Giải SBT Toán 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 1: Giá trị lượng giác của góc lượng giác

Với giải sách bài tập Toán 11 Bài 1: Giá trị lượng giác của góc lượng giác sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Toán 11 Bài 1. Mời các bạn đón xem:

Sách bài tập Toán 11 Bài 1: Góc lượng giác

Bài 1 trang 8 SBT Toán 11 Tập 1: Đổi số đo của các góc sau đây sang radian:

a) 15°;                 b) 65°; 

 c) ‒105°;             d) 5π°

Lời giải:

a) 15°=15π180=π12;

b) 65°=65π180=13π36;

c) 105°=105π180=7π12;

d) 5π=5ππ180=5180=136.

Bài 2 trang 8 SBT Toán 11 Tập 1: Đổi số đo của các góc sau đây sang độ:

a) 6;                              b) 4π15;

c) 19π8;                     d) 53.

Lời giải:

a) 6rad=6180π°=343,77°.

b) 4π15rad=4π15180π°=48°.

c) 19π8=19π8180π°=427,5°.

d) 53rad=53180π°=95,49°.

Bài 3 trang 8 SBT Toán 11 Tập 1: Xác định số đo của các góc lượng giác được biểu diễn trong mỗi hình dưới đây. Biết trong các Hình 4a, b, c có AOB^=π4; trong các hình 4d, e, g có CID^=82°.

Xác định số đo của các góc lượng giác được biểu diễn trong mỗi hình dưới đây

Lời giải:

a) Số đo góc lượng giác (OA, OB) trong Hình 4a là: π4+2π=9π4.

b) Số đo góc lượng giác (OA, OB) trong Hình 4b là: π42π=7π4.

c) Số đo góc lượng giác (OA, OB) trong Hình 4c là: π422π=15π4.

d) Số đo góc lượng giác (IC, ID) trong Hình 4d là:  82°.

e) Số đo góc lượng giác (IC, ID) trong Hình 4e là: ‒82° ‒ 360° = ‒442°.

g) Số đo góc lượng giác (IC, ID) trong Hình 4g là: ‒82 + 360°.3 = 998°.

Bài 4 trang 9 SBT Toán 11 Tập 1: Hãy tìm số đo α của góc lượng giác (Om, On), với ‒π ≤ α < π, biết một góc lượng giác cùng tia đầu Om và tia cuối On có số đo là:

a) 36π5;            b) 75π14; 

 c) 39π8;            d) 2023π.

Lời giải:

a) Số đo α của các góc lượng giác bất kì có cùng tia đầu Om và tia cuối On sai khác nhau một bội nguyên của 2π nên có dạng là α=36π5+k2πk

Ta có  ‒π ≤ α < π, suy ra 41π5k2π<π36π5, suy ra 4110k<3110.

Vì k ∈ ℤ nên k = ‒4.

Vậy α=36π5+4.2π=4π5.

b) Số đo α của các góc lượng giác bất kì có cùng tia đầu Om và tia cuối On sai khác nhau một bội nguyên của 2π nên có dạng là α=75π14+k2πk

Ta có  ‒π ≤ α < π, suy ra π+75π14k2π<π+75π14, suy ra 6128k<8928.

Vì k ∈ ℤ nên k = 3.

Vậy α=75π14+3.2π=9π14.

c) Số đo α của các góc lượng giác bất kì có cùng tia đầu Om và tia cuối On sai khác nhau một bội nguyên của 2π nên có dạng là α=39π8+k2πk.

Ta có  ‒π ≤ α < π, suy ra 47π8k2π<π31π8, suy ra 4716k<3116.

Vì k ∈ ℤ nên k = ‒2.

Vậy α=39π8+2.2π=7π8.

d) Số đo α của các góc lượng giác bất kì có cùng tia đầu Om và tia cuối On sai khác nhau một bội nguyên của 2π nên có dạng là α = 2023π + k2π (k ∈ ℤ).

Ta có  ‒π ≤ α < π, suy ra ‒2024π ≤ k2π < ‒2022π, suy ra ‒1012π ≤ k < ‒1011.

Vì k ∈ ℤ nên k = ‒1012.

Vậy α = 2023π + (‒1012).2π = ‒π.

Bài 5 trang 9 SBT Toán 11 Tập 1: Cho một góc lượng giác có số đo là 375°.

a) Tìm số lớn nhất trong các số đo của góc lượng giác cùng tia đầu, tia cuối với góc đó mà có số đo âm;

b) Tìm số nhỏ nhất trong các số đo của góc lượng giác cùng tia đầu, tia cuối với góc đó mà có số đo dương.

Lời giải:

Góc lượng giác cùng tia đầu, tia cuối với góc có số đo là 375° là 375° + k360° (k ∈ ℤ).

a) Góc này có số đo âm nên 375° + k360° < 0°, do đó k<375360=2524

Mà k ∈ ℤ và góc này có số đo âm lớn nhất nên k = −2

Khi đó góc cần tìm có số đo là 375° + (−2).360° = 345°.

b) Góc này có số đo dương nên 375° + k360° > 0°, do đó k>375360=2524

Mà k ∈ ℤ và góc này có số đo dương nhỏ nhất nên k = −1

Khi đó góc cần tìm có số đo là 375° + (−1).360° = 15°.

