu do thiếu vitamin

Các nhà khoa học còn cho biết nồng độ hemoglobin thấp làm nặng hơn tình trạng đột quỵ cấp tính ở bệnh nhân.

Hemoglobin cao gặp trong bệnh gì?

Nồng độ hemoglobin cao có nghĩa là máu có khả năng vận chuyển oxy lớn hơn bình thường.

Nồng độ hemoglobin cao có thể gặp trong các bệnh:

  • Bệnh phổi
  • Bệnh tim
  • Đa hồng cầu
  • Khối u thận
  • Mất nước
  • Thiếu oxy
  • Nhiễm độc carbon monoxit 
  • Độ cao

Nguyên nhân dẫn đến lượng hemoglobin bất thường?

Nguyên nhân khiến hemoglobin thấp hoặc cao hơn bình thường là do tình trạng bệnh lý làm thay đổi hoạt động của các tế bào hồng cầu hoặc số lượng hồng cầu tại một thời điểm nhất định.

Đôi khi, sự thiếu hụt sắt có thể khiến lượng hemoglobin giảm xuống. Khi nồng độ sắt trong cơ thể bị thiếu hụt mà không được bổ sung đầy đủ, bạn có thể mắc bệnh thiếu máu thiếu sắt. Bệnh này thường đặc trưng bởi nồng độ hemoglobin thấp.

Nồng độ huyết sắc tố thấp hơn 11 g/dL ở trẻ em dưới 10 tuổi, hoặc thấp hơn 12 g/dL ở người từ 10 tuổi trở lên là dấu hiệu của thiếu máu thiếu sắt.

Làm thế nào để tăng nồng độ hemoglobin?

Khi có triệu chứng nghi ngờ thiếu máu, thiếu hemoglobin, trước tiên cần đến khám bác sĩ để chẩn đoán và xác định nguyên nhân gây ra các triệu chứng của bạn.

Nếu bác sĩ xác nhận rằng nồng độ hemoglobin thấp do thiếu sắt, bạn cần bổ sung sắt để cải thiện tình trạng hemoglobin máu.

Thiếu sắt có thể dẫn đến giảm hemoglobin vì sắt là thành phần, là nguyên liệu tạo ra hemoglobin. Trên thực tế, khoảng 2/3 lượng sắt trong cơ thể được tìm thấy trong hem.

Những người có nguy cơ cao thiếu sắt bao gồm:

  • Phụ nữ mang thai
  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
  • Phụ nữ bị chảy máu kinh nguyệt nhiều
  • Người hiến máu thường xuyên
  • Người bị ung thư
  • Người bị rối loạn tiêu hóa hoặc phẫu thuật đường tiêu hóa trước đó
  • Người bị suy tim

Để bổ sung sắt, cần ăn các thực phẩm giàu sắt như:

  • Thịt nạc (chứa sắt hem)
  • Hải sản (chứa sắt hem)
  • Các loại hạt (chứa sắt không hem)
  • Đậu (chứa sắt không hem)
  • Rau (chứa sắt không hem)
  • Các sản phẩm ngũ cốc tăng cường (bánh mì, ngũ cốc và các loại ngũ cốc khác) (chứa sắt không hem) 

Thực phẩm giàu sắt có trong tự nhiên (Nguồn ảnh: Pinterest)Thực phẩm giàu sắt có trong tự nhiên (Nguồn ảnh: Pinterest)Sắt hem có sinh khả dụng cao hơn sắt không hem. Tức là nguồn thực phẩm có sắt hem sẽ được hemoglobin hấp thụ dễ dàng hơn. Để hấp thụ tốt chất sắt từ các nguồn sắt không hem, cần ăn thực phẩm nhóm này với số lượng nhiều hơn.

Tránh các loại thực phẩm có thể ngăn cản việc hấp thụ sắt như: 

  • Polyphenol (trong một số loại rau)
  • Tannin (trong trà)
  • Phytat (trong cám)
  • Canxi (trong các sản phẩm từ sữa).

Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung sắt bằng các viên uống chứa sắt.

Các hướng dẫn về chất bổ sung sắt khác nhau tùy thuộc vào từng tổ chức y tế. Bạn có thể tham khảo hướng dẫn bổ sung sắt từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC):

  • Trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn và dưới 4 tháng tuổi - không cần bổ sung thêm sắt. Sữa mẹ là đủ
  • Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn và 4 tháng tuổi trở lên: 1 mg / kg / ngày – dùng sắt nhỏ giọt ở dạng lỏng
  • Trẻ sơ sinh dưới hoặc 12 tháng tuổi không được bú sữa mẹ hoàn toàn: sữa công thức bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh
  • Trẻ sơ sinh bú mẹ sinh non hoặc nhẹ cân: 2–4 mg / kg / ngày - dùng sắt nhỏ giọt ở dạng lỏng (tối đa là 15 mg / ngày)
  • Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ: 0,3–0,5 mg / ngày
  • Phụ nữ có thai: trung bình 3 mg mỗi ngày trong 280 ngày tuổi thai

Nếu nguyên nhân thiếu máu là do thiếu vitamin B12 hoặc folate.

Bạn cần bổ sung các thực phẩm giàu axit folic và vitamin B12 như:

  • Trứng
  • Thịt
  • Gia cầm
  • Sữa
  • Động vật có vỏ
  • Ngũ cốc

Bác sĩ cũng có thể kê đơn tiêm vitamin B12 và / hoặc bổ sung axit folic nếu cần. 

Thực phẩm giàu vitamin B12 và folate (Nguồn ảnh: pregnancy)Thực phẩm giàu vitamin B12 và folate (Nguồn ảnh: pregnancy)

Sự khác biệt giữa hemoglobin và hemoglobin A1C là gì? 

Xét nghiệm HbA1c (Nguồn ảnh: AgaMatrix)Xét nghiệm HbA1c (Nguồn ảnh: AgaMatrix)Hemoglobin bình thường được gọi là Hemoglobin A1 (HbA). Tuy nhiên, có một loại hemoglobin khác được gọi là hemoglobin A1c hoặc hemoglobin glycated. Hemoglobin A1c là huyết sắc tố có gắn glucose.

Nồng độ glucose trong máu càng cao, càng khả năng glucose liên kết với HbA1 càng nhiều và trong máu lượng HbA1c càng lớn.

Xét nghiệm hemoglobin A1c thường được sử dụng để sàng lọc và theo dõi bệnh tiểu đường. Nó cũng có thể kiểm tra nguy cơ phát triển thành bệnh tiểu đường.

Xét nghiệm A1c cũng được thực hiện thường xuyên để theo dõi mức đường huyết ở những người mắc bệnh tiểu đường. 

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!