Giải SBT Toán 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 1: Định lí Pythagore

Với giải sách bài tập Toán 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 1: Định lí Pythagore hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Toán 8 Bài tập cuối chương 1. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Toán 8 Bài 1: Định lí Pythagore

Bài 1 trang 52 SBT Toán 8 Tập 1: Cho tam giác MNP vuông tại M.

a) Tính độ dài cạnh NP nếu biết MN = 7, MP = 24.

b) Tính độ dài cạnh MP nếu biết NP = 29, MN = 20.

c) Tính độ dài cạnh MN nếu biết NP = 61, MP = 11.

Lời giải:

a) Áp dụng định lý Pythagore vào tam giác MNP vuông tại M, ta có:

NP2 = MN2 + MP2 = 72 + 242 = 49 + 576 = 625.

Suy ra NP=625=25.

b) Từ NP2 = MN2 + MP2, suy ra MP2 = NP2 ‒ MN2 = 292 ‒ 202 = 441.

Suy ra MP=441=21.

c) Từ NP2 = MN2 + MP2, suy ra MN2 = NP2 ‒ MP2 = 612 ‒ 112 = 3600.

Suy ra MN=3600=60.

Bài 2 trang 52 SBT Toán 8 Tập 1Chứng minh tam giác EFG vuông trong các trường hợp sau:

a) FG = 12, EF = 35, EG = 37;

b) FG = 85, EF = 77, EG = 36;

c) FG = 12, EF = 13, EG = 5.

Lời giải:

a) Ta có EG2 = 372 = 1 369 và EF2 + FG2 = 35+ 122 = 1 369.

Suy ra tam giác EFG vuông tại F (định lí Pythagore đảo).

b) Ta có FG2 = 852 = 7 225 và EF2 + EG2 = 77+ 362 =7 225.

Suy ra tam giác EFG vuông tại E (định lí Pythagore đảo).

c) Ta có EF2 = 132 = 169 và EG2 + FG2 = 12+ 52 = 169.

Suy ra tam giác EFG vuông tại G (định lí Pythagore đảo).

Bài 3 trang 52 SBT Toán 8 Tập 1: Tính chiều cao BH của tam giác ABC cân tại B (Hình 5), biết AB = 9 cm và AC = 4 cm.

Tính chiều cao BH của tam giác ABC cân tại B (Hình 5), biết AB = 9 cm và AC = 4 cm

Lời giải:

Tam giác ABC cân tại B nên đường cao BH cũng là đường trung tuyến.

Suy ra AH=AC2=42=2 (cm)

Áp dụng định lí Pythagore vào tam giác ABH vuông tại H, ta có:

AB2 = AH2 + BH2

Suy ra BH2 = AB2 – AH2 = 92 – 22 = 77.

Do đó BH=77(cm).

Bài 4 trang 52 SBT Toán 8 Tập 1: Tính độ dài x trong Hình 6.

Tính độ dài x trong Hình 6

Lời giải:

Áp dụng định lí Pythagore vào tam giác BCD vuông tại C, ta có:

BD2 = BC2 + CD2

Suy ra: BC2 = BD2 ‒ CD2 = 192 ‒ 132 = 192.

Áp dụng định lí Pythagore vào tam giác ABC vuông tại A, ta có:

BC2 = AB2 + AC2

Suy ra: AB2 = BC2 ‒ AC2 = 192 ‒ 52 = 167.

Do đó AB=x=167 (cm).

Bài 5 trang 52 SBT Toán 8 Tập 1Tính độ dài các cạnh chưa biết của tam giác vuông sau:

Tính độ dài các cạnh chưa biết của tam giác vuông sau

Lời giải:

Áp dụng định lý Pythagore trong tam giác vuông ta có:

a) x2 = 1,32 + 1,72 = 4,58

Suy ra: x=4,582,1.

b) 512 = 352 + x2

Suy ra x2 = 512 – 352 = 1376.

Do đó x=137637.

c) x2 = 192 + 92 = 442.

Suy ra x=44221.

Bài 6 trang 52 SBT Toán 8 Tập 1Tìm tam giác vuông trong các tam giác sau:

Tìm tam giác vuông trong các tam giác sau

Lời giải:

a) Vì 412 = 1681 ≠ 1664 = 402 + 82 nên Hình 8a không là tam giác vuông.

b) Vì 652 = 4225 = 522 + 392 nên theo định lí Pythagore thì Hình 8b là tam giác vuông.

c) Vì 652 = 4225 ≠ 4148 = 58+ 282 nên Hình 8c không là tam giác vuông.

Bài 7 trang 53 SBT Toán 8 Tập 1Tính khoảng cách x từ đầu thang đến chân tường (Hình 9).

Tính khoảng cách x từ đầu thang đến chân tường (Hình 9)

Lời giải:

Khoảng cách x từ đầu thang đến chân tường bằng độ dài cạnh góc vuông trong tam giác vuông nên áp dụng định lý Pythagore trong tam giác vuông ta có:

92 = x2 + 52, suy ra x=92-1,528,9 (m).

Bài 8 trang 53 SBT Toán 8 Tập 1Một máy bay đang ở độ cao 5,2 km. Khoảng cách từ hình chiếu vuông góc của máy bay xuống mặt đất đến vị trí A của sân bay là 10,2 km (Hình 10). Tính khoảng cách từ vị trí máy bay đến vị trí A của sân bay.

Một máy bay đang ở độ cao 5,2 km. Khoảng cách từ hình chiếu vuông góc của máy bay

Lời giải:

Một máy bay đang ở độ cao 5,2 km. Khoảng cách từ hình chiếu vuông góc của máy bay

Gọi khoảng cách từ vị trí máy bay đến vị trí A của sân bay là x(km) (x > 0).

Khoảng cách từ vị trí máy bay đến vị trí A của sân bay là độ dài cạnh huyền trong tam giác vuông nên áp dụng định lý Pythagore trong tam giác vuông ta có:

x2 = 5,22 + 10,22, suy ra x=10,22+5,2211,4 (km).

Vậy khoảng cách từ vị trí máy bay đến vị trí A của sân bay là khoảng 11,4 km.

Xem thêm lời giải Sách bài tập Toán 8 bộ sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 2: Diện tích xung quanh và thể tích của hình chóp tam giác đều, hình chóp tứ giác đều

Bài tập cuối chương 2 trang 44

Bài 2: Tứ giác

Bài 3: Hình thang – Hình thang cân

Bài 4: Hình bình hành – Hình thoi

Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Định lí Pythagore sbt1
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!