Video Glutathione là gì? Công dụng và cách sử dụng glutathione
Glutathione không chỉ có vai trò trong nhiều phản ứng hóa học, mà còn giúp giải độc tố sinh ra bởi các chất độc hại, bao gồm một số chất mà trong cơ thể tự tạo ra, của môi trường ô nhiễm bên ngoài và các loại thuốc khác khi uống.
Nguồn cung cấp glutathione sẽ giảm khi tuổi tác tăng cao, do cơ thể không thể tự tạo ra nhiều glutathione nữa dẫn đến tình trạng sức khỏe sẽ kém hơn so với trước. Ví dụ, mức độ thấp glutathione kéo theo nhiều bệnh dễ phát sinh hơn ở những người cao tuổi.
Một số nguyên nhân khác cũng làm mức độ glutathione giảm như ở bệnh nhân mắc các vấn đề về sức khỏe như:
- Ung thư
- HIV/AIDS
- Đái tháo đường type 2
- Viêm gan
- Bệnh Parkinson
Tại sao cơ thể người cần glutathione?
Nhiều người dùng glutathione bởi các lợi ích cho sức khỏe như:
- Khả năng chống oxy hóa.
- Giúp cơ thể giải độc.
- Bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của bức xạ và hóa trị liệu ở những bệnh nhân ung thư; tuy nhiên chưa có bằng chứng rõ ràng cho tác dụng này.
Glutathione còn được cho là có thể điều trị suy giảm hệ miễn dịch, vô sinh và nhiều bệnh khác.
Trên thực tế, bổ sung glutathione bằng đường uống không phải là cách hiệu quả để đưa nó vào cơ thể vì nhiều ý kiến cho rằng glutathione có thể bị phân hủy bởi các enzym trong dạ dày.
Một số nghiên cứu khác về tác dụng đối với sức khỏe của glutathione đã sử dụng cách tiêm hoặc hít glutathione vào phổi.
Một vài chất bổ sung khác có thể giúp kích thích cơ thể sản xuất thêm glutathione như:
- Curcumin
- N-acetylcysteine
- Selen
- Silymarin
- Vitamin C
- Vitamin E
Có thể nhận glutathione tự nhiên từ thực phẩm không?
Cơ thể dường như không hấp thụ tốt glutathione từ các loại thực phẩm. Tuy nhiên, một số thực phẩm giàu axit amin lưu huỳnh lại có thể giúp tăng cường mức độ glutathione trong cơ thể, như:
- Thịt chưa qua chế biến
- Tỏi
- Bông cải xanh
- Măng tây
- Bơ
- Rau chân vịt
Những rủi ro khi dùng glutathione là gì?
- Phản ứng phụ: Uống glutathione lâu dài sẽ làm giảm mức kẽm trong cơ thể. Glutathione dạng hít còn có thể làm xuất hiện các cơn hen suyễn ở những bệnh nhân mắc bệnh này với các triệu chứng như thở khò khè.
- Rủi ro: Tránh dùng nếu cơ thể nhạy cảm với glutathione. Các chuyên gia vẫn chưa biết glutathione có an toàn trong thời kỳ mang thai và cho con bú hay không.
- Tương tác thuốc: Nói cho bác sĩ về bất kỳ chất bổ sung nào đang dùng, ngay cả khi bổ sung bằng các sản phẩm tự nhiên, để có thể kiểm tra các tác dụng phụ hoặc tương tác tiềm ẩn với bất kỳ loại thuốc nào.
Các chất bổ sung không có các quy định nghiêm ngặt bởi FDA giống như các loại thuốc, chúng được coi như thực phẩm và không phải chứng minh an toàn hoặc hiệu quả trước khi được bán trên thị trường.
Xem thêm: