Điều gì gây ra cảm giác đau đớn trong miệng? Có thể là bạn đã bị nhiệt miệng

Nhiệt miệng hay còn gọi là loét áp-tơ, là một vết loét mở, gây đau ở miệng. Đây cũng là loại loét miệng phổ biến nhất. Nhiệt miệng có thể xuất hiện ở bên trong môi, má, lưỡi... và thường có màu trắng hoặc vàng, được bao quanh bởi các mô mềm bị viêm, đỏ.

Video Nhiệt miệng là gì? Nguyên nhân và triệu chứng

Nhiệt miệng

Các triệu chứng của nhiệt miệng bao gồm:

  • Vết loét nhỏ hình bầu dục màu trắng hoặc vàng trong miệng 
  • Một vùng đỏ, đau trong miệng của bạn
  • Cảm giác ngứa rát trong miệng 

Trong một số trường hợp, các triệu chứng khác cũng có thể xuất hiện, bao gồm:

  • Sưng hạch bạch huyết
  • Sốt
  • Cảm thấy không khỏe

Nhiệt miệng không lây và thường lành trong vòng một đến ba tuần mà không cần điều trị, mặc dù cơn đau đa phần biến mất sau 7 đến 10 ngày. Tuy nhiên, nhiệt miệng nghiêm trọng có thể mất đến sáu tuần để khỏi. 

Làm thế nào để điều trị nhiệt miệng

Nhiệt miệng thường tự lành mà không cần điều trị. Tuy nhiên, bạn có thể thay đổi một số thói quen sinh hoạt để điều trị nhiệt miệng. Đánh răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên để ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn. Tránh thức ăn cay để đẩy nhanh quá trình lành bệnh. Uống sữa, ăn sữa chua hoặc kem cũng có thể giúp giảm đau.

Đau do nhiệt miệng đôi khi có thể khá tồi tệ. Bạn có thể giảm bớt cảm giác khó chịu bằng cách súc miệng bằng nước súc miệng hoặc nước muối. Ban đầu có thể cảm thấy khó chịu nhưng sẽ giúp giảm đau.

Một số thành phần trong các sản phẩm nước súc miệng và thuốc không kê đơn có thể giúp làm dịu và chữa lành nhiệt miệng, bao gồm:

  • Benzocain (Kamistad Gel N, Oracortia…)
  • Oxy già (hydrogen peroxide)
  • Steroid (Mouthpaste, Orrepaste…) 

Bác sĩ hoặc nha sĩ cũng có thể kê đơn:

  • Nước súc miệng kháng khuẩn, như Listerine hoặc có chứa chlorhexidine (Medoral, HMU chlorhexidine… )
  • Thuốc kháng sinh, như nước súc miệng hoặc thuốc viên có doxycycline (Mekophar…)
  • Thuốc mỡ corticosteroid, như hydrocortisone hemisuccinate hoặc beclomethasone
  • Nước súc miệng theo đơn, đặc biệt là có chứa dexamethasone hoặc lidocaine để trị viêm và đauBác sĩ hoặc nha sĩ cũng có thể kê đơn nước súc miệng kháng khuẩn có chứa chlorhexidine.  (nguồn: https://medimart.com.vn)

    Bác sĩ hoặc nha sĩ cũng có thể kê đơn nước súc miệng kháng khuẩn có chứa chlorhexidine.(nguồn: https://medimart.com.vn) 

Các biện pháp chăm sóc tại nhà cho nhiệt miệng

Chườm đá, nhỏ sữa magie lên vết nhiệt miệng hoặc súc miệng bằng hỗn hợp nước ấm và baking soda (theo tỷ lệ: 1 thìa cà phê baking soda /125ml nước) có thể giúp giảm đau và thúc đẩy quá trình chữa lành. Mật ong cũng được chứng minh là có hiệu quả trong việc điều trị nhiệt miệng.

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ

Nguy cơ mắc tăng lên nếu có tiền sử gia đình bị nhiệt miệng. Các vết nhiệt miệng có nhiều nguyên nhân khác nhau và phổ biến nhất bao gồm:

  • Nhiễm virus
  • Căng thẳng
  • Thay đổi nội tiết tố
  • Dị ứng thực phẩm
  • Chu kỳ kinh nguyệt
  • Thiếu vitamin hoặc khoáng chất
  • Vấn đề về hệ thống miễn dịch
  • Vết thương ở miệng

Sự thiếu hụt một số loại vitamin, chẳng hạn như B3 (niacin), B9 (axit folic) hoặc B12 (cobalamin), có thể khiến bạn dễ bị nhiệt miệng hơn. Thiếu kẽm, sắt hoặc canxi cũng có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các vết loét.

Trong một số trường hợp, không thể xác định được nguyên nhân gây ra nhiệt miệng.

