Video Xương khớp bạn có vấn đề ? Glucosamine: đối tượng,liều lượng sử dụng
Trong loạt nghiên cứu mới nhất, các nhà nghiên cứu châu Âu đã nghiên cứu tác dụng của glucosamine ở những phụ nữ sau mãn kinh được chẩn đoán mắc bệnh thoái hóa khớp gối. Các nhà nghiên cứu cho biết: sau 50 tuổi thoái hóa khớp gối trở nên phổ biến hơn ở phụ nữ - có thể do lượng hormon estrogen suy giảm. Viêm xương khớp do thoái hóa lớp sụn xảy ra theo tuổi tác, là loại viêm khớp phổ biến nhất.
Nhà nghiên cứu Lucio C. Rovati, MD thuộc trường Đại học Milano cho biết: “Những gì chúng tôi tìm thấy khi nghiên cứu ở nhóm phụ nữ sau mãn kinh tương đồng với kết quả chúng tôi tìm thấy ở các nhóm dân số khác - Glucosamine sulfate ngăn ngừa sự phá hủy sụn, làm chậm sự tiến triển của viêm xương khớp và cải thiện các triệu chứng của bệnh và nó có thể tái tạo lại lớp mô sụn ở một số người”.
Phát hiện mới của ông, được công bố trên tạp chí Menopause số tháng 3/tháng 4 , xuất phát từ hai nghiên cứu trên 414 phụ nữ bị thoái hóa khớp gối, hầu hết đều đã mãn kinh. Một nửa dùng 1.500mg glucosamine sulfate mỗi ngày trong khi những phụ nữ khác dùng giả dược. Sau ba năm, chụp X-quang đầu gối những người tham gia nghiên cứu, những người dùng glucosamine không bị mất lớp sụn trong khi lớp sụn ở những người dùng giả dược bị bào mòn dần. Tình trạng đau nhức và chức năng xương khớp được cải thiện đáng kể ở những phụ nữ dùng glucosamine so với nhóm dùng giả dược không nhận thấy sự cải thiện những triệu chứng ở khớp gối. G
Rovati - giáo sư dược học cho biết sự cải thiện này có ý nghĩa lâm sàng lớn trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. "Trong khi đó, tình trạng viêm xương khớp ở những phụ nữ dùng thuốc giả dược lại trở nên nặng hơn."
Trong các nghiên cứu trước đây, được công bố trên tạp chí Archives of Internal Medicine và The Lancet , nhóm của Rovati - bao gồm các nhà nghiên cứu từ Bỉ và Cộng hòa Séc đã nhận thấy mức độ cải thiện tương tự khi dùng cùng một liều lượng áp dụng trên nhóm nam giới và phụ nữ trẻ bị thoái hóa khớp gối.
Nghiên cứu của Rovati rất thiết thực mang lại nhiều đóng góp quan trọng, sau thời kỳ mãn kinh, tỷ lệ viêm khớp gối ở phụ nữ tăng vọt nhưng chưa nghiên cứu nào trước đây triển khai riêng trên nhóm đối tượng này.
John H. Klippel, MD, người đứng đầu Tổ chức viêm khớp cho biết: “Hormon estrogen ở phụ nữ có mối liên quan lớn với sụn khớp và nguy cơ gây viêm xương khớp. Cần có thêm nhiều nghiên cứu xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của tuổi mãn kinh với viêm xương khớp”.
“Điều mới lạ và độc đáo trong nhiên cứu là quần thể tham gia nghiên cứu là một nhóm dân số có điểm đồng nhất - sau mãn kinh, nên có thể xác định và đo lường khả năng cải thiện chức năng khớp, làm giảm các triệu chứng bệnh viêm xương khớp của glucosamine một cách chính xác trên nhóm đối tượng này”.
Glucosamine hiệu quả với tất cả các khớp của cơ thể
Rovati cho biết đây là phát hiện mới nhất khẳng định điều mà nhóm nghiên cứu của ông đã dự đoán trước đó: "Dựa trên các nghiên cứu của chúng tôi và những nghiên cứu khác, glucosamine sulfat phát huy tác dụng với hầu hết những người bị thoái hóa khớp gối”. “Và chúng tôi dự đoán rằng kết quả nghiên cứu cũng tương đồng trên các khớp khác của cơ thể. Lý do tôi và cộng sự chủ yếu nghiên cứu thoái hóa khớp gối vì đây là loại bệnh phổ biến mà nhiều người mắc phải”.
Glucosamine được cơ thể sản xuất tự nhiên và được tìm thấy chủ yếu trong sụn khớp, giúp duy trì sức khỏe và khả năng phục hồi của khớp. Mặc dù thực phẩm chức năng bổ sung glucosamine từ lâu đã được biết đến trong việc giảm đau đầu gối, nhưng chỉ gần đây mới có các nghiên cứu khoa học chứng minh điều này.
Những loại thực phẩm chức năng này không được FDA quản lý, chúng chứa chủ yếu glucosamine chiết xuất từ mô của động vật có vỏ. Chúng có hai dạng: glucosamine sulfate - được sử dụng trong các nghiên cứu của Rovati và glucosamine hydrochloride.
Klippel - cựu giám đốc lâm sàng của Viện Quốc gia về Bệnh da và cơ xương khớp cho biết: “Sự khác biệt giữa hai dạng thuốc này là thành phần muối được bổ sung. Glucosamine là thành phần hoạt động chính nên hiệu quả mang lại giữa hai loại thuốc là giống nhau”. Sản phẩm được sử dụng trong nghiên cứu của Rovati về mặt hóa học tương tự như các sản phẩm glucosamine sulfate bán ở Mỹ, nhưng không chứa chondroitin hoặc methylsulfonylmethane (MSM) như nhiều loại thực phẩm chức năng khác.
Tuy nhiên, Klippel nói rằng không có bằng chứng chỉ ra rằng glucosamine nên được sử dụng để phòng ngừa viêm khớp gối sau tuổi mãn kinh nhưng nên sử dụng glucosamne khi đã bị viêm xương khớp.
“Mặc dù glucosamine mang lại nhiều hiệu quả khi điều trị viêm xương khớp, nhưng để phát huy tối đa tác dụng của thuốc cần kết hợp điều chỉnh chế độ ăn uống, kiểm soát cân nặng và luyện tập. Vừa để giảm nguy cơ viêm xương khớp vừa giảm các triệu chứng nếu được chẩn đoán bị viêm xương khớp”.
Xem thêm: