Giải SBT Toán 8 (Kết nối tri thức) Bài 16: Đường trung bình của tam giác

Với giải sách bài tập Toán 8 Bài 16: Đường trung bình của tam giác sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Toán 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Toán 8 (Kết nối tri thức) Bài 16: Đường trung bình của tam giác

Bài 4.7 trang 50 SBT Toán 8 Tập 1: Tìm độ dài x, y trong hình vẽ dưới đây:

Tìm độ dài x, y trong hình vẽ dưới đây trang 50 sách bài tập Toán 8 Tập 1

Lời giải:

a) Do MA = MB = 3 nên M là trung điểm của AB;

 

NA = NC = 4,5 nên N là trung điểm của AC.

Xét ∆ABC có: M, N lần lượt là trung điểm của AB và AC nên MN là đường trung bình của ∆ABC.

Suy ra MN=12BC=1210=5(tính chất đường trung bình của tam giác).

Vậy x = 5.

b) Ta có HI ⊥ PN và MN ⊥ PN nên HI // MN.

Xét ∆MNP có: I là trung điểm của PN (PI = IN = 4) và HI // MN nên H là trung điểm của PM.

Do đó HM = HP = 5

Vậy y = 5.

Bài 4.8 trang 50 SBT Toán 8 Tập 1: Cho tam giác DEF. Gọi H, K, I lần lượt là các trung điểm của DE, DF và EF. Chứng minh rằng tứ giác HKIE là hình bình hành.

Lời giải:

 

Cho tam giác DEF. Gọi H K I lần lượt là các trung điểm của DE DF và EF

Xét ∆DEF có: H là trung điểm DE; K là trung điểm DF nên HK là đường trung bình của ∆DEF.

Suy ra HK=12EF và HK // EF (tính chất đường trung bình của tam giác)

Mà EI=12EF (do I là trung điểm của EF) nên HK = EI.

Xét tứ giác HKIE có HK = EI và HK // EI (do HK // EF) nên tứ giác HKIE là hình bình hành.

Bài 4.9 trang 50 SBT Toán 8 Tập 1: Cho tam giác ABC, các đường trung tuyến BD, CE cắt nhau tại G. Gọi I, K theo thứ tự là trung điểm của GB, GC. Chứng minh rằng: El = DK.

Lời giải:

Cho tam giác ABC, các đường trung tuyến BD CE cắt nhau tại G

Xét ∆ABC có: E là trung điểm AB; D là trung điểm AC nên DE là đường trung bình của ∆ABC.

Suy ra ED=12BC và ED // BC (tính chất đường trung bình của tam giác).

Xét ∆GBC có: I là trung điểm GB; K là trung điểm GC nên IK là đường trung bình của ∆GBC.

Suy ra IK=12BC và IK // BC (tính chất đường trung bình của tam giác)

Ta có: ED // BC và IK // BC nên ED // IK.

       ED=12BCIK=12BC nên ED = IK.

Xét tứ giác EDKI có ED // IK và ED = IK nên tứ giác EDKI là hình bình hành

Suy ra EI = DK.

Bài 4.10 trang 50 SBT Toán 8 Tập 1: Cho hình chữ nhật ABCD. Gọi D, E, F, G lần lượt là trung điểm các cạnh AB, BC, CD, DA. Tứ giác DEFG là hình gì? Vì sao?

Lời giải:

Cho hình chữ nhật ABCD. Gọi D, E, F, G lần lượt là trung điểm các cạnh AB, BC, CD, DA

• Xét ∆ABC có: D, E lần lượt là trung điểm của AB và BC nên DE là đường trung bình của ∆ABC.

Suy ra DE=12AC và DE // AC (tính chất đường trung bình của tam giác).

Xét ∆ADC có: G, F lần lượt là trung điểm của AD và CD nên GF là đường trung bình của ∆ADC.

Suy ra GF=12AC và GF // AC (tính chất đường trung bình của tam giác).

Khi đó ta có DE=GF=12AC và DE // GF // AC

Xét tứ giác DEFG có DE = GF và DE // GF nên DEFG là hình bình hành.

• Xét ∆ABD có: G là trung điểm AD; D là trung điểm AB nên GD là đường trung bình của ∆ABD.

Suy ra DG=12BD (tính chất đường trung bình của tam giác).

Mà ABCD là hình chữ nhật nên AC = BD

Do đó 12AC=12BD hay DE = DG.

Hình bình hành DEFG có DE = DG nên là hình thoi.

Chú ý: Ngoài cách trên, ta có thể chứng minh DEFG là hình thoi bằng cách chứng minh bốn cạnh bằng nhau: DE=FG=12AC=12BC=EF=GD.

Xem thêm Lời giải bài tập SBT Toán 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: 

Bài tập cuối chương 3

Bài 15: Định lí Thalès trong tam giác

Bài 17: Tính chất đường phân giác của tam giác

Bài tập cuối chương 4

Bài 18: Thu thập và phân loại dữ liệu

Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Đường trung bình của tam giác sbt
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!