Nhiệt miệng với vết loét lạnh

Vết loét lạnh xuất hiện đầu tiên dưới dạng mụn nước và trở thành vết loét sau khi mụn nước vỡ ra.  (nguồn: https://www.buzzfeednews.com)Vết loét lạnh xuất hiện đầu tiên dưới dạng mụn nước và trở thành vết loét sau khi mụn nước vỡ ra.(nguồn: https://www.buzzfeednews.com)

Vết loét lạnh, hay được biết đến như mụn rộp, tương tự như nhiệt miệng. Tuy nhiên, không giống như nhiệt miệng, vết loét lạnh xuất hiện bên ngoài miệng, ở môi. Vết loét lạnh xuất hiện đầu tiên dưới dạng mụn nước và trở thành vết loét sau khi mụn nước vỡ ra.

Mụn rộp do vi rút herpes simplex gây ra. Virus này được mang trong cơ thể và có thể được kích hoạt bởi căng thẳng, mệt mỏi và thậm chí là cháy nắng. Bạn cũng có thể bị mụn rộp ở môi, mũi và mắt. 

Làm thế nào để chẩn đoán nhiệt miệng 

Bác sĩ thường có thể chẩn đoán bằng cách kiểm tra vết loét trong miệng. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm máu, hoặc sinh thiết nếu có vết loét nghiêm trọng; hoặc trong trường hợp nghĩ rằng bạn có thể bị:

  • Vi rút
  • Thiếu vitamin hoặc khoáng chất
  • Rối loạn nội tiết tố
  • Có vấn đề với hệ thống miễn dịch
  • Bùng phát nghiêm trọng 

Một tổn thương ung thư có thể xuất hiện như nhiệt miệng, nhưng sẽ không lành nếu không được điều trị. Một số triệu chứng của ung thư miệng tương tự như các triệu chứng của nhiệt miệng, như vết loét gây đau và sưng ở cổ. Nhưng ung thư miệng thường có các triệu chứng điển hình, bao gồm:

  • Chảy máu miệng hoặc nướu 
  • Răng lung lay
  • Khó nuốt
  • Đau tai

Nếu bạn gặp các triệu chứng này cùng với các triệu chứng nhiệt miệng, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức để loại trừ nguyên nhân là do ung thư miệng.

Biến chứng của nhiệt miệng

Hãy đến gặp bác sĩ nếu nhiệt miệng gây đau nhức không thể chịu được hoặc ảnh hưởng đến cuộc sống  (nguồn: https://bisom.org.uk)Hãy đến gặp bác sĩ nếu nhiệt miệng gây đau nhức không thể chịu được hoặc ảnh hưởng đến cuộc sống(nguồn: https://bisom.org.uk)

Nếu nhiệt miệng không được điều trị kéo dài vài tuần trở lên, bạn có thể gặp các biến chứng khác, nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như:

  • Khó chịu hoặc đau khi nói chuyện, đánh răng hoặc ăn
  • Mệt mỏi
  • Vết loét lan ra bên ngoài miệng 
  • Sốt
  • Viêm mô tế bào

Hãy đến gặp bác sĩ nếu nhiệt miệng gây đau nhức không thể chịu được hoặc ảnh hưởng đến cuộc sống và các phương pháp điều trị tại nhà không hiệu quả. 

Hãy liên hệ với bác sĩ ngay cả khi những biến chứng này xảy ra trong vòng một hoặc hai tuần kể từ khi vết loét xuất hiện. Nhiễm trùng do vi khuẩn có thể lây lan và gây các vấn đề nghiêm trọng hơn, vì vậy điều quan trọng là phải nhanh chóng ngăn chặn vi khuẩn có thể gây ra nhiệt miệng. 

Mẹo phòng tránh nhiệt miệng

Bạn có thể ngăn ngừa sự tái phát của nhiệt miệng bằng cách tránh thực phẩm có thể gây khởi phát trước đó. Những loại này thường bao gồm thức ăn cay, mặn hoặc axit. Ngoài ra, tránh các loại thực phẩm gây ra các triệu chứng dị ứng, chẳng hạn như ngứa miệng, sưng lưỡi hoặc nổi ban.

Nếu mắc nhiệt miệng do căng thẳng, hãy áp dụng các phương pháp giảm căng thẳng như hít thở sâu và thiền định.

Thực hành sức khỏe răng miệng tốt và sử dụng bàn chải đánh răng mềm để tránh gây kích ứng nướu và mô mềm.

Trao đổi với bác sĩ để xác định xem bạn có bị thiếu hụt vitamin hoặc khoáng chất cụ thể nào không. Bác sĩ có thể giúp đưa ra một kế hoạch ăn uống phù hợp và kê đơn các chất bổ sung nếu cần. 

Liên hệ với bác sĩ hoặc nha sĩ nếu bạn gặp các trường hợp 

  • Vết loét lớn
  • Bùng phát vết loét
  • Đau đớn
  • Sốt cao
  • Bệnh tiêu chảy
  • Nổi ban
  • Đau đầu

Đến ngay các cơ sở khám chữa bệnh nếu không thể ăn uống hoặc nhiệt miệng của bạn chưa lành trong vòng ba tuần.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!