Giải SGK Khoa học tự nhiên 7 Bài 36 (Kết nối tri thức): Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

1900.edu.vn xin giới thiệu giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 36: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập KHTN 7 Bài 36. Mời các bạn đón xem:

Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 36: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

Mở đầu trang 148 Bài 36 KHTN lớp 7: Mỗi sinh vật từ khi hình thành, sinh ra và lớn lên đều trải qua quá trình sinh trưởng và phát triển. Vậy quá trình sinh trưởng và phát triển là gì? Các quá trình này diễn ra như thế nào?

Trả lời:

- Sinh trưởng là sự tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể do sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào, nhờ đó cơ thể lớn lên.

- Phát triển bao gồm sinh trưởng, phân hóa và phát sinh hình thái.

I. Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

Câu hỏi 1 trang 149 KHTN lớp 7: Đọc thông tin trên và quan sát Hình 36.1, thực hiện các yêu cầu sau:

Phát biểu khái niệm sinh trưởng và phát triển (ảnh 1)

Phát biểu khái niệm sinh trưởng và phát triển (ảnh 1)

Phát biểu khái niệm sinh trưởng và phát triển.

Trả lời:

- Khái niệm sinh trưởng: Sinh trưởng là sự tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể do sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào, nhờ đó cơ thể lớn lên.

- Khái niệm phát triển: Phát triển bao gồm sinh trưởng, phân hóa tế bào, phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể.

Câu hỏi 2 trang 149 KHTN lớp 7: Đọc thông tin trên và quan sát Hình 36.1, thực hiện các yêu cầu sau:

Mô tả các dấu hiệu thể hiện sự sinh trưởng ở cây cam và con ếch (ảnh 1)

Mô tả các dấu hiệu thể hiện sự sinh trưởng ở cây cam và con ếch. Những biến đổi nào diễn ra trong đời sống của chúng thể hiện sự phát triển.

Trả lời:

- Các dấu hiệu thể hiện sự sinh trưởng ở cây cam và con ếch:

+ Ở cây cam: có sự dài ra về chiều dài và to ra về kích thước.

+ Ở con ếch: có sự tăng lên về kích thước, khối lượng.

- Những biến đổi diễn ra trong đời sống của chúng thể hiện sự phát triển là:

+ Ở cây cam: từ hạt mọc thành cây, sự ra hoa, kết quả.

+ Ở con ếch: trứng nở thành nòng nọc, nòng nọc thành ếch.

Câu hỏi 1 trang 149 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 36.1 và thực hiện các yêu cầu sau:

Trình bày các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cam và con ếch (ảnh 2)

Trình bày các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cam và con ếch (ảnh 2)

Trình bày các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cam và con ếch.

Trả lời:

Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cam và con ếch:

- Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cam: Sự nảy mầm của hạt → Cây con → Cây trưởng thành → Ra hoa, kết quả.

- Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của con ếch: Trứng đã thụ tinh → Ấu trùng → Ếch trưởng thành.

Câu hỏi 2 trang 149 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 36.1 và thực hiện các yêu cầu sau:

Sinh trưởng và phát triển có mối quan hệ với nhau như thế nào? (ảnh 2)

Sinh trưởng và phát triển có mối quan hệ với nhau như thế nào?

Trả lời:

Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển: Trong vòng đời của sinh vật, các giai đoạn sinh trưởng và phát triền diễn ra đan xen với nhau. Sinh trưởng gắn với pháy triển và phát triển dựa trên cơ sở của sinh trưởng. Do đó, nếu không có sinh trưởng sẽ không có phát triển và ngược lại.

II. Mô phân sinh và chức năng của mô phân sinh

Câu hỏi 1 trang 150 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 36.2 và đọc thông tin mục II để hoàn thành nội dung theo mẫu Bảng 36.1.

Quan sát Hình 36.2 và đọc thông tin mục II để hoàn thành nội dung theo mẫu Bảng 36.1 (ảnh 3)

Bảng 36.1

Loại mô phân sinh

Vị trí

Vai trò

Mô phân sinh đỉnh

?

?

Mô phân sinh bên

?

?

Trả lời:

Bảng 36.1

Loại mô phân sinh

Vị trí

Vai trò

Mô phân sinh đỉnh

Đỉnh rễ và các chồi thân

Giúp thân, cành, rễ tăng về chiều dài

Mô phân sinh bên

Nằm giữa mạch gỗ và mạch rây

Giúp thân, cành và rễ tăng về chiều ngang

Câu hỏi 2 trang 150 KHTN lớp 7: Tại sao nhiều loài thực vật không ngừng dài ra và to lên?

Trả lời:

Nhiều loài thực vật không ngừng dài ra và to lên vì có các mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên hoạt động liên tục.

Xem thêm lời giải bài tập SGK Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 34: Vận dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào thực tiễn

Bài 35: Thực hành: Cảm ứng ở sinh vật

Bài 37: Ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở sinh vật vào thực tiễn

Bài 38: Thực hành: Quan sát, mô tả sự sinh trưởng và phát triển ở một số sinh vật

Bài 39: Sinh sản vô tính ở sinh vật

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!