Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 34: Vận dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào thực tiễn
Trả lời:
Khi trồng các loài cây thân leo như mướp, bầu, bí, thiên lí,… người trồng thường phải làm giàn cho cây để vận dụng hiện tượng cảm ứng tiếp xúc của các cây này nhằm giúp cây có thể leo lên cao, nhận nhiều ánh sáng, nâng cao năng suất cây trồng.
I. Ứng dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật trong trồng trọt
Câu hỏi 1 trang 142 KHTN lớp 7: Quan sát hình 34.2 và hoàn thành nội dung theo mẫu Bảng 34.1.
Bảng 34.1
Tên sinh vật |
Hiện tượng cảm ứng được ứng dụng |
Biện pháp ứng dụng |
Lợi ích |
Côn trùng hại cây trồng (bướm, bọ xít,…) |
? |
? |
? |
Chim |
? |
? |
? |
Trả lời:
Hoàn thành nội dung theo mẫu Bảng 34.1:
Tên sinh vật |
Hiện tượng cảm ứng được ứng dụng |
Biện pháp ứng dụng |
Lợi ích |
Côn trùng hại cây trồng (bướm, bọ xít,…) |
Côn trùng thường bị thu hút bởi ánh sáng |
Dùng đèn bẫy côn trùng hại cây trồng |
Tiêu diệt các loài côn trùng gây hại cho cây trồng để bảo vệ cây trồng |
Chim |
Các loài chim thường rất sợ người |
Dùng bù nhìn đuổi chim hại cây trồng |
Xua đuổi các loài chim gây hại cho cây trồng để bảo vệ năng suất của cây trồng |
Trả lời:
Một số ví dụ về việc ứng dụng hiện tượng cảm ứng trong trồng trọt:
Tưới nước ở rãnh làm cho rễ vươn rộng hơn |
Bón phân theo tán lá để kích thích rễ lan rộng hơn |
Xen canh giữa cây ưa sáng và cây ưa bóng nhằm tiết kiệm diện tích trồng và nâng cao hiệu quả kinh tế |
Vặt lá đào trước Tết từ 50 – 55 ngày để đào ra hoa đúng dịp Tết Nguyên Đán |
II. Ứng dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật trong chăn nuôi
Trả lời:
Ứng dụng hiện tượng cảm ứng hoặc tập tính của động vật trong chăn nuôi:
- Nghe tiếng kẻng trâu bò trở về chuồng.
- Dùng đèn để thu hút một số loài hải sản (mực) trong đánh bắt.
- Vỗ tay gọi gà về ăn.
- Huấn luyện chim cốc để đánh bắt cá ở trên sông.
- Ứng dụng tập tính bảo vệ lãnh thổ của chó để huấn luyện chó trông nhà.
III. Ứng dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật trong học tập và đời sống
Câu hỏi 1 trang 144 KHTN lớp 7: Tập tính được ứng dụng như thế nào trong học tập?
Trả lời:
Ứng dụng tập tính trong học tập:
- Thường xuyên ôn tập và làm bài tập nhiều lần để nắm chắc kiến thức và ghi nhớ bài được lâu.
- Kiên trì thực hiện các hành động tốt để hình thành các thói quen tốt phục vụ cho việc học tập: đọc sách, dậy đúng giờ,…
Câu hỏi 2 trang 144 KHTN lớp 7: Muốn tạo được thói quen tập thể dục buổi sáng, em cần làm gì?
Trả lời:
Muốn tạo được thói quen tập thể dục buổi sáng, em cần kiên trì lặp lại các hoạt động tập thể dục trong thời gian dài và tiếp tục duy trì nó.
Câu hỏi 3 trang 144 KHTN lớp 7: Hãy nêu những việc em sẽ làm để bỏ được thói quen ngủ dậy muộn.
Trả lời:
Để bỏ được thói quen ngủ dậy muộn, em cần phải có quyết tâm từ bỏ chúng bằng cách thường xuyên thực hiện các việc làm và thói quen đi ngủ và ngủ dậy đúng giờ.
Xem thêm lời giải bài tập SGK Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 32: Thực hành: Chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước
Bài 33: Cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật
Bài 35: Thực hành: Cảm ứng ở sinh vật
Bài 36: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
Bài 37: Ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở sinh vật vào thực tiễn