Bài 6 trang 9 SBT Toán 11 Tập 1: Viết công thức tổng quát của số đo góc lượng giác (Om, On) dưới dạng a° + k360° (k ∈ ℤ), với 0 ≤ a < 360°, biết một góc lượng giác với tia đầu Om, tia cuối On có số đo:

a) 1935°;                b) ‒450°;               c) ‒1440°;                     d) 754,5°

Lời giải:

a) Ta có 1935° = 135° + 5.360° nên công thức tồng quát của số đo góc lượng giác (Om, On) là (Om, On) = 135° + k360° (k ∈ ℤ).

b) Ta có ‒450° = 270° ‒ 2.360° nên công thức tồng quát của số đo góc lượng giác (Om, On) là (Om, On) = 270° +k360° (k ∈ ℤ).

c) Ta có ‒1440° = ‒4.360° nên công thức tổng quát của số đo góc lượng giác (Om, On) là (Om, On) =k360° (k ∈ ℤ).

d) Ta có 754,5° = 34,5° + 2.360° nên công thức tổng quát của số đo góc lượng giác (Om, On) là (Om, On) = 34,5° +k360° (k ∈ ℤ).

Bài 7 trang 9 SBT Toán 11 Tập 1: Biểu diễn các góc sau trên đường tròn lượng giác:

a) ‒1965°;                                    b) 48π5.

Lời giải:

a) Ta có ‒1965° = ‒165° + (‒5).360°. Vậy điểm biểu diễn góc lượng giác có số đo ‒1965° là điếm M trên đường tròn lượng giác thuộc góc phần tư thứ III sao cho AOM^=165° như Hình 1.

Biểu diễn các góc sau trên đường tròn lượng giác trang 9 SBT Toán 11 Tập 1

b) Ta có 48π5=2π5+10π. Vậy điểm biểu diễn góc lượng giác có số đo 48π5 là điểm N trên đường tròn lượng giác thuộc góc phần tư thứ III sao cho AON^=2π5 như Hình 2.

Biểu diễn các góc sau trên đường tròn lượng giác trang 9 SBT Toán 11 Tập 1

Bài 8 trang 9 SBT Toán 11 Tập 1a) Góc lượng giác ‒245° có cùng điểm biểu diễn trên đường tròn lượng giác với góc lượng giác nào sau đây?

‒605°; ‒65°; 115°; 205°; 475°.

b) Góc lượng giác 24π5 có cùng điểm biểu diễn trên đường tròn lượng giác với góc lượng giác nào sau đây?

16π5;π5;14π5;29π5;53π10.

Lời giải:

a) Hiệu số đo của góc lượng giác ‒245° với góc lượng giác ‒605°; ‒65°; 115°; 205°; 475° là:

‒245° ‒ (‒605°) = 360°;

‒245°‒ (‒65°) = ‒180°;

‒245° ‒ 115° = ‒360°;

‒245° ‒ 205° = ‒450°;

‒245° ‒ 475° = ‒720° = 2.360°.

Vậy góc lượng giác ‒245° có cùng điểm biểu diễn trên đường tròn lượng giác với góc lượng giác là: ‒605°; 115°; 475°

b) Hiệu số đo của góc lượng giác 24π5 với góc lượng giác 16π5;π5;14π5;29π5;53π10. là:

24π516π5=24π5+16π5=8π=4.2π;

24π5π5=24π5+π5=5π=2.2π+π;

24π514π5=2π;

24π529π5=π;

24π553π10=48π1053π10=π2.

Vậy góc lượng giác 24π5 có cùng điểm biểu diễn trên đường tròn lượng giác với góc lượng giác là: 16π5;14π5.

Bài 9 trang 9 SBT Toán 11 Tập 1: Trên đường tròn lượng giác, hãy biểu diễn các góc lượng giác có số đo có dạng là:

a) π6+kπk;                         b) π4+kπ2k;

Lời giải:

a) Trên đường tròn lượng giác, các góc có số đo π6+kπk được biểu diễn bới hai điểm M và N như Hình 3.

Trên đường tròn lượng giác hãy biểu diễn các góc lượng giác có số đo có dạng là

b) Trên đường tròn lượng giác, các góc có số đo π4+kπ2k được biễu diễn bởi bốn điểm M, N, P, Q như Hình 4.

Trên đường tròn lượng giác hãy biểu diễn các góc lượng giác có số đo có dạng là

Bài 10 trang 9 SBT Toán 11 Tập 1: Trong hình bên, các điểm M, A’, N tạo thành ba đỉnh của một tam giác đều. Vị trí các điểm M, A’, N trên đường tròn lượng giác có thể được biểu diễn cho góc lượng giác nào sau đây?

π3+k2π3k;π+k2π3k;π3+kπ3k.

