Bệnh gây ngứa dữ dội, đặc biệt là vào ban đêm. Bạn cũng có thể nhìn thấy các mụn nước hoặc vết sưng đỏ nhỏ. Những vị trí hay gặp là vùng nếp gấp, chẳng hạn như mông, đầu gối, cánh tay, vú hoặc bộ phận sinh dục.
Ghẻ có thể lây lan qua quan hệ tình dục, nhưng đa số thường lây qua đường tiếp xúc da kề da.
Bệnh ghẻ lây qua đường tình dục như thế nào?
Bệnh ghẻ có thể lây truyền qua tiếp xúc cơ thể hoặc quan hệ tình dục với người bị nhiễm bệnh. Bạn cũng có thể bị ghẻ nếu tiếp xúc lâu với đồ đạc, quần áo hoặc ga trải giường bị nhiễm ký sinh trùng. Đôi khi cũng bị nhầm lẫn với rận vì cả hai tình trạng này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau.
Không giống như các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác, bao cao su, màng chắn và các phương pháp bảo vệ khác không có hiệu quả đối với bệnh ghẻ. Nếu bạn hoặc đối tác của bạn bị ghẻ, cả hai cần được điều trị để tránh lây truyền bệnh cho nhau.
Các đường lây khác
Ghẻ thường lây lan khi tiếp xúc trực tiếp da kề da với người bị ghẻ. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, việc tiếp xúc kéo dài mới có khả năng bị lây bệnh ghẻ. Điều này có nghĩa là một cái ôm hoặc cái bắt tay nhanh chóng không thể lây bệnh.
Tiếp xúc gần gũi có xu hướng xảy ra giữa những người trong cùng một gia đình hoặc trong:
- Viện dưỡng lão và các cơ sở chăm sóc
- Bệnh viện
- Lớp học
- Nhà trẻ
- Ký túc xá và phòng trọ
- Phòng tập thể dục vàtủ để đồ
- Nhà tù
Ngoài ra, trong một số trường hợp việc dùng chung vật dụng cá nhân, chẳng hạn như như quần áo, khăn tắm, giường, cũng có thể lây ghẻ cho người khác. Nhưng điều này dễ xảy ra hơn trong trường hợp ghẻ vảy (ghẻ Nauy), một loại ghẻ gây bệnh ở những người bị suy giảm miễn dịch.
Điều trị bệnh ghẻ
Bệnh ghẻ cần được điều trị, thường là dùng kem bôi hoặc kem dạng sữa theo đơn. Những người sống cùng với người bị ghẻ cũng cần được điều trị, ngay cả khi họ không có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào.,,
Cách bôi thuốc: Bôi trên toàn bộ da, từ cổ đến chân, sau khi tắm. Một số loại thuốc có thể bôi lên tóc và mặt.
Lưu ý cần bôi thuốc ít nhất 8 đến 10 giờ một lần, tránh bôi trước khi đi tắm. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, bác sĩ có thể chỉ định phối hợp thuốc điều trị ghẻ.
Các loại thuốc bôi ngoài da phổ biến được sử dụng để điều trị bệnh ghẻ bao gồm:
- Kem bôi permethrin (Elmite)
- Kem bôi lindane
- Crotamiton (Eurax)
- Thuốc ivermectin (Stromectol)
- Thuốc mỡ lưu huỳnh
Bác sĩ có thể kê thêm một số loại thuốc và hướng dẫn các biện pháp tại nhà để điều trị triệu chứng ngứa và nhiễm trùng.
Một số thuốc bao gồm:
- Thuốc kháng histamine
- Kem dạng sữa calamine
- Steroid bôi tại chỗ
- Kháng sinh
Để tiêu diệt và ngăn ngừa ghẻ tái phát, Học viện Da liễu Hoa Kỳ khuyến cáo nên giặt tất cả quần áo, ga giường và khăn tắm, cũng như hút bụi toàn bộ bề mặt trong nhà, bao gồm ga phủ các đồ đạc.
Ghẻ thường tồn tại từ 48 đến 72 giờ sau khi rời khỏi người và sẽ chết nếu tiếp xúc với nhiệt độ 50 ° C trong 10 phút.
Bệnh ghẻ kéo dài bao lâu?
Khi lần đầu nhiễm bệnh, các triệu chứng thường xuất hiện sau 4 đến 6 tuần. Nhưng nếu đã từng bị ghẻ, các triệu chứng xuất hiện sớm hơn, thường trong vòng vài ngày. Bệnh ghẻ có thể lây lan, ngay cả khi chưa có triệu chứng.
Ghẻ có thể sống trên người từ một đến hai tháng và có thể lây lan cho đến khi được điều trị. Ghẻ sẽ bắt đầu chết trong vài giờ sau điều trị và hầu hết mọi người có thể trở lại làm việc hoặc trường học sau khi điều trị 24 giờ.
Sau điều trị, tình trạng ngứa, phát ban có thể tiếp tục kéo dài thêm 3 hoặc 4 tuần nữa. Nếu sau 4 tuần tính từ khi hoàn thành điều trị, bạn vẫn bị phát ban hoặc xuất hiện ban mới, hãy đi khám ngay.
Kết luận
Bệnh ghẻ là một bệnh ngoài rất dễ lây lan và có thể ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Ghẻ có thể lây lan qua quan hệ tình dục, tuy nhiên ghẻ thường lây lan qua đường tiếp xúc da kề da.
Trong một số trường hợp, dùng chung giường, khăn tắm và quần áo cũng có thể làm lây lan bệnh. Nếu bạn có các triệu chứng của bệnh ghẻ hoặc nghĩ rằng bạn có thể đã tiếp xúc với ghẻ, hãy đi khám càng sớm càng tốt để điều trị và tránh lây lan cho người khác.
Xem thêm:
- Bệnh ghẻ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa
- 12 phương pháp điều trị bệnh ghẻ tại nhà
- Sự khác biệt giữa ghẻ và rệp: Tiệu chứng, điều trị và phòng ngừa
- Phân biệt bệnh ghẻ và bệnh vảy nến: Triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa
- Vết ghẻ cắn: Nhận dạng, triệu chứng và biện pháp điều trị