Điều trị bệnh trào ngược dạ dày - thực quản: liệu các tổn thương có thể chữa lành?

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (hay gọi tắt là GERD) là môt tình trạng bệnh lý mạn tính gây ảnh hưởng tới 20% dân số Hoa Kỳ. Những người mắc bệnh này tốn tới hàng tỷ đô vào các loại thuốc kê đơn, cũng như thuốc mua không cần đơn để chống chọi với các cơn đau trong lồng ngực.

Video: Cách chữa trào ngược dạ dày thực quản

Trên thực tế, hầu hết mọi người đều thỉnh thoảng xuất hiện tình trạng ợ hơi, tuy nhiên bệnh trào ngược dạ dày- thực quản hay là GERD là một tình trạng bệnh lý mạn tính mà triệu chứng của nó có thể biểu hiện hàng ngày. Bệnh này có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng nếu không chữa trị. Nhưng câu hỏi đặt ra là: liệu việc điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể chữa lành hoặc ít nhất là giảm nhẹ các thương tổn hay không? 

Nguyên nhân gây ra GERD

Khi một người thực hiện động tác nuốt, một nhóm gồm các cơ và phức hợp cơ ở miệng và lưỡi kết hợp với nắp thanh 

môn (thanh thiệt) để đóng thanh quản lại nhằm bảo vệ phổi và di chuyển thức ăn vào thực quản (là một ống hẹp, nối vùng hầu họng với dạ dày).

Thực quản là một ống hẹp (đường màu đỏ trong hình) nối khoang miệng tới dạ dày.Nguồn ảnh: twitter.comThực quản là một ống hẹp (đường màu đỏ trong hình) nối khoang miệng tới dạ dày.Nguồn ảnh: twitter.com

Ở cuối ống thực quản là một vòng cơ hình nhẫn tròn, hay là cơ thắt thực quản dưới. Cơ thắt thực quản hoạt động ở trạng thái khoẻ mạnh sẽ giãn cơ vừa đủ để cho thức ăn có thể di chuyển từ thực quản vào dạ dày. 

Ở những người mắc GERD, cơ thắt thực quản dưới giãn nhiều hơn mức bình thường, khiến cho dịch vị a-xít ở dạ dày trào ngược lại thực quản. Điều này có thể gây ra cảm giác đau nhói và nóng tức ở giữa vùng bụng, ngực hoặc cổ họng. 

Dạ dày là một cơ quan có nhiều lớp và có các lớp đặc biệt nhằm bảo vệ nó khỏi a-xít trong dịch vị; nhưng thực quản lại không có những điều đó. Nên khi a-xít trào ngược lại thực quản, nó có thể làm tổn hại đến các tế bào nhạy cảm ở thành thực quản và để lại các tổn thương trong thời gian dài. 

A-xít thường xuyên trào ngược lên khoang miệng, làm tổn hại các cấu trúc trong cơ thể trên đường đi. Trong một số trường hợp, a-xít thậm chí có thể bị hút vào khí quản và phổi, đồng thời cũng gây tổn thương tại những vị trí này.

Biến chứng của GERD

Các biến chứng của GERD có thể bao gồm:

  • Barrett thực quản (tổn thương thực quản ở 1/3 dưới)
  • Viêm xước thực quản trào ngược
  • Hẹp thực quản 
  • Các bệnh về răng miệng
  • Xuất hiện các cơn hen phế quản

Các triệu chứng của GERD có thể trở nên nghiêm trọng, đặc biệt ở những người lớn tuổi. Những triệu chứng đó có thể là nhiễm trùng thực quản nặng hoặc tình trạng khó nuốt.

Barrett thực quản

Barrett thực quản là một tình trạng bệnh có xu hướng xuất hiện ở những người mắc bệnh trào ngược dạ dày-thực quản.

 

Tổn thương niêm mạc thực quản ở hội chứng Barrett thực quản (hình phải) so với niêm mạc thực quản bình thường (hình trái). Nguồn ảnh: mayoclinic.orgTổn thương niêm mạc thực quản ở hội chứng Barrett thực quản (hình phải) so với niêm mạc thực quản bình thường (hình trái). Nguồn ảnh: mayoclinic.org

Theo Viện nghiên cứu Đái tháo đường, tiêu hoá và bệnh lý thận quốc gia Mỹ, chỉ một phần trăm nhỏ những người mắc GERD có xuất hiện tình trạng Barrett thực quản. Độ tuổi trung bình được chẩn đoán là 55 và tình trạng này thường phổ biến hơn ở nam giới.

Những người mắc hội chứng Barrett thực quản thường có nguy cơ cao phát triển thành bệnh ung thư thực quản do các tổn thương trên niêm mạc thành thực quản.