Trong hình bên, các điểm M, A’, N tạo thành ba đỉnh của một tam giác đều

Lời giải:

Điểm M trên đường tròn lượng giác biểu diễn cho góc lượng giác có số đo: π3+k2π3k;

Điểm A’ trên đường tròn lượng giác biểu diễn cho góc lượng giác có số đo: π+k2π3k

Điểm N trên đường tròn lượng giác biểu diễn cho góc lượng giác có số đo: π3+kπ3k.

Câu 11 trang 10 SBT Toán 11 Tập 1: Cho ba điểm M, N, P lần lượt là các điểm biểu diễn trên đường tròn lượng giác của các góc lượng giác có số đo k2π;π2+k2π; π + k2π (k ∈ ℤ). Tam giác MNP là tam giác gì?

Lời giải:

Cho ba điểm M, N, P lần lượt là các điểm biểu diễn trên đường tròn lượng giác của các góc lượng giác

Dễ thấy M(1; 0), N(0; 1) và P(-1; 0).

Suy ra MN = NP = √2, MP = 2.

Do đó MNP là tam giác vuông cân tại N.

Câu 12 trang 10 SBT Toán 11 Tập 1: Một chiếc quạt trần năm cánh quay với tốc độ 175 vòng trong một phút. Chọn chiều quay của quạt là chiều dương.

a) Sau 5 giây cánh quạt quay được một góc có số đo bao nhiêu radian?

b) Sau thời gian bao lâu cánh quạt quay được một góc có số đo 42π?

Lời giải:

a) Sau 1 giây, cánh quạt quay được 17560=3512(vòng) theo chiểu dương. Suy ra sau 1 giây, cánh quạt quay được một góc có số đo là 35122π=35π6.

Vậy sau 5 giây, cánh quạt quay được một góc có số đo là 35π65=175π6.

b) Thời gian để cánh quạt quay được một góc có số đo 42π là:

42π:35π6=7,2 (giây).

Câu 13 trang 10 SBT Toán 11 Tập 1: Trong chặng đua nước rút, bánh xe của một vận động viên đua xe đạp quay được 30 vòng trong 8 giây. Chọn chiều quay của bánh xe là chiều dương. Xét van V của bánh xe.

a) Sau 1 phút, van V đó quay được một góc có số đo là bao nhiêu radian?

b) Biết rằng bán kính của bánh xe là 35 cm. Độ dài quãng đường mà vận động viên đua xe đạp đã đi được trong một phút là bao nhiêu mét?

Lời giải:

a) Sau 1 giây, van V cúa bánh xe quay được 308=3,75(vòng).

Sau 1 phút, van V của bánh xe quay được 3,75. 60 = 225 (vòng).

Suy ra sau 1 phút, van V của bánh xe quay được một góc có số đo là 225.2π = 450π.

b) Mỗi góc ở tâm với số đo I rad chắn một cung có độ dài bằng bán kính bánh xe r = 0,35m. Do đó độ đài quãng đường mà vận động viên đua xe đạp đã đi được trong 1 phút là: 450π.0,35 ≈ 494,8 (m).

Xem thêm các bài giải SBT Toán lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 2: Giá trị lượng giác của một góc lượng giác

Bài 3: Các công thức lượng giác

Bài 4: Hàm số lượng giác và đồ thị

Bài 5: Phương trình lượng giác

Bài tập cuối chương 1

Câu hỏi liên quan

a) Trên đường tròn lượng giác, các góc có số đo pi/6 + kpi (k thuộc Z) được biểu diễn bới hai điểm M và N như Hình 3.
Xem thêm
a) Sau 1 giây, van V cúa bánh xe quay được 30/8 = 3,75 (vòng).
Xem thêm
a) Số đo α của các góc lượng giác bất kì có cùng tia đầu Om và tia cuối On sai khác nhau một bội nguyên của 2π nên có dạng là alpha = 36pi/5 + k2pi (k thuộc Z)
Xem thêm
Dễ thấy M(1; 0), N(0; 1) và P(-1; 0).
Xem thêm
a) Hiệu số đo của góc lượng giác ‒245° với góc lượng giác ‒605°; ‒65°; 115°; 205°; 475° là:
Xem thêm
a) Số đo góc lượng giác (OA, OB) trong Hình 4a là: pi/4 + 2pi = 9pi/4
Xem thêm
a) Ta có 1935° = 135° + 5.360° nên công thức tồng quát của số đo góc lượng giác (Om, On) là (Om, On) = 135° + k360° (k ∈ ℤ).
Xem thêm
a) Sau 1 giây, cánh quạt quay được 175/60 = 35/12 (vòng) theo chiểu dương. Suy ra sau 1 giây, cánh quạt quay được một góc có số đo là 35/12 * 2pi = 35pi/6.
Xem thêm
Góc lượng giác cùng tia đầu, tia cuối với góc có số đo là 375° là 375° + k360° (k ∈ ℤ).
Xem thêm
Điểm M trên đường tròn lượng giác biểu diễn cho góc lượng giác có số đo: pi/3 + k*2pi/3 (k thuộc Z);
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Giá trị lượng giác của góc lượng giác (SBT CTST)
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!