Giải SBT Toán 8 Bài 2: Mặt phẳng tọa độ. Đồ thị của hàm số
a) Hoành độ bằng -2 và tung độ bằng 2;
b) Hoành độ bằng 3 và tung độ bằng 4;
c) Tung độ bằng -6 và nằm trên trục tung;
d) Hoành độ bằng 12 và nằm trên trục hoành.
Lời giải:
a) Tọa độ điểm A(−2;2)
b) Tọa độ điểm A(3;4)
c) Tọa độ điểm A(0;−6)
d) Tọa độ điểm A(12;0)
Bài 10 trang 54 SBT Toán 8 Tập 1: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, nêu cách xác định mỗi điểm sau:
a) M(0;2)
b) N(−4;0)
c) P(−3;−3)
d) Q(5;2)
Lời giải:
a) Điểm M nằm ở điểm 2 của trục Oy
b) Điểm N nằm ở điểm -4 của trục Ox
c) Qua điểm -3 trên trục Ox, ta kẻ đường thẳng vuông góc với trục Ox. Qua điểm -3 trên trục Oy, ta kẻ đường thẳng vuông góc với trục Oy. Hai đường thẳng này cắt nhau tại điểm P(−3;−3).
d) Qua điểm 5 trên trục Ox, ta kẻ đường thẳng vuông góc với trục Ox. Qua điểm 2 trên trục Oy, ta kẻ đường thẳng vuông góc với trục y. Hai đường thẳng này cắt nhau tại điểm Q(5;2).
Ba điểm trên nằm ở góc phần tư nào của mặt phẳng tọa độ?
Lời giải:
Quan sát mặt phẳng tọa độ Oxy, ta thấy điểm A nằm ở góc phần tư thứ II, điểm B nằm ở góc phần tư thứ III, điểm C nằm ở góc phần tư thứ IV.
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, biểu diễn các điểm có tọa độ là các cặp số (x;y) tương ứng ở Bảng 1.
Lời giải:
Ta có các điểm A,B,C,D biểu diễn các điểm có tọa độ là các cặp số (x;y) tương ứng: A(5;2),B(7;4),C(9;5),D(11;6)
Bài 14 trang 55 SBT Toán 8 Tập 1: Cho tam giác ACD như Hình 5.
a) Xác định tọa độ các điểm A,C,D
b) Xác định tọa độ điểm B để tứ giác ABCD là hình chữ nhật
c) Gọi M,N,P,Q lần lượt là trung điểm của AB,BC,CD,DA. Xác định tọa độ các điểm M,N,P,Q.
Lời giải:
Ta vẽ các điểm B,M,N,P,Q như Hình.
a) A(1;1),C(5;−1),D(5;1)
b) B(1;−1)
c) M(1;0),N(3;−1),P(5;0),Q(3;1)
Bài 15 trang 55 SBT Toán 8 Tập 1: Cho tam giác GIK như Hình 6.
a) Xác định tọa độ các điểm G,I,K
b) Xác định tọa độ điểm H để tứ giác KOIH là hình vuông
c) Ba điểm G,H,K có thẳng hàng hay không? Vì sao?
d) Tính tỉ số GHHK
Lời giải:
Ta vẽ điểm H như Hình.
a) G(−2;3),I(0;2),K(−2;0)
b) H(−2;2)
c) Ba điểm G,H,K thẳng hàng vì ba điểm đều thuộc đường thẳng đi qua điểm -2 trên trục Ox và vuông góc với trục Ox
d) Ta có: GHHK=12
Xem thêm Lời giải bài tập Toán 8 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 3: Hàm số bậc nhất y = ax + b (a ≠ 0)