Phản ứng: F2 + H2O → HF + O2↑
1. Phương trình hóa học giữa F2 và H2O
2F2 + 2H2O → 4HF + O2↑
2. Điều kiện phản ứng
Điều kiện thường.
3. Cách thực hiện phản ứng
Cho flo vào chậu nước.
4. Hiện tượng nhận biết phản ứng
Có khí thoát ra.
5. Mở rộng về tính chất hóa học của Flo
5.1. Tác dụng với kim loại và phi kim
Ca + F2 → CaF2
2Ag + F2 → 2AgF
3F2 + 2Au → 2AuCl3
3F2 + S → SF6
5.2. Tác dụng với hiđro
- Phản ứng xảy ra mạnh hơn các halogen khác, hỗn hợp H2, F2 nổ mạnh trong bóng tối.
H2 + F2 → 2HF
- Khí HF tan vào nước tạo dung dịch HF. Dung dịch HF là axit yếu, đặc biệt là hòa tan được SiO2.
(sự ăn mòn thủy tinh được ứng dụng trong kĩ thuật khắc trên kính như vẽ tranh khắc chữ)
5.3. Tác dụng với nước
Khí flo qua nước sẽ làm bốc cháy nước (do giải phóng O2).
2F2 + 2H2O → 4HF + O2
Phản ứng này giải thích vì sao F2 không đẩy Cl2, Br2, I2 ra khỏi dung dịch muối hoặc axit trong khi flo có tính oxi hóa mạnh hơn.
6. Bạn có biết
- Flo là một chất oxi hóa mạnh nhất trong nhóm halogen.
- Flo cùng tác dụng mạnh với rất nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ.
7. Bài tập liên quan (có đáp án)
Câu 1: Dãy các đơn chất halogen nào sau đây được xếp theo thứ tự oxi hóa tăng dần?
A. F2, Cl2, Br2, I2
B. Cl2, Br2, I2, F2
C. Cl2, F2, Br2, I2
D. I2, Br2, Cl2, F2
Lời giải:
Đáp án: D
Xếp theo thứ tự oxi hóa tăng dần I2, Br2, Cl2, F2.
Câu 2: Cho Flo phản ứng với nước dư thu được khí X. X là
A. F2
B. H2
C. HF
D. O2
Lời giải:
Đáp án: D
2F2 + 2H2O → 4HF + O2↑
Câu 3: Dãy các axit nào sau đây được xếp theo thứ tự tính axit giảm dần?
A. HCl, HBr, HI, HF
B. HI, HBr, HCl, HF
C. HBr, HI, HF, HCl
D. HF, HCl, HBr, HI
Lời giải:
Đáp án: B
Xếp theo thứ tự tính axit giảm dần HI, HBr, HCl, HF
Câu 4: Chất nào sau đây oxi hóa được H2O?
A. F2
B. Cl2
C. Br2
D. I2
Lời giải:
Đáp án: A
Câu 5: Cho các phản ứng:
(1) SiO2 + dung dịch HF →
(2) F2 + H2O to→
(3) AgBr ánh sáng→
(4) Br2 + NaI (dư) →
Trong các phản ứng trên, những phản ứng có tạo ra đơn chất là
A. (1), (2), (3)
B. (1), (3), (4)
C. (2), (3), (4)
D. (1), (2), (4)
Đáp án: C
(1) SiO2 + dung dịch HF → SiF4 + 2H2O
(2) F2 + H2O to→ 4HF + O2 ↑
(3) AgBr ánh sáng→ 2Ag + Br2
(4) Br2 + NaI (dư) → NaBr + I2
Câu 6: Khối lượng CaF2 cần dung để điều chế 200 gam dung dịch axit flohidric nồng độ 40% (hiệu suất phản ứng bằng 80%) là
A. 312 gam.
B. 156 gam.
C. 195 gam.
D. 390 gam.
Đáp án: C
mHF = 200.40/100 = 80 (gam) ⇒ nHF = 80/20 = 4 (mol)
mCaF2= 4.1/2.78.100/80 = 195 (gam)
Câu 7. Chất nào sau đây tác dụng được với H2 ngay cả khi ở trong bóng tối và ở nhiệt độ rất thấp?
A. F2
B. Cl2
C. Br2
D. I2
Lời giải:
Đáp án: A
Xem thêm các phương trình hóa học hay khác:
Cl2 + H2O ⇄ HCl + HClO | Cl2 ra HCl | Cl2 ra HClO
SO2 + Cl2 + H2O → HCl + H2SO4 | SO2 ra H2SO4
H2S + Cl2 + H2O → H2SO4 + HCl | H2S ra H2SO4