Sách bài tập Toán 6 Bài 1: Tập hợp
Lời giải:
Vì S là tập hợp các số tự nhiên có hai chữ số nên tập S là tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 9 và nhỏ hơn 100.
Do đó: S = {x| x là số tự nhiên và 9 < x < 100}.
Nhận thấy: 15; 99 là phần tử của S, 7; 106 không là phần tử của S
Vậy: 7 ∉ S; 15 ∈ S; 106 ∉ S; 99 ∈ S.
Lời giải:
Với tập hợp A = {a; b; c} và B = {x; y}.
+) Với phần tử a: a ∈ A, a ∉ B
+) Với phần tử d: d ∉ A, d ∉ B
+) Với phần tử t: t ∉ A, t ∉ B
+) Với phần tử y: y ∉ A, y ∈ B
Lời giải:
Các chữ cái tiếng Việt trong từ “THĂNG LONG” gồm T, H, Ă, N, G, L, O, N, G.
Trong các chữ cái trên, chữ N, G xuất hiện hai lần, nhưng khi liệt kê các phần tử trong tập hợp thì ta chỉ cần viết một lần.
Do đó ta viết tập hợp C các chữ cái tiếng việt có trong từ “THĂNG LONG” là:
C = {T; H; Ă; N; G; L; O}
Vậy C = {T; H; Ă; N; G; L; O}.
Lời giải:
Ta biết một năm có 12 tháng, chia làm 4 quý đó là:
+) Quý 1 gồm tháng 1, tháng 2, tháng 3
+) Quý 2 gồm tháng 4, tháng 5, tháng 6
+) Quý 3 gồm tháng 7, tháng 8, tháng 9
+) Quý 4 gồm tháng 10, tháng 11, tháng 12
Gọi A là tập hợp các tháng của quý Hai trong năm.
Vậy tập hợp A các tháng của quý Hai trong năm là:
A = {tháng 4; tháng 5; tháng 6}.
Tập hợp A có ba phần tử.
Lời giải:
Các số tự nhiên n nhỏ hơn 20 và chia hết cho 5 là 0; 5; 10; 15.
Vì n thuộc M nên M = {0; 5; 10; 15}
Vậy M = {0; 5; 10; 15}.
Lời giải:
Nhận xét:
+) Các phần tử trên giống nhau đều có tử bằng 1 vì
+) Các phần tử có mẫu số là các số tự nhiên lớn hơn 0 và nhỏ hơn 6 (hoặc nhỏ hơn hoặc bằng 5)
Do đó em có thể viết tập hợp M bằng một trong các cách sau:
Bài 1.7 trang 6 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1: Cho tập hợp L = {n| n = 2k + 1 với k ∈ N}.
a) Nêu bốn số tự nhiên thuộc tập L và hai số tự nhiên không thuộc tập L;
b) Hãy mô tả tập L bằng cách nêu dấu hiệu đặc trưng theo một cách khác.
Lời giải:
L = {n| n = 2k + 1 với k ∈ N }.
a)
+) Với k = 0, ta được: n = 2. 0 + 1 = 1 ∈ L
+) Với k = 1, ta được: n = 2. 1 + 1 = 3 ∈ L
+) Với k = 2, ta được: n = 2. 2 + 1 = 5 ∈ L
+) Với k = 3, ta được: n = 2. 3 + 1 = 7 ∈ L
Do đó bốn số tự nhiên thuộc tập L là: 1; 3; 5; 7
Vậy ta thấy hai số tự nhiên không thuộc tập L là: 0; 2
b)
Nhận thấy các số: 1; 3; 5; 7; ... là các số tự nhiên lẻ.
Tương tự với mọi số tự nhiên k thì ta tìm được các số n thuộc tập hợp L đều là các số tự nhiên lẻ.
Do đó ta viết có thể viết tập hợp L bằng cách nêu dấu hiệu đặc trưng khác như sau:
L = {n ∈ ℕ | n là các số lẻ}.
Xem thêm các bài giải SBT Toán 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 3: Thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên
Bài 4: Phép cộng và phép trừ số tự nhiên