Những yếu tố nguy cơ dẫn tới Barrett thực quản bao gồm bệnh GERD tình trạng nặng và mạn tính, béo phì, hút thuốc lá và hấp thụ các loại thức ăn, đồ uống làm tăng nguy cơ mắc GERD.

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc Barrett thực quản ở người có trào ngược a-xít dạ dày. Nguồn ảnh: myclinicgroup.au.comHút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc Barrett thực quản ở người có trào ngược a-xít dạ dày. Nguồn ảnh: myclinicgroup.au.com

Viêm xước thực quản trào ngược

Tình trạng viêm xước thực quản trào ngược là do a-xít dịch vị dạ dày trào ngược kết hợp với sự nhiễm trùng trong một thời gian dài. Những người béo phì, đặc biệt là nam giới da trắng, béo phì là những người có yếu tố nguy cơ cao nhất có thể mắc tình trạng này.

Trong một số trường hợp bị viêm xước thực quản trào ngược, có hiện tượng xuất huyết tiêu hoá biểu hiện qua các tình trạng như phân đen, nôn ra máu hoặc chất nôn giống bã cà phê.

Những vết loét thực quản có thể gây ra tình trạng chảy máu nghiêm trọng và kéo dài. Điều này là một nguyên nhân của bệnh thiếu máu thiếu sắt-một tình trạng nghiêm trọng cần được chăm sóc y tế ngay lập tức và theo dõi sau đó.

Hẹp thực quản

Thực quản có thể bị tổn thương nghiêm trọng và nhiễm trùng năng theo thời gian gây ra các vết sẹo thực quản hoặc phát triển tình trạng hẹp thực quản ở một số đoạn. Hẹp thực quản có thể gây ra chứng khó nuốt và thông thường tình trạng hẹp thực quản cần chăm sóc và can thiệp y tế.

Tình trạng hẹp thực quản là một tình trạng nghiêm trọng cần can thiệp y tế. Nguồn ảnh: cancercare.comTình trạng hẹp thực quản là một tình trạng nghiêm trọng cần can thiệp y tế. Nguồn ảnh: cancercare.com

Các bệnh răng miệng

  • Xít trào ngược từ dạ dày vào khoang miệng có thể ăn mòn men răng. Những người mắc bệnh trào ngược dạ dày-thực quản có nguy cơ mắc các bệnh về nướu, mất răng, nhiễm trùng khoang miệng do nước bọt bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn.

Xuất hiện các cơn hen phế quản

GERD và bệnh hen phế quản thường xuất hiện cùng nhau. A-xít trào ngược vào thực quản có thể kích hoạt cơ chế đáp ứng miễn dịch của cơ thể, khiến đường thở dễ bị kích thích. Một lượng nhỏ a-xít hoàn toàn có thể rơi vào khoang miệng và sau đó chúng ta có thể hít phải chúng khiến cho đường thở có thể bị nhiễm trùng và dễ kích thích. Nhưng quá trình trên có thể gây ra những cơn hen suyễn và khiến tình trạng hen suyễn/hen phế quản trở nên khó kiểm soát.

GERD và hen phế quản là hai bệnh ảnh hưởng tới nhau, có khả năng làm triệu chứng của cả hai nặng hơn. Nguồn ảnh: healthline.comGERD và hen phế quản là hai bệnh ảnh hưởng tới nhau, có khả năng làm triệu chứng của cả hai nặng hơn. Nguồn ảnh: healthline.com

Một vài loại thuốc điều trị hen phế quản và các cơn hen suyễn có thể khiến các cơ thắt thực quản dưới giãn ra, khiến các triệu chứng GERD trở nên nặng hơn ở một số người.

Theophyline là thuốc giãn cơ để điều trị hen phế quản, thuốc này có thể làm tình trạng trào ngược của bệnh nhân GERD nặng hơn. Nguồn ảnh: hardluckasthma.blogspot.comTheophyline là thuốc giãn cơ để điều trị hen phế quản, thuốc này có thể làm tình trạng trào ngược của bệnh nhân GERD nặng hơn. Nguồn ảnh: hardluckasthma.blogspot.com

Những người mắc bệnh trào ngược dạ dày-thực quản sẽ có nguy cơ gặp các vấn đề hô hấp, cổ họng hay đường thở cao hơn người khác, bao gồm:                                                                                                    

  • Viêm thanh quản mạn tính
  • Ho mạn tính (ho kéo dài)
  • U hạt, là các khối nhỏ sưng, màu hồng, các khối này là khối nhiễm trùng phát triển ở trên dây thanh âm
  • Khàn giọng và khó nói
  • Nhiễm trùng phổi cấp tính (thường tái mắc và có thể phát triển nghiêm trọng)
  • Xơ phổi, một tình trạng bệnh phổi trong đó thành phế nang dày lên do hoá sẹo.
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Hay hắng giọng, ho hắng để thông thoáng cổ họng.

Điều trị các thương tổn

Những người mắc bệnh trào ngược dạ dày-thực quản với mức độ trung bình tới nhẹ hoàn toàn có thể cải thiện bệnh bằng việc thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt và thay đổi lối sống, như là:

  • Bỏ hút thuốc
  • Giảm cân
  • Giảm lượng đồ ăn trong các bữa ăn

Việc thay đổi thói quen ăn, uống, sinh hoạt như chia nhỏ các bữa ăn ra có thể cải thiện các triệu chứng trào ngược a-xít dạ dày. Nguồn ảnh: naurallyyours.inViệc thay đổi thói quen ăn, uống, sinh hoạt như chia nhỏ các bữa ăn ra có thể cải thiện các triệu chứng trào ngược a-xít dạ dày. Nguồn ảnh: naurallyyours.in

  • Giữ tư thế thẳng đứng sau khi ăn trong vòng vài tiếng.

Đồng thời, việc tránh ăn một số loại thực phẩm khiến tình trạng GERD tệ hơn. Những đồ ăn đó có thể là:

Cà phê, đồ ăn chiên rán, chứa nhiều chất béo, sô-cô-la và một số loại thuốc có thể làm tăng tình trạng trào ngược. Nguồn ảnh: woman.logCà phê, đồ ăn chiên rán, chứa nhiều chất béo, sô-cô-la và một số loại thuốc có thể làm tăng tình trạng trào ngược. Nguồn ảnh: woman.log 

  • Có cồn
  • Hoa quả chứa các a-xít citric
  • Có chứa caffein
  • Cà phê
  • Coca và những thức uống có gas
  • Sô-cô-la
  • Đồ ăn chiên rán và chứa nhiều chất béo
  • Hành
  • Tỏi
  • Bạc hà
  • Húng bạc hà
  • Sốt cà chua

Ở những trường hợp bệnh nhẹ của GERD, việc thay đổi sinh hoạt, lối sống không chỉ giúp giảm nhẹ các triệu chứng, mà thậm chí có tác dụng chữa lành các tổn thương trong cơ thể. Điều này có thể làm giảm các yếu tố nguy cơ làm tổn thương thực quản, cổ họng hay răng trong thời gian dài  

Tuy nhiên, cũng có các trường hợp mà chỉ thay đổi lối sống, sinh hoạt là không đủ. Những ca bệnh có mức độ nặng hơn có thể được điều trị và kiểm soát bằng những thuốc sau:

Thuốc kháng a-xít

Thuốc kháng histamine H2, hoặc gọi là chặn kênh H2 như: famotidine (Pepcid), cimetidine (Tagamet)

Thuốc ức chế bơm protonn (PPIs), ví dụ như lansoprazole (Prevacid) và omeprazole (Prilosec).

Đối với những trường hợp bệnh trào ngược dạ dày-thực quản nặng, khó kiểm soát và người bệnh không đáp ứng điều trị bằng thuốc, thì phẫu thuật là một phương pháp hiệu quả nên được cân nhắc. 

Một khi đã kiểm soát được tình trạng bệnh GERD, thì sẽ giảm nguy cơ mắc các tình trạng tổn thương tới thực quản, cổ họng hay răng của bệnh nhân.

Tổng kết 

Tuy bệnh trào ngược dạ dày-thực quản có thể gây ảnh hưởng và mang lại khó chịu cho cuộc sống của bệnh nhân, nhưng nó không ảnh hưởng tới tuổi thọ của họ. Những người bệnh thành công trong việc kiểm soát tình trạng của nó có thể có một cuộc sống khoẻ mạnh hơn và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Việc kiểm soát các triệu chứng trào ngược dạ dày -thực quản sẽ cải thiện chất lượng cuộc sống. Nguồn ảnh: healthline.comViệc kiểm soát các triệu chứng trào ngược dạ dày -thực quản sẽ cải thiện chất lượng cuộc sống. Nguồn ảnh: healthline.com

Bên cạnh đó, các phương pháp điều trị có thể phù hợp với người này và không phù hợp với người kia hoặc mỗi người phù hợp với các phương pháp khác nhau. Vì vậy, người bệnh cần tư vấn bác sĩ để tìm ra cách hiệu quả và phù hợp với tình trạng của mình và làm giảm nguy cơ mắc các biến chứng phức tạp và nghiêm trọng về sau.

Xem thêm:

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!